Giày chơi cầu lông bạn đã biết cách mua đúng chuẩn
Khi chọn mua giầy chơi cầu lông không phải loại giầy nào cũng được mà cần chọn giày theo các tiêu chí sau đây.
Chọn giày chơi cầu lông theo kiểu chân
Khi chọn giày không chỉ quan tâm đến cấu trúc giày, phong cách chơi cầu lông mà nên chọn theo kiểu chân giúp cho đôi chân được cảm thấy thoải mái, an toàn, hạn chế chấn thương.
+ Những người có bàn chân rộng khi chọn giày để chơi cầu lông nên chọn giày có mũi tù, to bản
+ Những người có bàn chân nhọn khi chọn giày để chơi cầu lông nên chọn giày mũi nhỏ, ôm chân
+ Những người có gan bàn chân dày hay còn gọi tên khác là bàn chân phẳng khi chọn giày chơi thể thao nên chọn giày hơi rộng, vỏ giày mỏng, có dây buộc để tiện cho việc tháo nới dễ dàng.
+ Những người sở hữu gan bàn chân mỏng hay còn gọi là bàn chân lõm khi chọn giày chơi cầu lông nên chọn giày có đế và vỏ dày.
+ Những người có bàn chân bình thường khi chọn giày chơi thể thao nên chọn giày có dài hơn chiều dài 0.5 đến 1.0cm.
Chọn giày chơi cầu lông vừa chân
Để phòng ngừa chấn thương, các bước di chuyển trên sân được vững chắc bạn cần chọn giày vừa chân với bạn. Một đôi giày rộng sẽ khiến bạn bị trượt bên trong giày dẫn dến lật cổ chân hoặc giầy bị tuột khỏi bàn châu di chuyển đến các vị trí đánh cầu khác nhau trên sân. Ngược lại, nếu mua những đôi giày chật rất có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, các ngón chân, gót chân có thể bị tổn thương do cọt sát vào thân giày, tạo cảm giác bí bách, rất dễ bị căng cơ, chân của bạn không được thoải mái gây ảnh hưởng đến tâm lý khi chơi cầu lông.
Để có được buổi tập luyện, chơi cầu lông thoải mái, hiệu quả hãy lựa chọn những đôi giày vừa với kích thước bàn chân. Trước khi chọn mua hãy đi thử đôi giày lên chân và thử đi lại, chạy nhảy vài vòng trong cửa hàng để cảm nhận độ thoải mái của giày.
Chọn giày chơi cầu lông theo cấu trúc giày
Yếu tố này thường ít được nhiều người quan tâm đến nhưng nó lại vô cùng quan trọng trong việc giúp đôi chân của người chơi được thoải mái, hạn chế chấn thương xảy ra khi chơi cầu lông.
+ Những người có chân bình thường khi chọn giày chơi thể thao nên chọn giày có ký hiệu là 2E
+ Những người chân có độ bè ngang lớn khi chọn giày nên chọn giày có ký hiệu là 3E
+ Những người có chân khác thường khi chọn giày nên chọn giày có kí hiệu là 4E
Chọn giày chơi cầu lông theo phong cách chơi cầu lông
Khi chọn giày chơi cầu lông bạn cần quan tâm đến phong cách chơi cầu của mình là gì để có thể lựa chọn một đôi giày ưng ý nhất.
+ Những người thiên về lối chơi tấn công hãy chọn những đôi giày linh hoạt, có trọng lượng nhẹ giúp bạn di chuyển tốt khi chơi cầu trên sân. Bộ đệm của đôi giày phải đủ tốt để có thể tạo cho bạn những cú bật nhảy Smash và tiếp an toàn, hạn chế chấn thương ở cổ chân, đầu gối,thao tác khó chính xác, dễ té ngã dẫn đến lật cổ chân, sai khớp…
+ Những người thiên về lối chơi phòng thủ khi chọn mua giày nên chọn những đôi giày chắ chắn, bán sàn tốt giúp di chuyển đỡ cầu với những pha tấn công của đối thủ và phòng ngừa chấn thương.
+ Nếu khi chơi cầu lông bạn lên lưới, tiếp đất bằng gót chân nên tránh chọn những đôi giày có gót bọc nhựa bởi loại giày này có thể khiến bạn gặp phải chấn thương khi chơi do phần nhựa của giày tiếp xúc với mặt sân sẽ dễ bị trơn trợt.
+ Nếu khi chơi cầu lông bạn lên lưới và tiếp xúc bằng mũi chân, di chuyển, lê mũi giày thì lên chọn những kiểu giày có lớp bảo vệ, lớp chống mòn ở mũi giày.
