Để một buổi đi bộ đạt hiệu quả

08/10/2016 15:05

Alodoctor xin tổng hợp một số lưu ý để bạn có được một buổi luyện tập đi bộ đạt hiệu quả nhất.

Các chuyên gia cho biết, đi bộ là sự vận động của cả cơ thể, là cơ hội để tất cả các cơ quan cùng vận động chứ không chỉ riêng đôi chân. Đi bộ làm tiêu hao năng lượng, giảm mỡ thừa, tăng cường hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tăng sự dẻo dai và phát triển của các khối cơ, xương, khớp.

Thế nhưng, không phải ai cũng biết những cách để việc đi bộ đạt hiệu quả cao nhất cũng như cách để hoạt động đúng bộ môn luyện tập này. Và dưới đây Alodoctor xin tổng hợp một số lưu ý để bạn có được một buổi luyện tập đi bộ đạt hiệu quả nhất.

Thời điểm đi bộ

Bạn nên đi bộ vào sáng sớm hoặc cuối buổi chiều. Không nên đi vào lúc thời tiết nắng nóng hoặc quá lạnh, gió to.

Không gian đi bộ

Chọn một nơi thoáng đãng, không khí trong lành, đường đi an toàn, bằng phẳng, ít phương tiện qua lại… đó là một không gian lý tưởng cho các buổi luyện tập của bạn.

 Những nơi phù hợp cho việc đi bộ là quanh hồ, vườn hoa, công viên…

Trang bị

Hãy lựa chọn quần áo cotton, thoáng mát, đi giày đế bằng, mềm mại, vừa chân. Không nên đi bộ với guốc cao gót hay một đôi giày chật vì gây ra sự khó chịu và dễ ngã.

Khởi động

Dù đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng nhưng bạn cũng cần thực hiện vài động tác khởi động như lắc tay, vươn vai, xoay người để làm nóng cơ thể.

Không đi nhanh quá sớm

Những phút đầu nên đi chậm rồi mới tăng tốc dần, những phút cuối cũng vậy, giảm dần vận tốc trước khi dừng lại. Làm như vậy để giúp cơ thể thích ứng với trạng thái bình thường.

Tư thế đi bộ

Khi đi bộ bạn hãy đảm bảo giữ cho người luôn thẳng, mắt nhìn thẳng, lưng thẳng, bàn tay mở, hai tay vung đều ra phía trước và phía sau, gót chân luôn chạm đất.

Thời gian đi bộ

Đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, nếu bận rộn bạn có thể đi bộ hai lần trong ngày, mỗi lần 15 phút.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý, trong khi đi bộ, nếu thấy mệt mỏi, đau chân thì cần dừng lại ngay. Không đi bộ ngay sau khi ăn no. Không mang, vác, xách bất cứ thứ gì khi đi bộ.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo yhocvn.net)

Các tin khác

Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý