Công dụng của khí oxy y tế, quy định sử dụng
Oxy y tế là gì, những công dụng của oxy y tế trong điều trị bệnh, quy định khi sử dụng oxy y tế
Công dụng của khí oxy y tế, quy định sử dụng
Như đã biết khi chúng ta hít một hơi thở, chúng ta lấy trong không khí một lượng khí chứa 21% là oxy vào phổi của chúng ta. Oxy sau khi được hít vào phổi được các hồng cầu tải với lưu lượng cố định vào trong tế bào của con người. Tại đây, nó gây xúc tác với các chất dinh dưỡng, tạo ra nhiệt lượng cần thiết cho sự hoạt động của bộ máy cơ thể con người và năng lượng của hoạt động sống, vì thế oxy rất cần thiết để duy trì cuộc sống của con người.
Oxy y tế là gì?
Oxy y tế là dạng oxy có độ tinh khiết cao, không màu, không mùi, được máy móc thanh lọc từ không khí. Sau đó được người sử dụng hít thở trực tiếp thông qua các loại ống dẫn. Oxy y tế được sử dụng trong các hoạt động liên quan tới sức khỏe con người và trong lĩnh vực y tế.
Công dụng của oxy y tế
Công dụng chính của oxy y tế chính là cấp cứu cho người bị ngạt, người bị bệnh tim, các bệnh về hô hấp, rối loạn nhịp thở, khí oxy y tế khi ở dạng cao áp còn được sử đụng để điều trị ngộ độc carbon monoxide (CO), hoại tử khí và các bệnh chuyên biệt về oxy. Bên cạnh đó, khí oxy y tế còn được sử dụng trong việc hỗ trợ và điều trị các bệnh sau:
+ Điều trị bệnh phổi tắc ngẽn mạn tính
+ Thiếu máu
+ Chứng ngưng thở khi ngủ
+ Viêm phổi.
+ Phù phổi cấp.
+ Khí phế thũng.
+ Viêm phế quản phổi.
+ Hen suyễn
+ Suy tim
+ Suy tim bẩm sinh
+ Hội chứng suy hô hấp ở trẻ em
Phân biệt oxy y tế và oxy công nghiệp
Việc phân biệt rõ oxy y tế và oxy công nghiệp để tránh sử dụng nhầm, gây nhiều hậu quả tai hại khác.
Oxy công nghiệp là loại oxy có lẫn nhiều loại tạp chất khác như: CO, CO2, C2H2…, loại khí này được ứng dụng nhiều trong các công việc khác như: hàn cắt kim loại, làm nóng chảy thủy tinh… các công việc trong lĩnh vực công nghiệp khác
Do có sự khác nhau về độ tinh khiết, việc sử dụng khí oxy công nghiệp thay cho khí oxy y tế là không thể được chỉ cần hít phải một lượng nhỏ oxy công nghiệp cũng có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng ngạt thở hoặc các bệnh về hô hấp.
Nhưng không phải tất cả mọi loại oxy có nồng độ tinh khiết cao thì đều có thể sử dụng trong y tế. Bởi một số loại những loại oxy cực kỳ tinh khiết, nồng độ lên đến 99.999% thường chỉ được sử dụng trong một số lĩnh vực đặc biệt hoặc dùng trong nghiên cứu, phân tích. Trong khi oxy y tế thường sẽ có độ tinh khiết trong khoảng từ 90 - 99%
Phân loại sản phẩm tạo oxy y tế hiện nay
Máy tạo oxy
Máy tạo oxy là một thiết bị có chức năng làm giàu oxy từ khí trời (làm tăng nồng độ oxy) với nồng độ oxy ngõ ra khoảng 90-95%. Thiết bị này được sử dụng để cung cấp oxy cho bệnh nhân gặp vấn đề về hô hấp mà không cần dùng tới oxy hóa lỏng hay bình oxy, có trọng lượng nhẹ, có tay cầm và 4 bánh xe, giúp người dùng dễ dàng di chuyển cùng máy, có nhiều tính năng hiện đại mà bình trợ thở không có, những loại này rất nguy hiểm và bất tiện khi sử dụng tại nhà.
Máy tạo oxy được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như: người bệnh, người bị tai nạn khi cấp cứu phải thở trực tiếp oxy hay những người bị bệnh hen suyễn, người bị yếu phổi, thợ lặn khi xuống sâu dưới biển, phi công lái máy bay, người cao tuổi
Bên cạnh đó, máy tạo oxy được sử dụng cho người bình thường làm việc trong môi trường độc cũng rất cần máy tạo oxy như: nơi chật hẹp, đông người, ngồi lâu trong phòng lạnh, xe hơi, giảng dạy, thuyết trình nhiều, lao động trí óc căng thẳng, vận động viên, nghệ sĩ, ca sĩ.. sau giờ luyện tập, lao động
Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị suy hô hấp mãn tính thì không thể thiếu máy tạo oxy. Việc cung cấp oxy tại nhà vừa giúp cải thiện sức khỏe, vừa tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
Bình oxy y tế
Bình thở oxy là bình khí oxy y tế, đây là thiết bị được sử dụng khi bệnh nhân có vấn đề về hô hấp. Loại bình khí nén chứa oxy tinh khiết trên 99.5%.Bình oxy có hai loại: Oxy sẽ được nén trong các loại bình 2 lít, 5 lít, 8 lít, 40 lít ở áp suất quy định. Bộ bình thở Oxy bao gồm: bình oxy, một van điều áp gồm ba bộ phận đồng hồ đo lượng oxy, bộ phận làm ẩm, cột đo lượng oxy (lít/phút).
Bình thở oxy có chi phí đầu tư ban đầu thấp, có nhiều dung tích bình khác nhau 2 lít, 5 lít, 8 lít, 40 lít, phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của người sử dụng. Nhưng bình sử dụng khá bất tiện do cồng kềnh, có trọng lượng lớn
Quy định khi sử dụng oxy y tế
Theo các chuyên gia y tế cho biết oxy nguyên chất như là một loại thuốc, không phải cũng có thể sử dụng. Trong quá trình điều trị, bác sĩ chỉ định thở oxy cho những bệnh nhân bị suy hô hấp cấp do cơn hen phế quản cấp, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, ngộ độc cấp làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, người mắc Covid-19,...
Một số trường hợp mắc mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ phổi, phải dùng oxy lâu dài tại nhà sau khi được điều trị qua đợt cấp. Đối với những người không bị suy hô hấp sẽ không có chỉ định dùng oxy y tế.
Hơn nữa, việc thiết lập và vận hành hệ thống máy thở cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị phụ trợ (hệ thống oxy, hệ thống khí nén), cần có thầy thuốc (bác sĩ, điều dưỡng) được đào tạo chuyên môn bài bản để vận hành
Trong y khoa, oxy không được chỉ định dành cho người tập thể dục mệt, giảm stress hay ứng phó với không khí ô nhiễm ngoài trời. Muốn thở oxy tại nhà cần phải có chỉ định của bác sĩ và được theo dõi chặt chẽ, tuân thủ tuyệt đối những chỉ định về liều lượng, thời gian thở khi sử dụng oxy.
Ngoài ra, nguồn oxy có từ bình nén, oxy lỏng, máy tách oxy, nếu không được kiểm tra, tư vấn trước khi dùng, người bệnh dễ bị ứ khí CO2, thậm chí ngưng thở gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bên cạnh đó, oxy là chất dễ gây cháy nổ nhanh và mạnh, một bình oxy 12 lít nếu cháy nổ có thể làm sập một căn nhà hai tầng. Vị trí đặt bình oxy cũng cần phải được chú ý để đảm bảo an toàn, hãy đặt bình thở oxy cần thoáng khí và không gần các thiết bị tỏa nhiệt như bếp gas, lò nướng, máy sưởi, giấy, các vật dễ cháy...
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Cách lắp đặt, sử dụng bình oxy, máy tạo oxy, ưu nhược điểm của từng loại
+ Các bước lắp đặt, sử dụng bình oxy tại nhà đúng cách, cách thở
+ Dấu hiệu bệnh nhân covid-19 nặng, phân loại xử trí, cần cấp cứu
+ Hướng dẫn theo dõi, chăm sóc F0 cách ly tại nhà theo Sở Y tế TP. HCM
Suckhoecuocsong.vn/TH