Hướng dẫn 6 bài tập thở khi bị khó thở hậu Covid-19

05/03/2022 15:51

Những bài tập thở khi bị khó thở hậu Covid-19

Hướng dẫn 6 bài tập thở khi bị khó thở hậu Covid-19

Sau khi khỏi bệnh khá nhiều người nhiễm Covid-19 cảm thấy khó thở, hụt hơi. Những bài tập thở dưới đây duy trì, tăng dung tích phổi, giúp phổi khỏe mạnh, cơ thể nhận được lượng oxy cần thiết dễ dàng hơn.

Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập và tấn công vào nhiều tế bào trong cơ thể nhất là các tế bào màng trong của mạch máu, cơ quan hô hấp, kích hoạt hệ miễn dịch, gây ra các tổn thương do hệ miễn dịch gây ra.

Khi đó những người mắc Covid-19 bị virus tấn công tổn thương mạch máu, viêm sưng tế bào phổi khiến bệnh nhân bị viêm phổi. Khi tổn thương mạch máu khớp gối thì bệnh nhân bị đau khớp, đau khi vận động các khớp. Khi tổn thương các mạch máu li ti vùng não, bệnh nhân có thể mất trí nhớ hay chậm suy nghĩ.

Những người từng mắc Covid-19 có thể khỏi bệnh hoàn sau vài tuần kể từ khi các triệu chứng mắc Covid-19 xuất hiện nhưng ngược lại những người mắc Covid-19 nặng sau khi khỏi bệnh vẫn gặp các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, xuất hiện các triệu chứng kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng sau đó.

Các triệu chứng hậu Covid-19 cần cải thiện càng sớm càng tốt, cần thời gian điều trị lâu dài không thể ngày một ngày hai là có thể cải thiện được ngay. Điều này là giúp giảm các tổn thương, ngăn ngừa các tổn thương lâu dài có thể gây ra cho sức khỏe. Do đó, để cải thiện vấn đề khó thở, thở hụt hơi hậu Covid-19 hãy tập những bài tập thở dưới đây.

Những bài tập thở khi bị khó thở hậu Covid-19

Bắt đầu bằng các bài tập đơn giản như hít sâu thở ra chậm. Có thể tập thở bất cứ lúc nào mà chúng ta rảnh  đơn giản như: khi ngồi, nằm, khi tập đi bộ, kết hợp dùng máy thổi Spirometry… Các bài tập thiền (meditation) cũng giúp người từng bị nhiễm Covid-19 gặp vấn đề có thể thở chậm và thở sâu, giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn.

Bài tập 1: Thở bụng

Bước 1: Các bạn có thể nằm hoặc ngồi. Dùng một tay đặt lên bụng để cảm nhận sự thay đổi của bụng.

Bước 2: Mím môi, hít vào bằng mũi trong vòng 2 giây, bụng phình lên, tay ở bụng cũng đi lên theo. Giữ lại 3-4 giây.

Bước 3: Thở ra từ từ bằng miệng, môi chúm lại, bụng xẹp xuống, tay ở bụng cũng đi xuống. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút

Bài tập 2: Kiểm soát nhịp thở

Bước 1: Mím môi và hít vào bằng mũi trong vòng 2 giây.

Bước 2: Giữ 3-5 giây, sau đó chúm môi như đang thổi sáo và thở ra từ từ bằng miệng trong vòng 4 giây. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút

Bài tập 3: Thở phối hợp tay

Bước 1: Bạn vừa hít thở vừa đưa tay lên trên để mở rộng lồng ngực. Sau đó giữ hơi thở 3-5 giây.

Bước 2:  Đưa tay xuống, đồng thời thở ra như bài số 1. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút

Bài tập 4. Tập mạnh cơ hoành

Bước 1: Dùng cuốn sách hoặc vật có khối lượng 0,5-1kg lên bụng.

Bước 2: Hít vào bằng mũi, bụng phồng lên và giữ lại 3-4 giây.

Bước 3: Chúm môi lại, thở ra bằng miệng, bụng xẹp xuống. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút

Bài tập 5: Tập mạnh cơ hô hấp bằng bình nước

Bước 1:  Thở ra một hơi dài, ngay khi chuẩn bị hít vào ngậm bình nước và hít vào bằng miệng.

Bước 2:  Thả lỏng, thở ra nhẹ nhàng, không gắng sức.

Bước 3:  Hít thở 1-2 nhịp thở sâu và lặp lại kỹ thuật. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút

Bài tập 6. Thải trừ đờm nhớt

Nếu bạn không có đờm thì bỏ qua bài tập này

Bước 1:  Chuẩn bị một chai nước, mực nước trong bình là 13cm, đường kính ống nước 1cm, ống hút cách đáy bình 3cm, ông hút gập nước 10cm.

Bước 2:  Thở ra một hơi dài, hít vào sâu, sau đó miệng ngậm ống hút thổi hơi dài sao cho bình nước nổi bọt khí.

Bước 3:  Thả lỏng, hít thở vài nhịp bình thường và lặp lại kỹ thuật. Bài tập này nên thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút

Những điều lưu ý giúp cho phổi khỏe mạnh

Phòng ngừa là liều thuốc tốt nhất, và làm việc để giữ cho phổi khỏe mạnh sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc cố gắng sửa chữa chúng sau khi có sự cố. Để giữ cho phổi, hãy làm như sau:

Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.

Ngừng hút thuốc, tránh khói thuốc, khói hương, khói xe…. hoặc các chất kích thích từ môi trường.

Tiêm vắc-xin như vắc-xin cúm, vắc-xin viêm phổi. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phổi, tăng cường sức khỏe cho phổi.

Cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Sử dụng các công cụ như bộ lọc không khí trong nhà và giảm các chất ô nhiễm như nước hoa nhân tạo, nấm mốc và bụi.

Tập thể dục thường xuyên hơn, có thể giúp phổi hoạt động bình thường.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bài tập thở để tăng công suất phổi

Bài tập thở chu kỳ chủ động cho bệnh nhân Covid-19 theo Bộ Y tế

Hướng dẫn bài tập phục hồi chức năng phổi cho người nhiễm Covid-19

Bài tập thở phục hồi chức năng phổi, tăng công suất phổi, giảm ứ khí cho bệnh nhân Covid-19, COPD

Bệnh nhân Covid-19 tại sao cần oxy đến vậy?

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột