Hoa hồng bị rệp tấn công: cách xử lý, phòng trừ rệp hại

22/09/2021 16:33

Dấu hiệu nhận biết hoa hồng bị rệp tấn công, cách xử lý rệp tấn công hoa hồng

Hoa hồng bị rệp tấn công: cách xử lý, phòng trừ rệp hại

Rệp tấn công hoa hồng khiến cho lá cây, chồi non mất đi màu xanh bình thường ảnh hưởng tới quá trình quang hợp, sinh trưởng của cây. Khi hoa hồng bị rệp tấn công cần phải xử lý nhanh chóng bởi nếu để lâu rệp phát triển nhiều có thể lây lan các cây khác trong vườn, hoa hồng có thể bị chết.

Những loại rệp tấn công, gây hại trên hoa hồng

Rệp hồng là một trong những côn trùng gây hại cho hoa hồng, các loại rệp thường gây hại trên hoa hồng bao gồm: rệp vảy nâu, rệp vừng, rệp vảy trắng.

Rệp vảy nâu:

Rệp vảy nâu còn có tên tiếng anh là Brown scales hay Coccidae, loại rệp này có lớp vỏ cứng dày từ 3-5mm, màu nâu, gồ gề bám chủ yếu ở thân, cành, dưới gốc, kẽ nhánh của hoa hồng nên dễ nhận biết, phát hiện. Chúng bám vào thân, cành, dưới gốc, kẽ nhánh của hoa hồng hút chích nhựa thân cây khiến cây chậm phát triển, thậm chí là bị chết dần dần

Rệp vảy trắng hoặc màu nâu nhạt, màu xanh:

Rệp vảy trắng hay nâu nhạt hoặc xanh có tên tiếng anh là Boisduval scales. Loại rệp gây hại này thường có dạng thân mềm, nhỏ, trốn rất kỹ ở dưới tán cây hoa hồng, cuống lá, cuống hoa, bẹ nên rất khó phát hiện

Rệp vừng:

Rệp vừng thường tập trung gây hại ở lá hồng non, mầm non xanh, nụ hoa hồng hoặc đeo bám vào thân cây hồng ở gần phần ngọn, chúng hút chích nhựa cây để sinh trưởng, phát triển khiến hoa hồng chết dần.

Trong điều kiện môi trường thuận lợi, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ, sinh trưởng nhanh, sinh sản nhiều nếu không kiểm tra thường xuyên các chậu trồng hoa hồng hay vườn hoa hồng chúng có thể hút các nhựa cây làm cho hoa hồng bị lụi đi rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn 1- 3 ngày.

Chúng tấn công nhiều nhất là vào mùa xuân và đầu mùa hè thời điểm này nhiệt độ từ 25-30 độ C thích hợp cho chúng sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng do đặc tính sinh sản vô tính của chúng

Rệp sáp

Rệp sáp cũng là một trong những loại rệp hoa hồng gây hại, rệp sáp có tên tiếng anh là Citrus mealybug. Rệp sáp gây hại vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là tán lá của hoa hồng. Chúng có khả năng di chuyển hoạt động tích cực trong suốt đời sống của chúng nên khả năng lây lan là rất cao.

Dấu hiệu nhận biết hoa hồng bị rệp tấn công

Khi hoa hồng bị rệp hại tấn công sẽ gặp phải tình trạng cây chậm phát triển, còi cọc, lá hoa hồng bị xoăn ảnh hưởng tới quang hợp ánh nắng, héo các chồi hoa hồng, khô cành cây thậm chí cây bị rụng lá, hoa biến dạng không đẹp.

+ Giai đoạn đầu rệp tấn công vào những mầm lá, lá non mọc do các bộ phận này trên hoa hồng có nhiều nhựa nhất.

+ Khi chúng sinh sôi mạnh mẽ, hút nhựa cây liên tục gây ra tình trạng mất màu và làm xoăn lá cây

+  Rìa lá cây hồng có vẻ cằn cọc, những mầm non bị tấn công có thể chết.

+ Trên những giống c chúng sẽ tạo ra một lớp mụi đen làm thu hút kiến, con ong và ong vò vẽ

+ Những con rệp sẽ tiết ra chất mật ngọt và dính trên lá, thân cây trường hợp nặng chất mật chúng tiết ra cuộn lại thành những hạt to, dính trên thân, cành lá của cây.

+ Vòi chúng của rệp có khả năng lây truyền nấm bệnh cho những cây trồng khác trong vườn

Hướng dẫn cách xử lý rệp tấn công hoa hồng

Khi phát hiện hoa hồng bị rệp tấn công, nếu hoa hồng trồng trong chậu hãy cách ly cây bị bệnh ra khỏi các cây khỏe mạnh nhằm tránh tình trạng rệp lây lan sang cây khác, khó kiểm soát được bệnh.

Sử dụng kéo đã được khử khuẩn để cắt cành nhánh hoặc lá bị bệnh sau đó đem đi tiêu hủy, không vứt những cành bị bệnh dưới gốc cây hoa hồng

Trường hợp hoa hồng bị rệp tấn công mức độ nhẹ:

+ Khi rệp tấn công hoa hồng ở mức độ nhẹ có thể sử dụng bàn chải, khăn mềm để cọt sát, tách chúng ra khỏi thân cây. Dùng bông gòn thấm rượu hoặc dầu neem thoa lên trực tiếp nhằm hạn chế sự sinh sôi của rệp.

+ Sử dụng vòi nước mạnh để rửa trôi rệp sáp bám trên thân, cành, kẽ lá hoa hồng, dùng tay vuốt chỗ bị rệp để tiêu diệt. Tìm xung quanh gốc hồng nếu phát hiện có sự xuất hiện của ổ kiến đen cần tiêu diệt chúng để tránh tình trạng kiến đen làm phát tán rệp sáp.

+ Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm dầu khoáng để thoa hết thân cây, dầu nhớt có tính bám dính tốt nên thoa tự lan khắp thân cây. Trong quá trình này tránh thoa dầu dầu lên trên lá cây vì sẽ làm ảnh hưởng quá tình hô hấp của cây. Pha 10 ml cho bình 2 lít phun đều trên lá và thân 1 tuần/lần để điều trị

Cách khác, có thể pha chung confidor và dầu khoáng để tăng tính bám dính cho thuốc, góp phần hỗ trợ tốt hơn trong việc điều trị rệp gây hại cho hoa hồng. Pha 2 ml thuốc cho bình 2 lít để phun đều trên lá và thân 1 tuần/lần để điều trị

Trường hợp rệp tấn công hoa hồng mức độ nặng, nhiều:

Chế tạo các loại thuốc thuốc trừ sâu sinh học như chiết xuất tỏi, gừng, ớt; xà phòng lỏng; lá neem để tiêu diệt rệp sáp hại hoa hòng. Có thể sử dụng sản phẩm Thảo mộc trị sâu rầy với chiết xuất lên men của tỏi, gừng và ớt có tác dụng xua đuổi các loại sâu, rầy, rệp và côn trùng tấn công phá hoại cây trồng, cây hoa, cây cảnh. Pha 20 ml dung dịch với 2L nước phun lên lá 1 tuần/lần, sau một thời gian rệp sẽ được tiêu diệt sạch

Trường hợp hoa hồng bị rệp sáp tấn công nặng, diện tích rộng nên sử dụng biện pháp hóa học để can thiệp, hai loại thuốc mà bạn có thể sử dụng đó là regent và nấm trichoderma.

+ Trichoderma:

Trichoderma là loại phân bón có chứa các chủng nấm có lợi như chủng Fusarium, Phytopthora dùng để cung cấp vào đất để ức chế các chủng nấm gây hại cho hoa hồng. Cách sử dụng  Trichoderma  cũng đơn giản chỉ cần pha 1.5 gram với 2L nước để tưới vào gốc cho cây 1 tuần 1 lần.

+ Regent:

Regent là loại thuốc trừ sâu phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu rầy gây hại như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít; bọ trĩ, rầy rệp, nhện long nhung... được nhiều người sử dụng để diệt rệp. Cách sử dụng cũng khá đơn giản chỉ cần pha 0.2 gram thuốc cho 2L nước để phun trên lá 1 tuần/lần. Trước khi phun, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nên đeo găng tay cao su, kinh bảo hộ, khẩu trang.

Phòng ngừa rệp gây hại cho hoa hồng

Do rệp thường gây hại cho hoa hồng cũng như các loại cây trồng khác vào mùa xuân, đầu mùa hè do đó cần phun phòng ngừa bằng thuốc hóa học cho hoa hồng

+ Trong quá trình trồng nên cắt tỉa thường xuyên để cây thông thoáng, sạch sẽ hạn chế rệp cũng như nhiều loại bệnh hại khác phát triển.

+ Cân bằng lượng nước tưới, không tưới quá nhiều nước hoặc tưới quá ít nước

+ Khử độc cho môi trường bằng chế phẩm vi sinh 6x để loại bỏ mầm bệnh gây hại. Pha 2 ml cho bình 2 lít để phun nửa tháng một lần để thanh lọc môi trường.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hoa hồng bị mắc bệnh sùi cành nguyên nhân, cách điều trị như thế nào?

Cây hoa hồng bị vàng lá nguyên nhân nào, cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân, cách điều trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng

Bệnh rỉ sắt ở hoa hồng, cách xử lý và phòng trừ chuẩn nhất

Nụ hoa hồng chưa nở đã tàn nguyên nhân do đâu, cách xử lý

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt

Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất