Kinh nghiệm trồng lan Vảy Rồng sai hoa nở rực rỡ

25/02/2022 13:50

Kinh nghiệm trồng lan Vảy Rồng phát triển tốt, đúng kỹ thuật

Kinh nghiệm trồng lan Vảy Rồng sai hoa nở rực rỡ

Lan Vảy rồng là một trong những loài lan rừng đẹp, rực rỡ lại cực kỳ dễ trồng, không quá khó so với nhiều loài lan khác. Để có được những chậu lan Vảy Rồng nở đẹp rực rỡ, sai hoa trong quá trình chăm sóc hãy lưu ý đến những yếu tố dưới đây

Những đặc điểm nổi bật của lan Vảy Rồng

Lan Vảy Rồng có tên khao học là Dendrobium Lindleyi, phân bổ chủ yếu ở các khu vực như Ba Vì, Lao Bảo, Quảng Trị, Hà Sơn Bình, Đà Lạt, Gia Lai, Kontum…Trong môi trường sinh sống tự nhiên, chúng sống bám trên những thân cây gỗ lớn, tán lá thương thành từng mảnh.

Lan Vảy rồng có thân ngắn chỉ dài khoảng 4-7cm, đường kính từ 1,5 đến 4 cm, gốc và ngọn thon nhỏ, phình to ở giữa, giả hành thường có từ  3-4 đốt, rất cứng. Trên thân của lan rồng thường có nhiều rãnh chạy dọc, giả hành đơn lẻ xếp sát nhau thành mảng tạo cảm giác cứng cáp, chắc chắn như bộ vảy của loài bò sát do đó nhiều người đặt tên là vảy rồng.

Lá của lan Vảy Rồng rất dày, cứng, màu xanh thẫm ở đỉnh dài khoảng 3-7 cm, bề rộng 2-4 cm, đầu lá tròn. Ngồng của hoa phát ra từ giả hành đã trưởng thành, trên một ngồng gồm nhiều bông đơn lẻ tạo thành chùm rất đẹp, chiều dài ngồng hoa dài khoảng 15-30 cm. Mỗi bông hoa có kích cỡ khoảng 3cm, màu vàng tươi, họng hoa màu vàng sẫm hơn cánh, môi tròn rộng, không có mùi thơm hoặc thơm thoảng nhẹ.

Lan Vảy Rồng khá phổ biến nên hình thái của lá cũng phụ thuộc lớn vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ khu vực sinh sống của lan. Lan Vảy Rồng gồm có Vảy Rồng ta, Vảy Rồng Lào

Kinh nghiệm trồng lan Vảy Rồng phát triển tốt, đúng kỹ thuật

Cách chọn lan Vảy Rồng:

Nên chọn những cây lan Vảy Rồng đạt chuẩn, phù hợp sẽ sẽ cây phát triển tốt, nhanh chóng ra hoa, ít bị sâu bệnh

+ Chọn những cây có nhiều giả hành có lá

+ Chọn cây có bộ rễ là hàng khô, nếu thấy bộ rễ bị ướt có khả năng cây bị ngâm nước, không tốt cho việc trồng cây sau này

+ Chọn cây không có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, nhiễm nấm, nhện đỏ, ký sinh trùng bám xung quanh gốc, rễ của cây

+ Không chọn cây bị dập nát hay thối

+ Chọn những cây to khỏe, lá căng bóng, thân cây to, bộ rễ khỏe mạnh.

Xử lý giống khi mới mua về

Bước 1: Sau khi mua cây về hãy để cây ra khỏi hộp để cây quen với khí hậu khoảng 1 ngày, nên treo chỗ râm mát, thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp

Bước 2: Tiến hành cắt hết rễ, giả hành chết và bôi chút keo liền sẹo vào hoặc sử dụng sơn móng tay để bôi cho lành vết cắt.

Bước 3: Sau 2-3 giờ vết cắt khô thì bạn ngâm vào nước chứa Ridomil gold hoặc Physan 20SL, và Vitamin B1 trong vòng 30 phút.

Bước 4: Sau đó vớt ra, treo cho khô trong chỗ thoáng mát khoảng 1 ngày rồi tiến hành ghép.

Giá thể trồng lan vảy rồng

Do lan Vảy rồng có đặc tính không thích thay giá thể khi  lựa chọn giá thể trồng lan nên chọn những giá thể càng chắc, lâu mục càng tốt. Do đó, khi lựa chọn giá thể nên lựa chọn giá thể trồng như: gỗ trụ, thớt gỗ, dớn bảng hoặc dớn trụ.Trước khi trồng cần tiến hành xử lý giá thể nhằm loại bỏ vi khuẩn, nấm bệnh.

Xử lý gỗ, gỗ lũa trồng lan:

Xử lý gỗ

Bước 1: Bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài trước khi ghép vì nếu để vỏ, một thời gian sau thân gỗ sẽ bị bong vỏ ra.

Bước 2: Phơi thân cây cho khô, tiếp đến là ngâm trong nước 1-2 ngày để rễ không bị hút nước ngược trở lại.

Xử lý gỗ lũa:

Bước 1: Chuẩn bị gỗ lũa

Bước 2: Sử dụng bàn chải sắt để chải thật sạch đất cát, rong rêu bám trên gỗ lũa

Bước 3: Ngâm gỗ lũa trong nước sach, ngâm đến khi lũa ngậm lo nước, trong quá trình ngâm lên thay nước 5-10 lần cho lũa thôi hết muối chát hoặc chất đắng ra, ngâm trong khoảng 10-15 ngày

Bước 4: Ngâm nước vôi ít nhất 30 phút hoặc rửa với nước vôi trong hoặc sử dụng physan 20 nồng độ 2ml/1 lít nước, benkina nồng độ 2ml/ 1 lít nước để thay thế nước vôi

Bước 5: Rửa sạch gỗ lũa với nước cho sạch, rửa sạch nhiều lần, để ráo nước là có thể sử dụng để trồng lan.

Xử lý dớn trước khi trồng:

Bước 1: Rửa sạch dớn với nước cho sạch, rũ sạch đất, cát, lá, vỏ cây tạp, rửa dớn đến khi nào nước trong veo là tốt nhất

Bước 2: Ngâm nước vôi, nước vôi trong hoặc với physan 20 nồng độ 2ml/1 lít nước, benkina nồng độ 2ml/ 1 lít nước khoảng thời gian 2 tiếng, ngâm trong 2 ngày. Điều này có tác dụng trung hòa axit, diệt cỏ hại, côn trùng gây hại, nấm khuẩn

Bước 3: Rửa dớn lại với nước để rửa trôi hết nước vôi hoặc physan, benkina

Bước 4: Ghép lan lên hoặc cho vào chậu trồng hoặc làm tã đắp lên giò lan là được.

Chậu trồng lan Vảy Rồng

Có thể trồng lan trong chậu, khi lựa chọn chậu nên sử dụng chậu được làm bằng đất nung, giá thể trồng nên chọn giá thể dớn cọng là phù hợp nhất. Giá thể này vừa chắc, vừa lâu mục mà lại có độ thẩm mỹ cao

Cách ghép lan vảy rồng vào gỗ

Bước 1: Cây giống sau khi được xử lý cố định bằng dây thít nhựa vào thân gỗ siết thật chặt vào giá thể, có thể lót thêm dớn hay xơ dừa vào phần rễ của lan

Bước 2: Tưới đẫm cho cây ngày 1-2 lần, khoảng 5-7 ngày là cây bén rễ. Sau khoảng 15 ngày là có thể cho ăn nắng trên giàn

Thời gian đầu cây có thể cần nhiều nước, sau khi thuần rồi thì nhu cầu về nước của chúng sẽ giảm. Sau 2-3 tháng có thể bó thêm một chút phân hữu cơ trên giò của cây cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây phát triển.

Nước tưới, độ ẩm:

Do giá thể trồng thuộc loại gỗ không cần xơ dừa, dớn lót nhiều nên tưới từ 2-4 lần/ngày, việc tưới đều đặn như vậy sẽ giúp cây được cung cấp đủ lượng nước và độ ẩm cho cây phát triển ra rễ. Những ngày nắng nóng, mùa hè nên thường xuyên cung cấp nước giữ ẩm cho cây phát triển.

Ánh sáng

Lan vảy rồng chỉ cần khoảng 50% nắng là vừa đủ không nên quá nhiều ánh nắng. Khi đã thuần có thể chịu nắng trực tiếp thời gian dài trong ngày, thậm chí đủ nắng mới ra hoa, hoa nhiều, đậm màu, bền hơn và nhu cầu về nước khi đã thuần cũng ít đi. Về cơ bản lan Vảy Rồng là loài ưa nắng, độ ẩm trung bình do đó trong quá trình chăm sóc cần lưu ý về ánh sáng cho cây sao cho phù hợp

Phân bón

Lan Vảy Rồng là loài lan cực kì dễ sống, sức sống mạnh, không cần chăm sóc quá nhiều. Để vảy rồng cho hoa to, màu sắc đậm có thể sử dụng chút phân hữu cơ ủ nấm trichoderma là quá đủ. Phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng từ từ, đồng thời không gây sốc phân cho cây nên rất an toàn.

Khi cây bắt đầu ra rễ cần tiến hành bón phân NPK 30-10-10 hoặc 20-20-20 với tần suất 5-7 lần/ngày

Nên tiến hành phun cho lan loại NPK 10-30-10  vào khoảng thời gian sau tết âm lịch, treo chúng ở những nơi có ánh nắng để kích thích lan ra hoa.

Phòng và điều trị bệnh

Vảy rồng có 1 loại bệnh dễ bị nhất là nấm, bởi giá thể lâu ngày sẽ là nơi mà nấm bệnh có thể phát triển. Do đó nấm trichoderma trong phân hữu cơ chính là một biện pháp phòng bệnh khá hiệu quả. Phân dê, phân dơi ủ nấm sử dụng cho cây rất tốt, giúp cây phát triển.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc: cách chăm sóc chuẩn xác

Bật mí kinh nghiệm trồng Địa lan Sato ra nhiều hoa, khỏe mạnh

Kinh nghiệm trồng Địa lan Hương Cát Cát ra hoa đều đẹp

Kinh nghiệm chăm sóc lan Hoàng Nhạn phát triển tốt, hoa lâu tàn

Kinh nghiệm chăm sóc lan Thiên Nga Đen nhiều qua, hoa lâu tàn

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt

Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất