Hướng dẫn cách nhận biết, xử trí đúng khi bị côn trùng bay vào miệng
Hướng dẫn cách xử lý khi bị côn trùng bay vào miệng
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta rất dễ gặp phải tình trạng côn trùng bay vào mũi, miệng, tai khi đi ngoài đường, trải nghiệm tại các khu vực thiên nhiên nhiều cây cối hay ngay tại nhà, xung quanh nhà, tập luyện thể dục thể thao ngoài trời, nói chuyện,... Đối với người trưởng thành côn trùng bay vào miệng không quá khó để phát hiện nhưng đối với trẻ nhỏ nhất là các trẻ dưới 5 tuổi các cha mẹ cần chú ý phát hiện những biểu hiện bất thường ở trẻ để từ đó có những phương pháp xử lý ngay lập tức.
Cách nhận biết côn trùng bay vào miệng
Khi đang vui chơi, nói chuyện nếu nhận thấy các dấu hiệu dưới đây cần kiểm tra miệng nhanh chóng:
+ Đột nhiên ho nhiều
+ Ho sặc sụa
+ Khó nói
+ Tình trạng nghẹn, muốn nôn trớ, nôn khan
+ Chảy nước dãi
+ Có thể xuất hiện tình trạng mặt đỏ hoặc tím tái
+ Người toát mồ hôi, thở khó thậm chí đôi khi mất ý thức nếu côn trùng có kích thước lớn gây nghẹt đường thở.
Hướng dẫn cách xử lý khi bị côn trùng bay vào miệng
Trường hợp nhẹ:
Nếu khi bị côn trùng bay vào miệng nếu cơ thể hồng hào, không có những dấu hiệu nguy kịch ảnh hưởng đến hô hấp, vẫn có thể thở bình thường, côn trùng không bay vào quá sâu trong họng chúng ta có thể dùng nhíp để gắp côn trùng ra khỏi miệng. Nếu côn trùng bay vào sâu trong họng hãy đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện hay các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra, loại bỏ côn trùng ra khỏi miệng an toàn, tránh các biến chứng nguy hiểm
Trường hợp nặng:
Khi côn trùng bay vào miệng có kích thước lớn gây hiện tượng khó thở, tím tái, ho sặc sụa, chảy nước dãi, muốn nôn trớ hoặc nôn khan,… hãy nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất,đồng thời tiến hành sơ cứu trong khi chờ nhân viên y tế đến.
Người lớn:
Kiểm tra người bị hóc dị vật nếu vẫn còn có thể nói, ho hoặc thở hãy khuyến kích người bệnh ho mạnh để loại bỏ côn trùng ra ngoài.
Nếu nạn nhân không thể nói, ho hoặc thở hãy tiến hành biện pháp vỗ lưng khi nạn nhân không thể nói, không thể ho, không thể thở. Tiến hành biện pháp vỗ lưng, ép bụng:
+ Vỗ 5 lần mạnh vào giữa xương bả vai bằng bàn tay của bạn. Kiểm tra xem có phải dị vật được tống ra ngoài sau khi vỗ lưng
+ Đứng sau lưng nạn nhân, dùng 2 tay ép nhanh mạnh lên trên ra sau, 5 lần liên tiếp. Kiểm tra xem có phải dị vật được tống ra ngoài sau khi ép bụng:
Tiến hành liên tục 5 lần vỗ lưng, 5 lần ép bụng cho đến khi dị vật được tống ra ngoài và nạn nhân có thể thở, ho hoặc nói được
Trẻ em
Bước 1: Cho trẻ bị hóc dị vật do côn trùng bay vào miệng, nằm sấp trên cánh tay hoặc trên đùi của người hỗ trợ, đầu trẻ đặt ở phần bàn tay và chân trẻ ở phần bắp tay, đầu thấp hơn chân.
Bước 2: Người hỗ trợ xác định vị trí lưng giữa hai xương bả vai của trẻ. Sau đó, dùng gốc bàn tay còn lại vỗ 5 lần lên lưng bé.
Hãy kiểm tra miệng bé xem có dị vật không và thực hiện tiếp nếu miệng bé không có dị vật. Khi đó, cần lật trẻ sang cánh tay còn lại hoặc đặt trẻ ngửa trên đùi, vẫn tư thế đầu thấp hơn chân. Hãy xác định và ấn ngực trẻ 5 lần ở vị trí dưới xương ức với tần suất 1 lần/giây.
Bước 3: Sau khi thực hiện ấn ngực, người thực hiện sơ cứu một lần nữa quan sát khoang miệng của trẻ xem dị vật, côn trùng đã được đẩy lên hay chưa. Nếu dị vật chưa ra, hãy tiếp tục thực hiện việc vỗ lưng – ấn ngực cho đến khi cấp cứu đến.
Trong trường hợp dị vật chưa ra khỏi hầu họng nhưng trẻ đã qua cơn khó thở nguy kịch, nên đưa trẻ đến cơ sở tai mũi họng gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ gắp dị vật khỏi miệng.
Khi sơ cứu loại bỏ dị vật, côn trùng ra khỏi miệng chúng ta cần tránh dùng tay và móc họng nhằm dò và lôi dị vật ra bởi có thể vô tình làm dị vật rơi xuống các vị trí sâu hơn, hoặc gây các chấn thương cho niêm mạc họng. Tuyệt đối không dùng mẹo dân gian cho con như nuốt cơm, dùng mật ong,… để loại bỏ côn trùng ra khỏi miệng.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Hướng dẫn cách xử lý khi bị dị vật bay vào mũi chuẩn xác
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị côn trùng bay vào mắt
Cách xử trí khi bị dị ứng lông chó chuẩn xác
Bị dị ứng lông mèo nên làm gì, cách phòng ngừa chuẩn
Co thắt tâm vị, Achalasia: nuốt nghẹn, chẩn đoán, điều trị
Suckhoecuocsong.vn