Đứt gân cơ nhị đầu khi tập tạ nguyên nhân, cách điều trị
Nguyên nhân gây đứt gân cơ nhị đầu, điều trị đứt gân cơ nhị đầu
Đứt gân cơ nhị đầu khá hiếm gặp nhưng đây là một trong những chấn thương nặng khi tập tạ. Khi bị đứt gân cơ nhị đầu người tập bị hạn chế vận động, thậm chí mất hoàn toàn khả năng cử động khớp vai. Khi bị đứt gân cơ nhị đầu phải làm sao, nguyên nhân nào gây tình trạng này.
Đứt gân cơ nhị đầu hay rách gân cơ nhị đầu hoặc còn được gọi cách khác là chấn thương bắp tay trước (Biceps Tendon Tear). Chấn thương nghiêm trọng này khá hiếm gặp nhưng chấn thương này là một trong những chấn thương nặng của thể hình cũng như trong môn tập tạ. Khi bị đứt gân cơ nhị đầu cần được can thiệp sớm nhằm hạn chế tối đa biến chứng sau này.
Đứt gân cơ nhị đầu là gì?
Đứt gân cơ nhị đầu/rách gân cơ nhị đầu hay chấn thương bắp tay trước là tình trạng hoạt động quá mức, lặp đi lặp lại một động tác liên tục khiến gân cơ nhị đầu có thể bị mòn và cuối cùng bị rách/đứt. Chấn thương có thể xảy ra khi vặn khuỷu tay hay vai một cách đột ngột, dùng tay chống đỡ khi ngã,…
Cách phân loại tình trạng đứt gân cơ nhị đầu
Tình trạng đứt gân cơ nhị đầu gồm có đứt gân cơ nhị đầu ở vai và đứt gân cơ nhị đầu ở cánh tay.
+ Đứt gân cơ nhị đầu ở vai:
Đứt gân cơ nhị đầu ở vai xảy ra khi một trong hai đầu gân cơ bắp tay trước gắn với xương vai bị rách. Gân đầu dài dễ bị rách hơn gân đầu ngắn
+ Đứt gân cơ nhị đầu cánh tay: Đứt gân cơ nhị đầu cánh tay xảy ra khi khuỷu tay gặp phải một lực tác động mạnh làm rách gân ra khỏi xương. Khi gặp chấn thương này các gân khác của cánh tay vẫn hoạt động bù trừ để đảm bảo tay cử động gần như bình thường, nhưng với lực yếu hơn.
Nguyên nhân đứt/rách gân cơ nhị đầu khi tập tạ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rách gân cơ nhị đầu khi tập tạ, các nguyên nhân phổ biến như:
+ Rách gân cơ nhị đầu do cầm tạ quá nặng
+ Chống tay khi ngã trong quá trình tập luyện
+ Vận động quá sức trong thời gian dài không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý khiến các sợi gân bị mòn và xơ dần.
+ Do thực hiện các chuyển động cánh tay lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao
+ Không tập luyện các bài tập khởi động các khớp trước khi tập tạ.
+ Do tuổi tác
Dấu hiệu nhận biết đứt/rách gân cơ nhị đầu khi tập tạ
Trong quá trình tập tạ do một vài nguyên nhân khiến bạn bị đứt gân cơ nhị đầu hoặc rách gân cơ nhị đầu sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:
+ Cơn đau đột ngột, dữ dội ở phần trên cánh tay hoặc khuỷu tay kèm theo âm thanh póc đi kèm
+ Xuất hiện cảm giác nóng ấm ở khu vực bị đứt gân cơ nhị đầu.
+ Xuất hiện vết bầm tím ở giữa bắp tay xuống đến khuỷu tay
+ Cảm thấy đau nhức ở vị trí đứt lan khắp cánh tay
+ Lực của cánh tay yếu đi
+ Cơn đau tăng dần lên khi bạn thực hiện các động tác tạ lặp đi lặp lại
+ Thấy sưng ở bắp tay trước không còn được giữ ở đúng vị trí.
+ Khi xoay cánh tay theo vị trí lòng bàn tay hướng lên (hoặc hướng xuống) cảm thấy khó khăn, đau đớn.
Phương pháp điều trị đứt gân cơ nhị đầu khi tập tạ
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, chức năng vận động tổng thể của bắp tay các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Đứt gân cơ nhị đầu là chấn thương nghiêm trọng nên cách chữa duy nhất là phẫu thuật nối lại. Quá trình điều trị đứt gân cơ nhị đầu có phức tạp hay không còn phải phụ thuộc vào vết rách có gây tổn thương cho các bộ phận khác, chẳng hạn như chóp xoay hay không.
Phẫu thuật đứt gân cơ nhị đầu:
Khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ gắn lại gân vào xương như trạng thái ban đầu. Các biến chứng có thể xảy ra trong và sau mổ như: tê, yếu cánh tay, chảy máu, nhiễm trùng,…
Sau khi kết thúc phẫu thuật người bệnh phải đeo đai, bó bột hoặc nẹp để cố định cánh tay trong vòng 4 – 6 tuần.
Khi tháo bột, người bệnh thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cho cánh tay và cải thiện phạm vi chuyển động.
Thời gian phục hồi:
+ Ngay cả những vết thương nhẹ cũng mất ít nhất hai tháng để chữa lành hoàn toàn. Sau đó 2-3 tháng nữa, mới nên trở lại các hoạt động bình thường.
+ Những chấn thương rách gân cơ nhị đầu mức độ nặng, thời gian cần thiết để phục hồi từ 9 tháng đến 1 năm.
Bên cạnh việc phẫu thuật nối lại vết đứt các bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu, tạm ngưng mọi hoạt động thể thao đòi hỏi sử dụng cánh tay trị thương, yêu cầu người bệnh nghỉ ngơi hợp lý,
Phương pháp phòng ngừa đứt gân cơ nhị đầu khi tập tạ
+ Khởi động trước khi tập luyện giúp làm nóng cơ thể, làm ấm cơ bắp và nới lỏng các khớp, từ đó hạn chế chấn thương.
+ Sử dụng đai đeo bảo vệ
+ Có chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý, không tập luyện quá sức
+ Khi tập nên tập đúng kỹ thuật, đúng tư thế
+ Không nâng tạ quá nặng
+ Ngừng luyện tập tạ nếu cảm thấy bất kỳ cơn đau nào
+ Những người cao tuổi thận trọng khi tập tạ
+ Bỏ hút thuốc lá vì hút thuốc sẽ làm hạn chế oxy đến cơ và gân của bạn, khiến chúng trở nên căng và giòn hơn
+ Không nên tự thực hiện xoa bóp, co duỗi với dầu nóng
+ Đến ngay cơ sở khám chữa uy tín, sử dụng giải pháp phục hồi khoa học không tự ý điều trị tại nhà.
Suckhoecuocsong.vn/TH