Đời người có 3 thứ càng không tranh càng ít gặp tai họa
Đời người có 3 thứ càng không tranh càng ít gặp tai họa
Đối với mỗi người, ở đời có 3 việc nhất định không nên tranh giành để đạt được
Trong quá trình truy cầu những ước mơ, sự việc, sự vật, có người sẽ lựa chọn thuận theo đạo lý tự nhiên, cũng có người sẽ chọn đi trên con đường tắt để có được chúng, có người lựa chọn vượt qua, dẫm lên nhiều thứ để đạt được.
Nếu lựa chọn bước trên con đường mà bằng mọi giá để có được thì dẫu có lấy được cũng chẳng thể lâu dài. Còn người sống thuận theo tự nhiên thì dẫu chỉ giành được chút thành tựu nhỏ bé, nhưng chắc chắn chúng sẽ thuộc về ta và tồn tại mãi mãi.
1. Không tranh giành danh tiếng với bậc quân tử
Chúng ta thường nói với nhau câu "người tính không bằng trời tính", vậy ông trời tính tính toán cái gì? Thực ra ông trời sẽ tính đạo đức của mỗi người.
Đạo đức tốt đẹp là tấm lá chắn đi theo bảo vệ chúng ta cả đời, đồng thời nó cũng giúp những người có số phận bấp bênh chuyển nguy thành an.
Người có đạo đức sẽ được thu nhận và tìm được chỗ đứng của riêng mình, dù không thật cao nhưng cũng bình yên, vững chắc. Và đạo đức được thể hiện qua từng cử chỉ, hành động dù rất nhỏ bé của chúng ta ngay trong cuộc sống hàng ngày.
Bởi thế nên mỗi người chúng ta dù bất cứ lúc nào cũng đều phải suy xét thật kỹ những hành động của bản thân, xem xem việc làm của chúng ta đã phù hợp với đạo lý ở đời, hợp với đạo trời hay chưa. Nếu hợp đạo lý thì phúc báo không cần cầu cũng sẽ tự đến với ta.
Còn một khi làm trái với đạo lý ở đời, có thể hậu quả chưa xuất hiện ngay nhưng không sớm thì muộn cũng sẽ phải trả giá.
Những người thích tranh giành danh tiếng với bậc quân tử cũng vậy, tranh giành không bao giờ mang lại niềm vui mà chỉ làm hao tổn thêm phúc báo của bản thân, thậm chí ra sức tranh giành, có khi còn nhận về tay không và cả những tổn thất không lường trước được.
Đã là bậc quân tử, danh tiếng của họ là điều không cần bàn cãi.
Họ là người trọng danh dự, trọng chữ tín, là người đáng để kết giao, để học hỏi. Thay vì tranh đấu gianh tiếng, hãy dành cho họ sự kính nể thì hơn
Vận mệnh của con người một phần có thể được định trước nhưng còn vài phần có thể tự mình thay đổi, sự thay đổi này phụ thuộc vào đạo đức, suy nghĩ và hành động của chúng ta.
Ví dụ như chúng ta có thể siêng năng làm việc thiện, lặng lẽ âm thầm tích nhiều phúc đức, điều này cũng góp phần đáng kể vào việc thay đổi cuộc đời của chính mình.
Đây chính là cái phúc mà chúng ta có thể tự mình tạo ra, thứ người khác có muốn cướp cũng không cướp được.
Với những gia đình siêng năng làm việc thiện, sau này họ nhất định sẽ nhận được dư đầy phúc báo truyền lại cho con cháu.
2. Không tranh giành lợi ích với kẻ tiểu nhân
Chuyện chúng ta làm nếu đi ngược với đạo lý thì sau cùng ắt sẽ phải hứng chịu hậu quả khôn lường. Bởi quy luật của đất trời vũ trụ luôn vượt xa sự khôn ngoan vặt vãnh của loài người.
Có lẽ cũng bởi vậy mà người xưa luôn một lòng kính sợ trời đất, quỷ thần và vũ trụ. Nhưng ngày nay, rất nhiều người lại đi theo thuyết vô thần. Họ trở nên lớn mật, to gan, không sợ trời đất. Nếu ai cũng như vậy thì thế giới này sẽ trở nên thật đáng sợ.
Tương truyền kể lại rằng, Lý Thuần Phong sống ở triều đại nhà Đường từng tiên đoán số mệnh cho triều đình. Ông nói với vua Đường Thái Tông: "Sắp tới sẽ có một người họ Võ tranh đoạt thiên hạ với ngài, hơn nữa hiện giờ người này đã đang ở trong cung của ngài".
Vua Đường Thái Tông nghe vậy nghĩ muốn diệt trừ tận gốc mầm tai họa này, nên dự định giết tất cả những người họ Võ sống trong cung.
Nhưng Lý Thuần Phong can ngăn nhà vua: "Đây đã là kiếp trời định, hơn nữa người này về sau sẽ trả giang sơn lại cho ngài. Nếu giờ ngài giết hắn, ngược lại sẽ dẫn dụ càng nhiều người có ý đồ xấu đến đây hơn. Đến lúc ấy hậu quả thần thật không dám tưởng tượng".
Hình ảnh Võ Tắc Thiên được xây dựng trên phim.
Vua Đường Thái Tông nghe vậy liền thuận theo ý của Lý Thuần Phong. Quả nhiên về sau Võ Tắc Thiên chiếm đoạt giang sơn nhưng quyền lực cuối cùng vẫn về lại tay gia tộc Lý Thị.
Đường Thái Tông vì biết lắng nghe lời khuyên của người khác nên nhà Đường dù trải qua nhiều biến cố nhưng vẫn thuộc về gia tộc họ Lý.
Ngày nay, nhiều người không được bình tĩnh và trí tuệ được như vua Đường Thái Tông. Khi đối mặt với nhiều chuyện trái ý mình, họ chỉ muốn dùng thủ đoạn cứng rắn quyết liệt để giải quyết.
Cho dù là kiện tụng hay là đi móc mối quan hệ, họ đều cố dùng trăm phương ngàn kế chỉ vì muốn lật đổ phương và giành được thứ mình muốn, mà không biết rằng kiểu hành vi này sẽ gây tổn hại đến phúc báo của họ sau này.
3. Không tranh (đấu) sự khôn ngoan với trời đất
Có một vị luật sư nọ cứ hễ gặp những vụ tranh chấp liên quan đến tranh giành lợi ích liền sẽ chạy đến giúp người ta thưa kiện. Như vậy đối phương vừa có thể nhận được tiền bồi thường, mà bản thân anh ta cũng thu được lợi ích từ vụ kiện đó.
Nhưng tiền bạc anh ta tranh thủ kiếm chác được không những không giữ lại được, mà còn mắc phải một khoản nợ lớn.
Vì sao lại như vậy? Khi con người ta xảy ra tranh chấp, là người tử tế, đáng ra phải đứng ra giúp họ hóa giải ác nghiệp với nhau. Nhưng người đàn ông này chỉ nhìn thấy được tiền bạc khi can thiệp vào những vụ tranh chấp này.
Mặc dù cuối cùng có thể giúp đối phương đòi được một khoản bồi thường hợp lý nhưng đồng thời, bản thân anh ta cũng rước theo những tai họa không cần thiết về mình.
Người đời vẫn nói: "Khôn ngoan không lại với Giời" là như vậy.
Trước đây ai cũng hiểu đạo lý này, nhưng trong thế giới ngày nay, người có thể lĩnh hội được đạo lý này càng ngày càng ít.
Kết quả là con người thường đua nhau tranh giành lợi ích, dồn hết tâm trí, lợi dụng mọi thủ đoạn để đoạt lấy, nhưng đến cùng họ vẫn không thoát khỏi quy luật của trời đất, của vũ trụ.
Bởi vậy, một người tu đạo nên biết để tránh kiếm chác, tranh giành những lợi ích đó và tranh chấp lợi ích với người khác.
Nhà văn Lâm Ngữ Đường người Trung Quốc từng nói: Người không tranh giành, người trong thiên hạ sẽ không tranh giành với anh ta!
Người hiếu thắng giỏi tranh giành chưa chắc đã thắng, ngược lại, người biết cách lùi một bước chưa chắc đã thua.
Chỉ cần một người có phúc báo, ắt sẽ có được hết thảy những thứ khác.
Những gì đã là của chúng ta, thuộc về chúng ta, mãi mãi sẽ không bao giờ mất, còn nếu như đã không phải của chúng ta, giành nữa, giành mãi cũng không có được.
Thậm chí có được trong chốc lát, những thứ đó cũng sẽ có lúc tự nhiên tan biến, thay vào đó là tai họa sẽ tìm đến.
Kỹ năng sống, suy ngẫm, bài học thành công, hạnh phúc
St.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên
Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh. -
Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh
Victor Hugo – Nhà văn Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.” -
Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc
Cuộc sống như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển lớn. Giữa những sóng gió, chúng ta dễ bị cuốn theo và đánh mất phương hướng -
Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết
Bạn có biết rằng sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn so với các giai đoạn trước đó? Điều này lý giải tại sao chúng ta thường cảm thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt hơn trong giai đoạn này. -
Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu
Từ xa xưa mọi người đều biết đến việc giao nhân lành gặt quả ngọt tuy nhiên thế nào là nhân lành, thế nào là chân thiện và giả thiện? thế nào là âm thiện, dương thiện? thế nào phải và chẳng phải? Thế nào là thiện lệch, thế nào là chính đáng? -
Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc
Nhà văn Victor Hugo từng nói: "Tuổi già là một mùa thu thứ hai, nơi mà chúng ta có thể thu hoạch những gì mình đã gieo trồng". Để mùa thu thứ hai thật sự ý nghĩa, chúng ta cần biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. -
Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?
Trong cuộc sống hối hả, xô bồ, tìm kiếm sự bình yên trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi. Thế nhưng, ngay cả khi đã có những phút giây tĩnh lặng, chúng ta vẫn dễ dàng để những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm và đánh mất đi sự an nhiên trong tâm hồn -
Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng
Tư thế ngồi mang tên một loài hoa (còn gọi là Liên hoa tọa hoặc Padmasana) tượng trưng cho sức sống và vẻ đẹp thuần khiết của tâm linh, tư thế hoa sen, còn gọi là tư thế kiết già là một trong những tư thế ngồi thiền định tốt nhất trong vô số các tư thế khác nhau. -
Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm
Khi suy nghĩ tích cực não bộ sẽ sản sinh ra hóc môn hạnh phúc endorphins có lợi cho sức khỏe tinh thần và các nội tạng cơ thể. -
Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe
Từ thuở xa xưa, con người đã luôn khao khát trường thọ và giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân. Giữa dòng chảy thời gian không ngừng, ai cũng mong muốn được níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời.