Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Kỹ thuật nuôi chim yến con chuẩn xác qua từng giai đoạn
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. Nhưng nếu không biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng chim yến con sẽ khiến tỷ lệ thành công thấp, chim yến con yếu ớt dễ mắc bệnh.
Trong những ngày đầu đời, chim yến con khá yếu ớt nên cần có một chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng cẩn thận, kiên nhẫn để chim con có thể lớn nên, phát triển trở thành chim yến trưởng thành rồi tiếp tục sinh sống trong những ngôi nhà nuôi chim yến từ đó tăng sản lượng tổ yến cho người nuôi.
Kỹ thuật nuôi chim yến con chuẩn xác qua từng giai đoạn
Chim yến con trong giai đoạn đầu đời chưa có khả năng tự ăn nên người chăm sóc chim yến con cần phải cho chim ăn bằng dụng chuyên dụng. Sau 2-3 ngày sau khi nở, chim yến con sẽ được để bên trong máy ấp để giúp chim yến con làm quen dần với môi trường bên ngoài vỏ trứng. Giai đoạn chim yến con mới nở từ (10 ngày đầu sau khi nở)
Thông thường chim yến ấp trứng trong vòng 22-25 ngày, chim yến con bắt đầu nở ra, giai đoạn này chim yến con rất yếu ớt, cơ thể chim yến con chưa có lông nên trần trụi. Do đó, cần được đặt trong lồng ấp để chim yến con tránh bị lạnh bởi môi trường bên ngoài.
Một vài ngày đầu sau khi nở, phần bụng của chim yến con còn tích khối noãn hoàng, lòng đỏ dự trữ cho quá trình phát triển của chim yến con sau khi chui khỏi vỏ trứng, nên chim yến con dễ bị lạnh khi nhiệt độ bên ngoài thấp. Phần noãn dưới bụng nếu không được ủ ấm sẽ khiến chim yến con dễ bị lạnh dẫn đến hiện tượng xơ cứng, khó tiêu hóa, dẫn đến viêm nhiễm thậm chí là tử vong.
Thời gian này nên giữ ấm cho chim yến con bằng cách sử dụng đèn sởi, hệ thống máy ấp luôn duy trì, điều hòa thân nhiệt phù hợp với chim yến con, nhiệt độ duy trì khoảng 35-36 độ C, độ ẩm từ 65-70%, có độ thông thoáng nhưng không có gió lùa. Mỗi ngày hạ nhiệt độ xuống 1-2 độ C, mở lỗ thông khí của máy ấp theo từng giai đoạn, mỗi ngày một ít cơ thể chim con dần dần cứng cáp, đứng dậy ổn định hơn.
Trong giai đoạn 10 ngày đầu sau khi nở, chim yến con chưa có thể tự ăn nên người nuôi cần phải tự đút thức ăn cho chim yến con bằng ống nhựa được vát đầu, không nhọn hoặc gắp thức ăn cho chim yến bằng pince nhỏ. Thức ăn chủ yếu trong giai đoạn này là trứng, nhộng, ấu trùng tươi của kiến, ong, mối. Thời gian cho chim yến con ăn mỗi ngày 3 lần, 8 giờ sáng, 12 giờ trưa, 16 giờ chiều.
Giai đoạn chim yến con 10 ngày sau khi nở
Chim yến con sau 10 ngày bắt đầu mọc lông, cơ thể lớn hơn so với ban đầu, sức khỏe dần ổn định. Thời gian này chim yến con cứng cáp hơn hãy chuyển chúng ra khỏi máy ấp, chuyển sang hộp chuyên dụng để tiếp tục chăm sóc đặc biệt. Trong quá trình chăm sóc chú ý giữ ấm cho chim, không để cho chim yến con bị lạnh, kiểm soát nhiệt độ trong nhà nuôi chim yến con bằng cách sử dụng đèn sởi, máy tạo không khí thoáng.
Cung cấp các loại thức ăn cho chim yến con gồm: trứng, nhộng, ấu trùng tươi của kiến, ong, mối. Thời gian cho chim yến con chia làm 3 bữa, 8 giờ sáng, 12 giờ trưa, 16 giờ chiều để giúp chim yến con đủ dinh dưỡng, phát triển khỏe mạnh.
Giai đoạn chim yến con sau 35 ngày tuổi
Sau một thời gian chăm sóc, chim yến con phát triển hết lông trên cơ thể, cánh chim có thể tự chéo lại được, chim con hoạt bát, bay nhảy khắp thùng nuôi dưỡng và muốn bay ra khỏi thùng. Lúc này, người nuôi hãy đem những con chim này vào trong căn nhà chim mà ta đã chuẩn bị, thời điểm di chuyển nên thực hiện vào ban đêm chứ không phải ban ngày để tránh chúng cảm thấy sợ hãi, không an toàn khi tiếp xúc với môi trường sống mới.
Người nuôi đặt chim yến con lên các thành gỗ, thành gỗ có chiều cao từ 2m trở lên giúp chim tập bay, di chuyển dễ dàng.
Với chiều cao 2m, chim yến có có thể vươn cánh bay lên không trung sau đó tập bay dần dần bắt đầu từ khoảng cách ngắn cho đến khoảng cách bay dài hơn.
Thức ăn nuôi chim yến:
Thời gian đầu, cung cấp các loại thức ăn như nhộng, ấu trùng tươi của kiến, ong,mối chuồn chuồn, bươm bướm đêm, châu chấu, ong bắp cày, kiến cánh, ruồi muỗi, phù du, nhện hay các con bọ nhỏ...
Đồng thời có thể tự làm thức ăn cho chim yến con vừa cung cấp thêm thức ăn, luyện tập cho chim yến con khả năng săn mồi bằng cách
Bước 1: Sử dụng 2kg bột MIXCO-2 (bột tạo côn trùng) trộn đều cùng 2 kg bột gạo, có thể thay thế bằng bột mì cùng với 5 lít nước sạch trộn đều sau cho chúng phân bổ đều nhất.
Bước 2: Đem hỗn hợp trộn đều đun trên lửa nhỏ tạo thành hỗn hợp giống như hồ loãng là được, khi đun lưu ý không đun hỗn hợp đông cứng lại
Bước 3: Khi bột đã sánh lại bắc xuống bếp, cho thêm bột trắng NP và cho thêm ít nước trộn đều và để nguội
Bước 4: Phân hỗn hợp ra thành viên thức ăn nhỏ rời nhau để vào trong mâm sạch
Bước 5: Dùng một vài vỏ cam, sơ mít, cùi bắp, chuối chín lên bề mặt các viên thức ăn đã được phân trên mâm
Bước 6: Đặt cả kay mâm thức ăn ở nơi thoái mát hay nơi có các loại trái cay hư, nơi có nhiều ruồi muỗi đậu giúp ruồi giấm tự bay đến và đẻ trứng trên các bề mặt viên thức ăn
Bước 7: Sau một thời gian ngắn, trứng sẽ nở biến thành dòi, nhộng rồi phát triển thành ruồi dấm. Khi trong giai đoạn rồi giấm phát triển từ dòi ruồi để thành ruồi bạn đem các mâm đó vào nhà nuôi yến.
Bước 8: Khi ở trong điều kiện thuận lợi, ruồi dấm tự phát triển, sinh sản liên tục đến khi ấu trùng ăn hết lượng thức ăn đã chuẩn bị, chúng tiến hóa thành ruồi rồi bay lên làm mồi cho các chim yến con ăn
Khi chim yến con đã bay thuần thục có thể bắt đầu đi kiếm mồi, bay theo những con chim yến trưởng thành. Vào buổi sáng chim yến con sẽ bay theo chim yến lớn đi kếm ăn, khi mặt trời bắt đầu về chiều, chim yến con sẽ bay theo đàn bay về nơi sinh sống, rồi cứ tiếp tục như vậy cho những ngày tháng kế tiếp.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Lựa chọn vị trí xây nhà nuôi yến: những yếu tố quan trọng cần nhớ
Chim yến: đặc điểm, quá trình làm tổ chim yến
Kỹ thuật xây nhà nuôi yến chuẩn xác, cách khử mùi nhà nuôi yến
Điều cần nhớ khi chọn ván gỗ làm tổ cho nhà nuôi chim yến
Tổ yến giúp ‘cải lão hoàn đồng’
Suckhoecuocsong.vn