Chọn giày chơi cầu lông theo màu sắc
Hiện nay, trên thị trường giày thể thao nói chung và giày chơi thể thao có nhiều mẫu mã, màu sắc khác nhau. Do đó, tùy vào sở thích của nhiều người mà chọn màu sắc phù hợp với bạn thân.
Chọn giày theo hãng sản xuất
Thị trường giày chơi cầu lông có nhiều hãng được bán với giá phù hợp mà đạt tiêu chuẩn cao phải kể đến như: Kumpoo, Kawasaki, Promax…
Những đôi giày của các hãng này sẽ đem lại sự thoải mái, bảo vệ đôi chân khỏi chấn thương, mẫu mã thiết kế đa dạng, đẹp mắt giúp khoe cá tính. Những đôi giày nhái, giày kém chất lượng sẽ không bền, gây cảm giác khó chịu, bí bách cho đôi chân và có thể gây ra những chấn thương cho người mang.
Những điều lưu ý khi mua giày chơi thể thao:
+ Quan sát thật kỹ để tránh mua phải những đôi giày bị rách, trầy xước, keo lem nhem
+ Khi thử giày nên mang tất.
+ Hãy dùng tay bóp nhẹ vào thân giày để cảm nhận độ cứng vừa đủ
+ Chú ý đến logo của nhà sản xuất để tránh mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.
+ Dùng tay chạm nhẹ vào đỉnh của mũi hoặc gót giày không bị bập bênh.
+ Đặt đôi giày lên mặt phẳng, quan sát xem chiếc giày có cân đối hay không nếu giày bị nghiêng vẹo không nên mua
+ Kiểm tra đế, gót giày có bị cộm hay gồ ghề hay không
+ Các tâm của đầu mũi giày và đầu gót giày đều phải thẳng.
+ Khi xỏ chân vào mũi giày nếu ngọ nguậy được các ngón chân tức là giày quá chật
+ Tuyệt đối không chọn giày nhỏ hơn chân ngay cả khi bạn rất thích mẫu giày đó.
+ Nên mua giày vào buổi chiều để đảm bảo giày không bị chật, gây cảm giác khó chịu, bí bách.
+ Nên thử cả hai chân vì một bên chân sẽ hơi nhỉn hơn so với chân còn lại.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Pickleball môn thể thao tương thích với người Việt
Tập thể dục thể thao tăng cường sức khoẻ, bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh đã trở thành thói quen của người dân Việt Nam trong những thập niên qua. -
Teqball môn thể thao tăng cường sức khoẻ sự linh hoạt
Thời đại mới với rất nhiều loại hình thể thao giúp tăng cường sức khoẻ trong đó Teqball môn thể thao tổng hợp đòi hỏi nhanh nhẹn khéo léo, sự phối hợp khoa học, nhịp nhàng của người chơi. -
Luật thi đấu Đá cầu mới nhất
Luật thi đấu Đá cầu theo quyết định số 335/QĐ-UBTDTTquy định thời gian thi đấu, sân, trọng tài, luật đấu, vị trí đấu thủ, cách tính điểm v.v. -
Luật thi đấu cầu mây chính thức
Luật thi đấu Cầu mây theo quyết định số 2087/QĐ-UBTDTT quy định thời gian thi đấu, sân, lỗi, trọng tài, luật đấu, cách tính điểm v.v. -
Luật cử tạ chính thức
Luật cử tạ quy định các khái niệm trong bộ môn, Luật chi tiết đối với giải vô địch trong nước, thế giới. luật kỹ thuật, các lỗi, trọng tài, khiếu nại v.v -
Luật đấu vật chính thức
Luật đấu Vật theo quyết định số số 1509/QĐ-UBTDTT quy định thể thức thi đấu, trọng tài, cách tính điểm, khảm đấu, khiếu nại v.v. -
Luật thi đấu Boxing chính thức
Luật thi đấu Boxing quy định về võ đài, các thủ tục đăng ký, quy định về găng đấu, trang phục, y tế, cách bốc thăm, hiệp đấu, trọng tài, khiếu nại v.v -
Luật thi đấu cầu lông
Luật thi đấu Cầu lông theo quyết định số 1154/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 06 năm 2006 quy định các khái niệm, sân, cầu, vợt, giao cầu, thi đấu đơn, thi đấu đôi, các lỗi, trọng tài v.v. -
Luật thi đấu bóng rổ chính thức
Quyết định số 1185/QĐ-UBTDT ngày 10 tháng 6 năm 2005 về việc ban hành luật thi đầu bóng rổ gồm 2 phần 8 chương và 50 điềuđược áp dụng trong các cuộc thi đấu Bóng rổ từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại Việt Nam. -
Luật thi đấu bơi lội
Luật thi đấu bơi lội quy định tổ chức, khiếu nại, trọng tài, tư cách vận động viên, kiểm tra doping, luật bơi cho từng bộ môn bơi v.v.