Đặc điểm của người có năng lực: Không lằng nhằng dây dưa vào những việc vô bổ, hại não
Đặc điểm của người có năng lực: Không lằng nhằng dây dưa vào những việc vô bổ, hại não
Trường học chỉ dạy ta kiến thức, mà kiến thức thì chỉ là một phần nhỏ của năng lực. Năng lực là thứ tố chất được bộc lộ ra trong quá trình làm việc.
Ví dụ đơn giản, chúng ta đang ngồi, bất ngờ thấy điện bị cúp. Người có năng lực sẽ đi xem xét coi có gì không ổn trong hệ thống điện của mình không. Thấy một bóng điện bị nổ, rồi cầu dao tự động ngắt, vậy thì bật cầu dao lên, thế là xong. Còn nếu vẫn không tìm được nguyên nhân, họ sẽ sang nhà hàng xóm, xem xét, thấy các nhà hàng xóm có điện, thì lập tức về gọi thợ đến sửa. Còn các nhà hàng xóm cũng cúp, thì cả khu bị ngắt, yên tâm đợi tới lúc có điện trở lại.
Sống với 1 người có năng lực, chúng ta luôn cảm thấy mọi việc đơn giản hơn. Tư duy và cách giải quyết vấn đề sáng sửa. Năng lực của họ bộc lộ ra trong cả những việc nhỏ mỗi ngày.
Còn sống với người không có năng lực, cúp điện, nghiễm nhiên thụ động chờ. Tới tối thấy hàng xóm điện sáng trưng, mới biết là chỉ có nhà mình bị hỏng. Tối rồi gọi chẳng thợ nào đến, đành chịu thêm 1 đêm âm u, tối tăm nữa. Mất điện khiến đồ ăn trong tủ lạnh bốc mùi, không thể bơm nước lên bồn dự trữ, mất luôn nước. Và cuộc sống cứ thế trở nên vất vả, rồi sinh ra cáu kỉnh, bực bội, quẩn quanh rồi trách cứ đổ tại số phận này nọ…
Người có năng lực có đặc trưng cá nhân là sạch sẽ, thơm tho, luôn quan sát nên chỗ ăn, chỗ ở, chỗ ngủ, chỗ làm, chỗ chơi của họ rất sạch, gọn gàng, ngăn nắp.
Lúc nghèo thì họ tự tay làm, lúc giàu thì thuê người làm, nhưng phải có ÓC QUAN SÁT và ÓC TỔ CHỨC mới biết mà sai khiến người khác.
Làm với người có năng lực, rất yên tâm. Họ chỉn chu với các việc đang làm. Khoa học, logic, kế hoạch rõ ràng, mục tiêu rõ ràng.
Năng lực quản lý là tố chất mọi doanh nghiệp cần. Mà muốn có năng lực quản lý, thì bắt đầu phải từ năng lực cá nhân.
Lý Quang Diệu nói, đại khái có ý là: Mỗi quốc gia lớn hay nhỏ không phải là lãnh thổ, mà là sở hữu nhiều cá nhân có năng lực, có tư chất, xong đào tạo họ để họ làm quản lý. Ở quy mô doanh nghiệp, chớ dụng người bất tài, đặt sai vị trí, nhất là vị trí quản lý, bởi những người này sẽ làm công ty phá sản hoặc dậm chân tại chỗ, không thể lớn mạnh được.
Theo khoa học về nhân sự, người có năng lực có các đặc điểm sau:
Chủ động, sáng tạo.
Không chờ người khác bảo làm gì, mà tự tay làm ngay khi có thông tin. Khả năng tự học của họ là vô biên
Đơn giản như học ngoại ngữ. Một người tầm thường sẽ chờ thầy dạy 10 chữ, ngồi học hết 10 chữ đó, nhớ được 5 chữ, 5 chữ quên, phải học lại. Người có năng lực họ học 1 chữ, suy ra 10 chữ, gắn vào các tình huống khác nhau, rất thông minh, linh động.
Họ học gì cũng rất nhanh, vì có khả năng tự học cao. Vô bất cứ ngành nghề gì, khả năng tự học và sáng tạo cũng giúp họ nhanh chóng nắm rõ bản chất của sự việc và làm tốt, luôn có sự thay đổi, khác biệt ngày qua ngày. Người có năng lực hầu như không thể dốt vì khả năng tự học này, dù có thể không có bằng cấp.
Mọi thứ ngắn gọn, rõ ràng vì không có thời gian
Người năng lực biết đời người là hữu hạn, nên những gì không liên quan đến việc họ làm, không dính dáng gì đến hiệu quả công việc, họ lập tức bỏ qua.
Họ không lằng nhằng dây dưa vào các sự việc phức tạp, tốn thời gian, nhất là tình cảm. Họ không quá để tâm đến cảm xúc của mình và người khác vì cái đó là nhất thời.
Họ không đọc, nghe, bàn bạc... các thông tin vô bổ (còn thế nào là vô bổ thì tuỳ mức độ đánh giá của mỗi người).
Họ cũng không tập trung phân tích nguyên nhân của cái sai, cái thất bại mà rút bài học rồi nhanh chóng làm lại cái mới.
Tư duy tích cực
Cái này nói dễ, nhưng làm không dễ. Vì con người bản chất là phòng thủ, nên thường nhìn các mặt xấu để đề phòng. Nhưng với người có năng lực, họ xem mọi thứ đều là cơ hội. Họ biến các cơ hội đó làm bàn đạp đi tới thành công.
Tư duy lớn, dài hạn. Không nhỏ nhặt, tủn mủn
Cái này cực khó. Ai càng lớn tuổi, càng kiếm được tiền, càng sống gần người làm ăn lớn, trí tuệ lớn, nhân cách lớn, hoặc bản thân họ phải nghĩ thật lớn..., thì mới có được tư duy này. Còn không mãi mãi chỉ quẩn quanh với mấy thứ vụn vặt, nhìn một mà không biết hai, mãi mãi dậm chân tại chỗ.
Chấp nhận cô đơn thượng lưu và dám bị ghét
Người có năng lực vì tư duy vượt trội và khác biệt, nên luôn có một tỷ lệ người không ưa. Nhất là người theo tư duy xơ cứng lối mòn đám đông (stereotype), người bảo thủ, người nghĩ nhỏ, người tham sân si, người đố kỵ, người tiêu cực...
Nhưng người năng lực không bận tâm những thứ ngoài thân đó, họ vui vẻ chấp nhận sẽ bị ghét. Bởi họ sinh ra trên đời không phải để làm hài lòng đám đông
Trí tuệ cổ nhân, kỹ năng sống, suy ngẫm, bài học thành công hạnh phúc
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên
Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh. -
Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh
Victor Hugo – Nhà văn Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.” -
Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc
Cuộc sống như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển lớn. Giữa những sóng gió, chúng ta dễ bị cuốn theo và đánh mất phương hướng -
Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết
Bạn có biết rằng sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn so với các giai đoạn trước đó? Điều này lý giải tại sao chúng ta thường cảm thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt hơn trong giai đoạn này. -
Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu
Từ xa xưa mọi người đều biết đến việc giao nhân lành gặt quả ngọt tuy nhiên thế nào là nhân lành, thế nào là chân thiện và giả thiện? thế nào là âm thiện, dương thiện? thế nào phải và chẳng phải? Thế nào là thiện lệch, thế nào là chính đáng? -
Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc
Nhà văn Victor Hugo từng nói: "Tuổi già là một mùa thu thứ hai, nơi mà chúng ta có thể thu hoạch những gì mình đã gieo trồng". Để mùa thu thứ hai thật sự ý nghĩa, chúng ta cần biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. -
Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?
Trong cuộc sống hối hả, xô bồ, tìm kiếm sự bình yên trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi. Thế nhưng, ngay cả khi đã có những phút giây tĩnh lặng, chúng ta vẫn dễ dàng để những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm và đánh mất đi sự an nhiên trong tâm hồn -
Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng
Tư thế ngồi mang tên một loài hoa (còn gọi là Liên hoa tọa hoặc Padmasana) tượng trưng cho sức sống và vẻ đẹp thuần khiết của tâm linh, tư thế hoa sen, còn gọi là tư thế kiết già là một trong những tư thế ngồi thiền định tốt nhất trong vô số các tư thế khác nhau. -
Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm
Khi suy nghĩ tích cực não bộ sẽ sản sinh ra hóc môn hạnh phúc endorphins có lợi cho sức khỏe tinh thần và các nội tạng cơ thể. -
Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe
Từ thuở xa xưa, con người đã luôn khao khát trường thọ và giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân. Giữa dòng chảy thời gian không ngừng, ai cũng mong muốn được níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời.