Hạnh phúc tìm ở nơi đâu?

2/16/2024 3:51:00 PM
Chúng ta mải mê đi tìm hạnh phúc mà không biết rằng sự cân bằng, sự tự chủ, sự mạnh mẽ, điềm tĩnh trong chính tâm hồn của chúng ta mới làm nên hạnh phúc.

 

Câu chuyện độ mình, độ người

Chúng ta mải mê đi tìm hạnh phúc mà không biết rằng sự cân bằng, sự tự chủ, sự mạnh mẽ, điềm tĩnh trong chính tâm hồn của chúng ta mới làm nên hạnh phúc. Khi chúng ta biết trân trọng, yêu quý và chăm sóc bản thân, chúng ta đã tự xây dựng lên một tâm hồn mạnh mẽ, chúng ta không phụ thuộc đánh giá, phán xét của người khác có nghĩa là chúng ta đã có khả năng tự tạo ra hạnh phúc cho mình. Thay vì trông chờ vào người khác, chúng ta có thể tự chủ, tự lập bước đi bằng chính đôi chân của mình với niềm tin và sự kiêu hãnh. Hạnh phúc, thành công sẽ tự tìm đến, ta không phải đi tìm

Còn nếu ta vẫn tiết tục với tư duy phụ thuộc, trông chờ, dựa dẫm vào người khác thì đừng hạnh phúc, thành công ở nơi đâu?

Hai câu chuyện cực hay sau đâu dạy chúng ta điều gì, hãy ngẫm nhé

Một lão thiền sư đi đến bến đò, trên bến đò có buộc một sợi dây thừng, bên dưới là một chiếc thuyền con lắc lư theo sóng nước. Lão thiền sư lên thuyền, khi đang định kéo dây thì một người ăn mày bẩn thỉu từ phía sau chạy đến, nhảy vọt lên thuyền. Lão thiền sư vội vã ra khỏi thuyền, và ngồi trên tảng đá trên bờ.

Người ăn mày nghi hoặc, hỏi: “Hà tất phải như vậy chứ? Nếu ông không độ tôi qua sông, thì để tôi độ ông qua sông, không được sao?”. Lão thiền sư bình tĩnh đáp: “Tôi không độ cậu, cũng không cần cậu độ, tôi muốn tự độ”. Người ăn mày đó nghe vậy không hiểu gì cả, nhìn lão thiền sư với vẻ khinh bỉ, lớn tiếng hát vang rồi đắc ý rời đi, trong miệng vẫn lẩm bẩm: “Có người độ ông, ông còn không muốn, cứ muốn tự độ mình, thật ngu hết chỗ nói”.

Người ăn mày vừa đi vừa ngoái đầu lại nhìn lão thiền sư đang nhắm mắt dưỡng thần, không kìm được sự tò mò trong lòng, liền chèo thuyền trở lại và hỏi: “Lão hòa thượng sao tính khí lại cổ quái như vậy? Nhất quyết không chịu qua sông với ta, đây chẳng phải là tự làm khó mình sao?”.

Lão thiền sư vẫn điềm nhiên nói: “Làm việc gì cũng phải dựa vào chính mình, đừng mong cầu người khác đến giúp mình, điều này không bảo đảm tuyệt đối. Dựa vào chính mình đi là chắc chắn nhất, cho nên, ta sẽ không độ cậu, mà cậu cũng không cần độ ta, ta tự độ mình là được rồi”.

Nghe thiền sư nói xong, người ăn mày cuối cùng cũng ngộ ra. Anh ta lập tức thay đổi thái độ, quỳ xuống trước mặt thiền sư, cảm kích nói rằng: “Chỉ điểm của đại sư từ nay con sẽ luôn ghi nhớ trong lòng, con nhất định sẽ bắt đầu từ đầu, sẽ không phụ lòng người, cũng sẽ không khiến bản thân thất vọng. Từ nay về sau, con sẽ tự độ chính mình, nuôi sống bản thân bằng chính đôi tay của mình…”

Mấy lần xuân đến thu đi. Một ngày nọ, có một nhà hảo tâm phong thái hiên ngang đến gặp vị thiền sư già, quỳ xuống không nói một lời. Thiền sư khẽ mở mắt, khẽ nói: “Có phải cậu là người ăn xin năm xưa không?”.

