Hạnh phúc là khi biết cho đi

12/26/2023 4:17:00 PM
Đôi khi trong cuộc sống, hạnh phúc không phải là làm được những điều lớn lao, vĩ đại. Hạnh phúc đến với ta từ những điều bình dị.

 

Đôi khi trong cuộc sống, hạnh phúc không phải là làm được những điều lớn lao, vĩ đại. Hạnh phúc đến với ta từ những điều bình dị. Nếu bạn có thể đem hạnh phúc đến cho những người xung quanh bằng khả năng của mình thì hãy cứ hào phóng cho đi. Sự cho đi đó sẽ đem lại thật nhiều  điều quý giá trong cuộc sống. Hạnh phúc là khi biết cho đi.

Đức Phật là một vị đại thí chủ, là tấm gương sáng nhất từ sự cho đi. Đức Phật không cho vật chất, của cải mà Ngài cho đi pháp hạnh, cho đi sự chứng ngộ của mình để giúp chúng sanh thoát khỏi mê lầm. Đó là đỉnh cao của sự cho đi. Trong kinh điển kể lại rằng:

" Một hôm khi biết Đức Phật sắp về kinh thành, công chúa Da Du Đà La đã nói với La Hầu La rằng: Cha con có rất nhiều của cải, hãy xin cha con đi. Khi La Hầu La chạy đến xin Đức Phật của cải, Ngài đã cạo đầu cho Là Hầu La xuất gia” Của cải của Đức Phật chính là Pháp giải thoát, Pháp đem đến sự trí tuệ mà không những Ngài ban cho con mà còn ban cho cả nhân loại."

Tại một số nơi trên thế giới, người ta coi việc cho đi là một lối sống mà mọi người cần thực hiện.

Câu chuyện cho đi của người Do Thái

Ở vùng nông thôn của đất nước Israel, mỗi khi đến vụ thu hoạch hoa màu chín, người ta sẽ để lại phần hoa quả ở bốn góc ruộng mà không thu hoạch. Bạn có biết vì sao không? Đó là phần hoa màu người ta để lại và bất kể ai cũng có quyền hưởng thụ.

Họ cho rằng, chính là Thần đã ban cho người dân Do Thái vốn trải qua nhiều tai nạn nay được sống cuộc sống yên bình và niềm hạnh phúc. Vì thế, họ để lại hoa màu ở bốn góc ruộng với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn Thần đã ban cho họ cuộc sống như ngày hôm nay. Họ làm như vậy vừa là để báo đáp Thần cũng vừa là để cung cấp thức ăn cho những người đói khổ đi ngang qua nơi đây.

Hoa màu là do mình trồng được, để lại một chút để cảm tạ đòng thời sẻ chia là lối sống, cách sống đạo đức của người Do Thái.

Câu chuyện cho đi ở vùng nông thôn Hàn Quốc

Ở ven đường của vùng nông thôn phía bắc Hàn Quốc có rất nhiều vườn hồng. Đến mùa thu hoạch, những người nông dân nơi đây đều để lại những trái hồng chín mọng ở trên cây. Vì thế, những trái hồng vừa to vừa chín mọng ở trên cây đã tạo thành một con đường có phong cảnh vô cùng đẹp. Du khách đi qua nơi đây ai cũng trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp của con đường và vẻ quyến rũ của những trái hồng to chín mọng.

Người dân địa phương ở đây nói rằng, cho dù những trái hồng có to đến cỡ nào đi nữa, có ngon đến cỡ nào đi nữa, họ cũng lưu lại để làm thức ăn cho chim Hỉ Thước. Vì sao lại có tập quán như vậy?

Ngày xưa, vùng đất này là nơi mà chim Hỉ Thước thường xuyên dừng lại. Mỗi khi mùa đông đến, chim Hỉ Thước đều kéo đến đây, xây tổ trên những cây hồng và sống sót qua mùa đông giá rét.

Năm ấy, trời đặc biệt lạnh, tuyết lại rơi rất nhiều. Hàng trăm chú chim Hỉ Thước vì không kiếm được thức ăn, lại lạnh giá nên trong một đêm mà chết hết. Mùa xuân năm sau, những cây hồng ở đây lại nảy mầm xanh non, ra hoa và kết quả. Nhưng khoảng thời gian ấy xuất hiện một loại côn trùng gây hại cho cây. Chúng khiến cho những quả hồng bị hỏng và không thể thu hoạch.

Từ đó về sau, mỗi năm đến mùa thu – mùa thu hoạch hồng chín, người dân nơi đây lại để lại một số hồng chín, làm thức ăn cho chim Hỉ Thước ăn qua mùa đông. Những trái hồng trên cây vừa to vừa ngon, hấp dẫn rất nhiều đàn chim Hỉ Thước đến nơi đây sinh sống qua mùa đông.

Chim Hỉ Thước dường như cũng biết ơn con người, đến mùa xuân, chúng không vội vã bay đi mà ở lại bắt sâu cho cây, cứ như thế năm nào cây hồng cũng cho ra những quả hồng chín mọng ngon ngọt.

Kỳ thực cho người đường sống cũng chính là cho mình sự sinh tồn. Hết thảy giới tự nhiên, đều là sống dựa vào nhau, nhờ vào nhau mà sống. Người xưa cũng từng dạy: “Nhất vinh câu vinh, nhất tổn câu tổn”. Nghĩa là một người vinh hoa thì tất cả vinh hoa, một người tổn hại thì tất cả tổn hại.

Câu chuyện về sự cho đi của Nguyễn Hải An – một bé gái 7 tuổi mắc bệnh ung thư đã hiến tặng giác mạc – đôi mắt của mình để những đứa trẻ còn sống khác có được đôi mắt sáng. Thứ mà Hải An đã cho và để lại cho chúng ta không chỉ là đôi mắt sáng ngời, mà còn là ánh sáng của niềm tin cuộc sống. Hay anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, để có được thông tin dự báo thời tiết chính xác nhất anh đã không ngần ngại cho đi cả tuổi thanh xuân để làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m.

Như Tố Hữu đã từng nói về cho đi như một nghĩa cử cao đẹp: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cuộc sống vốn dĩ cứ đẹp thế từ tình yêu thương chân thành, sự cho đi không toan tính. Và cuộc đời cứ thế thi vị hơn, đáng yêu hơn và ý nghĩa hơn rất nhiều.

Vũ trụ luôn tồn tại quy luật Nhân Quả rõ ràng. Khi bạn cứ cho đi hoàn toàn chân thành, vô tư, không toan tính thì bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì mình có được. Bằng chứng là những người thường xuyên làm việc bố thí cuộc đời họ luôn may mắn, đi đâu cũng nhận được sự giúp đỡ của nhiều người.

Trong sử sách cũng ghi lại: Ngài A Nan – một đệ tử có trí nhớ bậc nhất của Đức Phật sở dĩ được như vậy là do kiếp trước A Nan đã cúng dường cho những vị đang tu học. Nhờ phước báu này mà Ngài A Nan trở thành người có trí nhớ siêu phàm không ai sánh bằng, ghi nhớ lại Tam Tạng giáo điển suốt 49 năm thuyết Pháp từ kim khẩu của Đức Phật.

Cuối cùng, xin mượn lời của một tác giả khuyết danh nói về sự cho đi: “Tôi học cách để cho đi không phải vì tôi đã có quá nhiều, chẳng qua tôi đã biết ý nghĩa và cảm giác của việc cho đi.”

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

  • Sức mạnh của người phụ nữ nằm ở đâu?

    Sức mạnh của người phụ nữ nằm ở đâu?

    Từ thuở hồng hoang, phụ nữ đã luôn có của sức mạnh phi thường nhưng đôi khi họ không nhận thấy. Ẩn dưới sự dịu dàng tần tảo là sự kiên cường, là khả năng vun đắp yêu thương, che chở cho gia đình.
  • Ứng biến thông mình gỡ nhiều thế khó xử là có thật

    Ứng biến thông mình gỡ nhiều thế khó xử là có thật

    Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ theo ý muốn của chúng ta. Sẽ có những lúc ta gặp phải những tình huống khó xử, khiến ta lúng túng và bối rối không biết phải làm gì.
  • Nguyên tắc giải quyết rắc rối của người thông minh

    Nguyên tắc giải quyết rắc rối của người thông minh

    Người thông minh giải quyết rắc rối dựa vào 4 nguyên tắc: Dụng trí gọi là Bình Tĩnh, giỏi ứng biến gọi là Khéo Léo, đỉnh cao thức thời là Bao Dung và chân giá trị ắt là Tử Tế
  • Những câu nói bất hủ trong sách Thái Căn Đàm: Cuốn sách kinh điển của mọi thời đại

    Những câu nói bất hủ trong sách Thái Căn Đàm: Cuốn sách kinh điển của mọi thời đại

    Thái Căn Đàm là một tác phẩm kinh điển về đạo đức và triết lý, một cẩm nang sống cho mọi người, giúp con người rèn luyện bản thân, sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn.
  • Phần thưởng của vua

    Phần thưởng của vua

    Một hôm, nhà vua vi hành trên phố. Một đám học sinh vừa tan học vè vui vẻ hớn hở chạy tung tăng trên phố.
  • Chú bé chăn trâu thông minh

    Chú bé chăn trâu thông minh

    Có một vị vua nọ thích đưa ra những câu hỏi kỳ lạ cho mọi người, nhưng những câu hỏi của ông ngay cả đến quan đại thần thông thái nhất triều cũng không trả lời nổi, vì vậy vua rất hài lòng.
  • Mưu trí tránh họa

    Mưu trí tránh họa

    Có một lần, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Ford Thomson có việc phải đi ra ngoài. Khi đó trời đã rất tối, ông mặc một chiếc áo đã cũ bên trong có 2.000 đô la.
  • Lời một nhà văn người Anh

    Lời một nhà văn người Anh

    Tôi nghĩ phụ nữ thật ngốc khi họ cho rằng họ bình đẳng với đàn ông. Thực ra họ luôn luôn là người vĩ đại hơn. Bất cứ cái gì đưa cho người phụ nữ, cũng sẽ tạo ra những giá trị cao hơn.
  • Lời nói thông minh tháo gỡ khó xử

    Lời nói thông minh tháo gỡ khó xử

    Một hôm thủ tướng Anh Wilson phát biểu trước dân chúng. Khi đang phát biểu trước hàng nghìn người đột nhiên từ phía dưới một quả trứng được ném lên trúng vào mặt ông, nhân viên an ninh lập tức đi tìm và bắt được người gây ra chuyện đó
  • Đừng coi sự nhàn rỗi là một món quà trời ban

    Đừng coi sự nhàn rỗi là một món quà trời ban

    Người bận rộn luôn tràn đầy sức sống, người nhàn rỗi nếu không phải là một gương mặt sầu não thì là một tinh thần uể oải, dễ dẫn tới bệnh tật.