Kinh nghiệm học nhóm đạt hiệu quả tốt nhất
Những bước quan trọng để xây dựng quá trình học nhóm hiệu quả, những điều then chốt cần lưu ý khi học nhóm
Kinh nghiệm học nhóm đạt hiệu quả tốt nhất
Phương pháp học nhóm giúp cho học sinh nắm được kiến thức nhanh, phát huy được thế mạnh, cải thiện được mặt chưa mạnh trong quá trình học tập. Nhưng không phải học sinh nào cũng hiểu được bản chất cũng như các vận hành học nhóm thành một quá trình hoàn chỉnh, phát huy được hiệu quả của các buổi học nhóm.
Học nhóm là phương pháp học tập của một nhóm học sinh, sinh viên có sự phối hợp thông nhất, chặt chẽ giữa các thành viên trong cùng một nhóm để cùng nhau nhận dạng, phân tích và luận giải các vấn đề học tập đặt ra. Sau đó sẽ cùng nhau lĩnh hội, củng cố, mở rộng, tiếp thu kiến thức đã được học, vận dụng chúng trong quá trình làm bài tập, thi cử để đạt được kết quả cao hơn.
Học nhóm là phương pháp học tập hiệu quả được nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn để nâng cao kết quả học tập. Nếu như phương pháp tự học sẽ giúp cho nhiều học sinh chủ động về mặt thời gian, lịch học, kiến thức thì phương pháp tự học lại mang lại một số lợi ích khác như: lấp đầy lỗ hổng kiến thức, rèn luyện tư duy phản biện, phát huy được mặt mạnh và cải thiện mặt còn chưa mạnh, rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm ( team work skill), chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức …
Những bước quan trọng để xây dựng quá trình học nhóm hiệu quả
Thành lập nhóm
Thành lập nhóm là một trong những bước đầu tiên cần phải có khi sử dụng phương pháp học nhóm nhằm nâng cao kiến thức, kết quả học tập tốt hơn. Số lượng mỗi thành viên tham gia nhóm chỉ nên khoảng 3-6 người không nên đông quá hay ít quá. Trong nhóm nên có một thành viên phụ trách làm nhóm trưởng, thư ký trong mỗi buổi họp nhóm. Để nhóm có thể duy trì lâu dài, bền vững nhóm phải được hình thành dựa trên sự tự giác, tính tích cực, tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm.
Nghiên cứu cá nhân
Khi tham gia học nhóm mỗi một thành viên sẽ tự nghiên cứu, suy nghĩ, giải quyết một vấn đề, câu hỏi ôn tập. Mỗi thành viên sẽ vạch ra các vấn đề khúc mắc, khó hiểu, vấn đề chưa rõ ràng mà tự mình chưa hiểu, chưa giải quyết được cần phải được đưa ra trao đổi. Ghi lại kết quả nghiên cứu của mình (sản phẩm ban đầu) để trao đổi trong nhóm. Khi trao đổi với các thành viên trong nhóm sẽ giúp cho việc tiếp thu kiến thức tốt hơn, hiểu rõ vấn đề mà mình đang gặp phải. Bởi mỗi người có suy nghĩ riêng, cách nhận định riêng, có những người có những thế mạnh ở môn học tự nhiên nhưng lại có những người có thế mạnh ở các môn học xã hội. Khi đó học nhóm sẽ bù trừ cho nhau, giúp nhau tiếp thu các kiến thức dễ dàng hơn, các vấn đề nhanh chóng được giải đáp, không tốn nhiều thời gian.
Làm việc nhóm
Làm việc nhóm là một trong những bươc quan trọng tiếp theo cho việc học nhóm hiệu quả. Khi trao đổi ý kiến, nêu các quan điểm các thành viên còn lại chú ý lắng nghe, ghi chép tự rút ra các ưu điểm và nhược điểm của ý kiến đó và đưa ra ý kiến phản biện, bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi về một vấn đề nào đó đang cần giải đáp, tìm ra câu trả lời phù hợp nhất.
Đưa ra kết luận ban đầu
Sau khi tiến hành đưa ý kiến phản biện, bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi về một vấn đề nào đó đang cần giải đáp, tìm ra câu trả lời phù hợp nhất. Cả nhóm sẽ tiến hành kết luận thống nhất các ý kiến của các thành viên dựa trên cơ sở các thành viên đã tham gia vào phân tích, luận giải vấn đề học tập được đưa ra trao đổi dưới sự điều khiển của nhóm trưởng
Nhóm trưởng sẽ đóng vai trò đi đến thống nhất về cách hiểu, cách trả lời, cách trình bày, diễn đạt vấn đề học tập khi thi - kiểm tra.
Hợp tác cùng với giáo viên
Sau khi trao đổi, thống nhất các bạn học sinh, sinh viên nên tiến hành gặp gỡ, trao đổi, hỏi giáo viên về vấn đề bản thân còn băn khoăn, vướng mắc, chưa hiểu, chưa lí giải rõ ràng, khúc triết để tham khảo thêm ý kiến của giáo viên về sản phẩm học tập của mình, về cách làm bài thi, bài kiểm tra, cách vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống.
Tự vận hành sau sự góp ý của giáo viên
Sau khi gặp gỡ, trao đổi, hỏi giáo viên về vấn đề bản thân còn băn khoăn, vướng mắc các bạn học sinh, sinh viên cần tự kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ sản phẩm nghiên cứu cũng như kết quả từ đó tự điều chỉnh, bổ sung nếu chúng cần thiết cho vấn đề đó. Bên cạnh đó, hãy tự rút kinh nghiệm về cách phân tích, luận giải các vấn đề học tập, về cách học, cách làm bài thi - kiểm tra môn học, để có được kết quả học tập tốt hơn, nắm được các kiến thức nhiều hơn,…
Những điều then chốt cần lưu ý khi học nhóm
+ Một nhóm học tập phải chặt chẽ, có cơ cấu tổ chức hợp lý, các thành viên trong nhóm phải hợp thành thể thống nhất, từng thành viên trong nhóm phải phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quy trình học nhóm khi học tập các môn học.
+ Tuân thủ các khâu, các bước của quy trình học nhóm, quản lý chặt chẽ kế hoạch học nhóm, tránh tạo thành buổi trao đổi nói chuyện, chơi đùa, ngoài những nội dung học tập
+ Hãy tiến hành phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, khả năng, sở từng của từng thành viên trong nhóm, mỗi một thành viên phải nhận rõ trách nhiệm của mình trong quy trình học nhóm.
+ Trong buổi học nhóm hãy tạo bầu không khí cởi mở, thân thiện, hợp tác, hỗ trợ cùng nhau giải quyết các vấn đề khó, câu hỏi khó,… Có thể mỗi người có một suy nghĩ, tính cách khác nhau nên trong quá trình thảo luận, phản biện sẽ có những cuộc tranh cãi nảy lửa khiến ảnh hưởng đến mối quan hệ bạn bè trong nhóm
+ Khi học nhóm đừng quên kết hợp giữa học và giải trí, vui chơi cùng nhau hay cùng nhau chia sẻ câu chuyện trong cuộc sống sẽ giúp các bạn học sinh giải tỏa tâm lý sau giờ học căng thẳng, cả nhóm thấu hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn, kết quả học tập vì thế cũng được cải thiện nhiều hơn.
+ Hãy chú ý tính toán thời gian bảo đảm mỗi thành viên tham gia học nhóm có đủ thời gian để tiến hành ôn tập riêng trong học tập
+ Để xác định được phương pháp học tập phù hợp cho cả nhóm có thể thay đổi các phương pháp học khác nhau như: mô hình trực quan, sơ đồ tư duy, trải nghiệm thực tế,… để quá trình học tập được đổi mới, không gây nhàm chán, giúp cải thiện học lực, học giỏi hơn
+ Tiến hành rút kinh nghiệm sau mỗi lần học nhóm khi kết thúc môn học kịp thời bổ sung, điều chỉnh cách thức phối hợp hoạt động trong nhóm để nâng cao chất lượng học tập, đạt kết quả tốt hơn
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bật mí cách rèn luyện trí nhớ hiệu quả
+ Những nguyên tắc cần nhớ khi học nhóm để có kết quả học tập tốt
+ Bật bí cách ghi nhớ từ vựng tiếng anh cực hiệu quả
+ Nhớ 3000 từ tiếng anh dễ dàng nhờ thơ của GS Ngô Bảo Châu
+ Bật mí cách học thuộc văn nhanh vô cùng hiệu quả
Suckhoecuocsong.vn/TH