Nhà hảo tâm nói: “Đúng vậy. Sau khi được người chỉ điểm, sau nhiều năm nỗ lực, con trước tiên từ một người giúp việc trong tiệm may, nhờ ăn tiêu dè sẻn, con đã mở tiệm may của riêng mình. Bây giờ, con đã là ông chủ một tiệm may nổi tiếng ở thị trấn, có cuộc sống dư giả. Lần này con đặc biệt đến báo đáp người, con có mang theo 100 lượng vàng, hi vọng có thể làm cho cuộc sống của ngài bớt khổ cực…”

Thiền sư vẫn điềm nhiên nói: “Phật không muốn được trả ơn, ta cũng không muốn được trả ơn, nếu cậu đã có lòng thành như vậy, hãy xây một cây cầu đá ở bến đò năm xưa là được rồi!”

Không lâu sau, trên sông có một cây cầu đá vắt ngang.

Bài học rút ra:

Dựa dẫm vào người khác chi bằng hãy dựa dẫm vào chính mình, tự độ bản thân đòi hỏi chúng ta phải kiên trì trong suốt cuộc đời. Có thể bạn không tin tưởng người khác, nhưng bạn nhất định phải tin tưởng chính mình.

Bạn không thể kiểm soát vận mệnh của người khác, nhưng bạn có thể nắm chắc vận mệnh của mình, cứu vớt linh hồn của tự mình.

Bạn không thể gửi gắm hạnh phúc và cuộc sống của mình vào ân đức của người thân và bạn bè, bởi vì không ai có thể tạo dựng hoặc gánh vác hạnh phúc của bất kỳ ai. Nếu bạn chỉ biết dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác để có được hạnh phúc, cuộc sống của bạn vẫn chưa bao giờ thật sự bắt đầu.

Câu chuyện về độ mình, độ người của Quan Âm

Câu chuyện về độ mình, độ người của Quan Âm giúp ta rõ muốn có hạnh phúc, thành công ta phải làm thế nào

Một người nọ đứng dưới mái hiên trú mưa, nhìn thấy Quan Âm cầm ô đi ngang qua. Người nọ nói: "Quan Âm Bồ Tát, xin hãy phổ độ chúng sinh một chút, cho con đi nhờ một đoạn được không ạ?".

Quan Âm nói: "Ta ở trong mưa, ngươi ở dưới mái hiên, mà mái hiên lại không mưa, ngươi không cần ta phải cứu độ". Người nọ lập tức chạy vào màn mưa, đứng dưới mưa: "Hiện tại con cũng ở trong mưa rồi, có thể cho con đi nhờ không ạ?".

Quan Âm nói: "Ngươi ở trong mưa, ta cũng ở trong mưa, ta không bị dính mưa, bởi vì có ô; ngươi bị dính mưa, bởi vì không có ô. Bởi vậy, không phải là ta đang cứu độ mình, mà là ô cứu độ ta. Ngươi muốn được cứu độ, không cần tìm ta, hãy đi tìm ô!", dứt lời Quan Âm bèn rời đi.

Ngày hôm sau, người nọ lại gặp phải chuyện nan giải, bèn đến miếu cầu xin Quan Âm. Bước vào trong miếu, mới phát hiện có một người đang vái lạy Quan Âm, người đó giống Quan Âm như đúc.

Người nọ hỏi: "Bà là Quan Âm sao ạ?".

Người kia trả lời: "Đúng vậy".

Người nọ lại hỏi: "Vậy tại sao Quan Âm lại vái lạy chính mình?".

Quan Âm cười nói: "Bởi vì ta cũng gặp chuyện khó khăn, nhưng ta biết, cầu xin người khác không bằng cầu xin chính mình".

Bài học rút ra: Phong ba bão táp của cuộc đời, phải dựa vào chính bản thân mình. Cầu xin người khác không bằng chính mình tìm giải pháp.

Cái gọi là hạnh phúc là một loại cảm giác xuất ra từ nội tâm, không thể cho đi, và cũng không thể dựa dẫm vào người khác. Hạnh phúc nhờ vào lòng từ thiện của người khác giống như một ảo ảnh hư vô, chỉ là ảo ảnh nhất thời. Chúng ta luôn cho rằng hạnh phúc của mình là đến từ người thân, vợ/chồng, bè bạn, nhưng về bản chất chúng ta đã nhầm, hạnh phúc cần phải do chính mình kiểm soát. Nếu bạn không tự mình nắm lấy hạnh phúc trên tay, thế thì hạnh phúc cũng sẽ không thuộc về bạn.

Hạnh phúc tồn tại trong tâm hồn chúng ta, muốn có hạnh phúc thì phải tự mình tìm và tạo dựng. Không ai có thể cho bạn hạnh phúc, mà chỉ có chính bạn có thể tự tạo cho mình mà thôi. Cầu cạnh người khác chi bằng hãy cầu cạnh chính mình, mong chờ người khác cho mình hạnh phúc là lối nghĩ sai lầm, rất sai lầm nghiêm trọng

Tự mình tạo dựng hạnh phúc, thuyền đậu ngay bên cạnh mình, mình để người khác qua sông hay mình qua sông, tất cả là do mình lựa chọn!

 

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

  • Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên

    Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên

    Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh.
  • Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh

    Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh

    Victor Hugo – Nhà văn Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.”
  • Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc

    Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc

    Cuộc sống như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển lớn. Giữa những sóng gió, chúng ta dễ bị cuốn theo và đánh mất phương hướng
  • Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết

    Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết

    Bạn có biết rằng sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn so với các giai đoạn trước đó? Điều này lý giải tại sao chúng ta thường cảm thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt hơn trong giai đoạn này.
  • Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu

    Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu

    Từ xa xưa mọi người đều biết đến việc giao nhân lành gặt quả ngọt tuy nhiên thế nào là nhân lành, thế nào là chân thiện và giả thiện? thế nào là âm thiện, dương thiện? thế nào phải và chẳng phải? Thế nào là thiện lệch, thế nào là chính đáng?
  • Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc

    Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc

    Nhà văn Victor Hugo từng nói: "Tuổi già là một mùa thu thứ hai, nơi mà chúng ta có thể thu hoạch những gì mình đã gieo trồng". Để mùa thu thứ hai thật sự ý nghĩa, chúng ta cần biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình.
  • Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?

    Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?

    Trong cuộc sống hối hả, xô bồ, tìm kiếm sự bình yên trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi. Thế nhưng, ngay cả khi đã có những phút giây tĩnh lặng, chúng ta vẫn dễ dàng để những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm và đánh mất đi sự an nhiên trong tâm hồn
  • Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng

    Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng

    Tư thế ngồi mang tên một loài hoa (còn gọi là Liên hoa tọa hoặc Padmasana) tượng trưng cho sức sống và vẻ đẹp thuần khiết của tâm linh, tư thế hoa sen, còn gọi là tư thế kiết già là một trong những tư thế ngồi thiền định tốt nhất trong vô số các tư thế khác nhau.
  • Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm

    Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm

    Khi suy nghĩ tích cực não bộ sẽ sản sinh ra hóc môn hạnh phúc endorphins có lợi cho sức khỏe tinh thần và các nội tạng cơ thể.
  • Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe

    Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe

    Từ thuở xa xưa, con người đã luôn khao khát trường thọ và giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân. Giữa dòng chảy thời gian không ngừng, ai cũng mong muốn được níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời.