Có nên ăn bánh chưng để trong tủ lạnh quá lâu?
Bánh chưng để trong ngăn mát tủ lạnh quá lâu liệu còn ăn được không
Có nên ăn bánh chưng để trong tủ lạnh quá lâu?
Nhiều gia đình thường bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh quá lâu do gói nhiều ăn không hết. Nhưng có nên ăn bánh chưng để trong ngăn mát tủ lạnh quá lâu hay không, liệu còn ăn được không?
Trong dịp Tết nhiều gia đình thường tập trung gói nhiều bánh chưng để ăn trong dịp Tết hay làm quà biếu cho gia đình họ hàng, bạn bè. Nhưng khá nhiều gia đình gói nhiều bánh chưng dẫn đến tình trạng ăn không hết thường phải bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh để qua Tết mới bỏ ra ăn.
Bởi nếu để bánh chưng ở ngoài trời với điều kiện thời tiết tại Việt Nam là nóng ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phát triển từ đó làm bánh dễ bị ôi thiu hay xuất hiện tình trạng ẩm mốc. Do vậy bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh là điều được nhiều người lựa chọn, khi ăn chỉ cần lấy ra rã đông, hấp hoặc rán, bánh vẫn thơm ngon, giữ được hương vị ban đầu
Tuy nhiên, bất kể thực phẩm nào nếu để trong tủ lạnh quá lâu thì thành phần của bánh sẽ bị biến đổi khi ăn vào sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu trong quá trình sử dụng bánh chưng được bảo quản trong tủ lạnh, bánh chưng xuất hiện tình trạng ôi thiu, nấm mốc, nhớt,... tuyệt đối không được sử dụng mà nên bỏ đi tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa thậm chí bị ngộ độc bởi lúc này các vi khuẩn, nấm mốc đã xâm nhập vào bên trong bánh
Thường khi bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh khoảng 2-3 tuần nếu được đảm bảo đúng cách thì vẫn có thể ăn được. Ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ cần duy trì 4 độ, hoặc có thể bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh. Nếu thấy bánh không xuất hiện tình trạng mốc, mùi chua, bánh vẫn bình thường, chỉ đông cứng lại thì chúng ta vẫn có thể rã đông bánh ăn bình thường
Để thay đổi khẩu vị, kích thích vị giác khi ăn bánh chưng nhiều gia đình thường xuyên ăn bánh chưng rán. Điều này có thể khiến cơ thể nạp vào một lượng lớn chất béo vào cơ thể, không có lợi cho sức khỏe, dễ gây mỡ bụng, tăng cân nhanh chóng. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, tránh tình trạng tăng cân sau khi ăn bánh chưng chúng ta tốt nhất nên cắt bánh thành các miếng nhỏ, sau đó luộc hoặc cho vào lò vi sóng, hay đặt trên vỉ nồi cơm điện để hấp. Điều này sẽ giúp bánh trở nên mềm, hương vị vẫn thơm ngon, cơ thể không hấp thụ quá nhiều chất béo độc hại
Nhằm đảm bảo bánh chưng không dễ bị hỏng trong quá trình sơ chế nguyên liệu, chế biến bánh chưng, chúng ta cần:
+ Lá dong sử dụng để gói bánh chưng nên lựa chọn lá không bị sâu bệnh, nấm mốc, lá cần phải rửa kỹ, để ráo nước
+ Sau khi rửa sạch nhằm loại bỏ bớt nước còn đọng lại trong bánh chưng nên ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn, có thể sử dụng mâm hoặc vải nilon phủ lên trên, sau đó đặt vật nặng lên trên
+ Sau khi bánh chưng đã được nấm chín sau khi vớt bánh khỏi nồi luộc bánh chưng nên rửa bánh lại bằng nước sạch để nước nhớt khi luộc bánh sẽ không bị bám trên thực phẩm, giữ cho bánh tránh bị ôi thiu, chua
+ Khi bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh nên để nguyên lá gói vào tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần mặt cắt, lấy giấy nilon bao kín lại tránh các vi khuẩn bên trong tủ lạnh có cơ hội xâm nhập vào bên trong bánh
+ Bánh chưng sau khi ráo nước nên để bánh ở nơi thoáng mát, thoáng gió, tránh để bánh nơi có ánh nắng mặt trời, nơi ẩm nướt giúp bánh khô se phần mặt, đảm bảo vệ sinh, vừa giữ được lâu.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Các phương pháp bảo quản thực phẩm khỏi vi sinh vật, hoá chất và mối nguy vật lý
Thực phẩm hút chân không liệu có an toàn?
An toàn đối với thực phẩm đóng hộp
Thói quen tích trữ đồ ăn ngày Tết có nên hay không?
Những món ngon có thể khiến bạn béo tròn trong ngày Tết
Suckhoecuocsong.vn