Hãy cảm ơn những người ‘chê’ ta
Hãy cảm ơn những người ‘chê’ ta
Con người chỉ thấy được khuôn mặt mình một cách gián tiếp, chỉ nhìn được hình ảnh mình trong gương. Thế mới hay sự nghịch lý trong đời lại là chuyện thường tình: chúng ta coi trọng và bảo vệ một cách tích cực nhất cái mà không phải lúc nào chúng ta cũng nhìn thấy, và chỉ nhìn thấy được một cách gián tiếp.
Nhưng ngoài khuôn mặt cũng còn có cái gì mà chúng ta không nhìn thấy được, có nhìn thấy trong gương thì cũng không thể nhìn thấy dễ dàng và trọn vẹn, đó là cái lưng của mình.
Khuôn mặt tuy chỉ chiếm phần diện tích nhỏ trên thân thể con người nhưng lại là phần quan trọng nhất. Chính nhờ khuôn mặt mà người ta " bắt được hình dong" nghĩa là nhận diện, hiểu biết được con người của chúng ta, nhất là qua ánh mắt, bởi vì ánh mắt là " cửa sổ " của tâm hồn, qua đó người ta thấy được chiều sâu của tâm hồn.
Cái lưng, trái lại chiếm một diện tích khá lớn, nếu không phải là lớn nhất về mặt phẳng bởi vì phía trước ngực, bụng, không phải là một mặt phẳng như lưng. Vậy mà chúng ta lại không trực tiếp thấy được nó.
Nếu coi khuôn mặt như cái gì diễn tả có ý nghĩa đầy đủ nhất con người chúng ta mà nhờ đó ta là ta khác với người khác, thì chúng ta phải thú nhận rằng chính bản thân chúng ta lại không trực tiếp và thường xuyên nhận diện được mình!
Còn nếu cái lưng có thể được coi như là cái " phía sau ", không bao giờ lộ ra phía trước, thì chúng ta thấy rằng nó có thể được coi như biểu tượng cho cái mặt sau, mặt trái, không phải luôn luôn theo nghĩa xấu của con người. Không ai muốn kẻ khác nhìn thấy phía sau hay mặt trái của mình, không ai muốn…''vạch áo cho ngươi xe lưng'' nhưng chính mình lại cũng không nhìn thấy, do đó, nếu cần " sửa lưng " thì chúng ta không tự làm được, mà luôn phải chấp nhận kẻ khác làm cho, có phải thế không? !
Suy nghĩ từ hai thực tại là khuôn mặt và cái lưng được coi như biểu tượng có ý nghĩa đặc biệt của hiện hữu con người, chúng ta có thể đưa ra những nhận định sau:
- Chúng ta không nhìn, không thấy rõ về mình như nhìn và thấy rõ kẻ khác.
- Chúng ta chỉ thấy chỉ hiểu rõ được mình nhờ đối diện với tha nhân.
- Chúng ta không thấy được phía sau hay mặt trái của mình, nên muốn sửa mình, chúng ta cần đến tha nhân
Tuân Tử có câu nói: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta,
người khen ta mà khen phải là bạn ta,
Khi ta sai mà vẫn cứ khen ta, chính là kẻ thù của ta vậy".
Trí tuệ cổ nhân, kỹ năng sống, suy ngẫm, bài học thành công hạnh phúc
Tg: Thôi Kệ
Các tin khác
-
Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên
Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh. -
Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh
Victor Hugo – Nhà văn Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.” -
Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc
Cuộc sống như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển lớn. Giữa những sóng gió, chúng ta dễ bị cuốn theo và đánh mất phương hướng -
Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết
Bạn có biết rằng sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn so với các giai đoạn trước đó? Điều này lý giải tại sao chúng ta thường cảm thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt hơn trong giai đoạn này. -
Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu
Từ xa xưa mọi người đều biết đến việc giao nhân lành gặt quả ngọt tuy nhiên thế nào là nhân lành, thế nào là chân thiện và giả thiện? thế nào là âm thiện, dương thiện? thế nào phải và chẳng phải? Thế nào là thiện lệch, thế nào là chính đáng? -
Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc
Nhà văn Victor Hugo từng nói: "Tuổi già là một mùa thu thứ hai, nơi mà chúng ta có thể thu hoạch những gì mình đã gieo trồng". Để mùa thu thứ hai thật sự ý nghĩa, chúng ta cần biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. -
Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?
Trong cuộc sống hối hả, xô bồ, tìm kiếm sự bình yên trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi. Thế nhưng, ngay cả khi đã có những phút giây tĩnh lặng, chúng ta vẫn dễ dàng để những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm và đánh mất đi sự an nhiên trong tâm hồn -
Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng
Tư thế ngồi mang tên một loài hoa (còn gọi là Liên hoa tọa hoặc Padmasana) tượng trưng cho sức sống và vẻ đẹp thuần khiết của tâm linh, tư thế hoa sen, còn gọi là tư thế kiết già là một trong những tư thế ngồi thiền định tốt nhất trong vô số các tư thế khác nhau. -
Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm
Khi suy nghĩ tích cực não bộ sẽ sản sinh ra hóc môn hạnh phúc endorphins có lợi cho sức khỏe tinh thần và các nội tạng cơ thể. -
Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe
Từ thuở xa xưa, con người đã luôn khao khát trường thọ và giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân. Giữa dòng chảy thời gian không ngừng, ai cũng mong muốn được níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời.