Chữ nhẫn trong cuộc đời
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn từng nói về chữ nhẫn “ Ban đêm tôi nhìn trời đất đề học về lòng bao dung , nhìn đường đi của kiến , để biết về sự nhận nhục ..”và “ lòng nhẫn nhịn đã giúp anh thoát ra được rất nhiều nổi ưu phiền”.
Có một câu chuyện về chữ nhẫn như thế này:
Vào một buổi chiều yên ả, ánh nắng chiếu rọi khắp trên sân. Hai cha con ngồi cạnh nhau trên chiếc ghế. Cậu con trai với khuôn mặt khôi ngô tuấn tú đang ngồi đọc báo. Người cha già lặng lẽ ngồi bên cạnh. Bỗng có một con chim sẻ bay xuống bãi có gần đó. Người cha nhẹ nhàng hỏi:
"Đó là con gì?".
Nghe thấy cha hỏi, cậu con trai nhìn xuống đám cỏ xanh, thản nhiên đáp: "Là một con chim sẻ". Sau đó, cậu ta tiếp tục nhìn xuống tờ báo. Người cha nhìn con chim sẻ, sau đó đưa mắt nhìn những ngọn cỏ đung đưa trên thảm cỏ, trầm tư, rồi lại hỏi tiếp:
"Đó là con gì?".
Lúc này, cậu con trai nhíu mày, tỏ thái độ khó chịu: "Cha, con vừa nói với cha rồi, là một con chim sẻ". Rồi người con trai lại tiếp tục đọc tờ báo đang cầm trên tay. Con chim sẻ bay lên rồi lại bay xuống, sau đó lại dừng lại ở đám cỏ cáсh đó không xa, người cha đưa mắt nhìn theo.
Người cha nhìn vào con chim sẻ, tỏ vẻ hiếu kỳ, nghiêng người ngắm nghía, hỏi tiếp:
"Đó là con gì?".
Cậu con trai gấp tờ báo lại, tỏ rõ sự không hài lòng: "Một con chim sẻ. Cha! Nó là một con chim sẻ".
Sau đó, người cha dùng tay chỉ vào con chim sẻ, đánh vần từng câu từng chữ một. Người con trai tỏ vẻ tức giận, nhìn chằm chằm về hướng người cha. Người cha già không nhìn vào cậu con trai của mình, vẫn thản nhiên hướng ánh mắt về phía con chim sẻ, ngập ngừng rồi hỏi:
"Đó là con gì?".
Người con trai giờ đây đã không thể bình tĩnh được nữa: "Rốt cuộc cha muốn làm gì? Con đã nói nhiều lần rồi, đó là một con chim sẻ, lẽ nào cha nghe không hiểu ư?".
Người cha không nói thêm gì nữa, liền đứng dậy. Người con trai không thể hiểu nổi, bèn hỏi: "Cha đi đâu vậy?". Người cha xua tay, ra hiệu cho người con trai đừng đi theo, một mình bước vào trong phòng.
Con chim sẻ bay đi, nắng chiều vẫn thế, dịu ngọt và ấm áp, riêng người con trai bực bội, ném tờ báo đi, thở dài một mình.
Một lúc sau, người cha quay lại, cầm một cuốn sổ trên tay. Ông ngồi xuống và lật trang sáсh, sau đó đưa cho đứa con trai của mình, ông chỉ vào một đoạn văn và nói:
"Hãy đọc đi".
Đó là những dòng chữ đầy kỷ niệm: "Hôm nay, tôi và đứa con trai ba tuổi chơi trong công viên, một con chim sẻ đậu xuống cạnh chúng tôi. Cậu con trai của tôi đã hỏi tôi 21 lần: "Cha ơi, đó là con gì?". Tôi đã trả lời thằng bé 21 lần: "Đó là con chim sẻ. Con trai tôi lại hỏi một lần nữa, tôi ôm thằng bé và cười hạnh phúc, tôi kiên nhẫn trả lời và giải thích cho thằng bé, tôi cũng không thấy phiền phức chút nào cả
Chao ôi, thằng bé thật là đáng yêu".
Sau khi đọc xong, người con trai gấp cuốn sổ lại, trong lòng cậu ta cảm thấy vô cùng xấu hổ, cố ngăn cho dòng nước mắt đừng rơi. Cậu mở rộng vòng tay, ôm chầm lấy người cha già bên cạnh. Hóa ra, người cha không hề già nua và hồ đồ, chỉ là khi nhìn thấy con chim sẻ, người cha nhớ lại ký ức đẹp với cậu con trai ngày nhỏ, nên đã cố tình hỏi đi hỏi lại câu hỏi như vậy.
Khi còn nhỏ, cậu con trai vô cùng hiếu kỳ và tò mò về những điều mới lạ. Giờ đây khi cậu đã lớn khôn, không còn suốt ngày hỏi cha 1001 câu hỏi về thế giới xung quanh. Bây giờ, cậu ta chỉ biết cúi đầu đọc báo, không còn quan tâm và "dựa dẫm" vào người cha bên cạnh như thời ấu thơ.
Trải qua năm tháng cuộc đời, cha mẹ chúng ta rồi cũng sẽ già đi, mái tóc đen dần chuyển thành màu trắng, sức khỏe cũng giảm sút, không còn nhiều "sức mạnh" để che chở cho con cái như ngày ta còn thơ bé. Thế nhưng, có một điều không thể thay đổi, đó chính là tình yêu và sự hy sinh mà cha mẹ dành cho con cái. Dù con cái đối xử ra sao, cha mẹ vẫn luôn yêu thương, bao dung và nhẫn nại.
Tiết Tư Am đã từng nói: “Cư xử trong nhà không gì hay bằng “nghĩa”, không gì quý bằng “nhẫn”.”
Hòa thượng Thanh Từ cũng từng chia sẻ: “Chúng ta không nên hiểu lầm nhẫn nhục là điều xấu, theo quan niệm của nhiều người, nhẫn là phải chịu nhục. Theo tôi thì không phải vậy. Nhẫn nhục là một sức mạnh chớ không phải yếu đuối.”
Và quả thực chữ nhẫn giúp cho cuộc sống của con người ôn hòa và dịu dàng hơn, cũng giúp cho con người ta vượt qua bao nhiêu trông gai, thử thách để đến bến bờ thành công.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên
Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh. -
Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh
Victor Hugo – Nhà văn Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.” -
Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc
Cuộc sống như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển lớn. Giữa những sóng gió, chúng ta dễ bị cuốn theo và đánh mất phương hướng -
Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết
Bạn có biết rằng sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn so với các giai đoạn trước đó? Điều này lý giải tại sao chúng ta thường cảm thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt hơn trong giai đoạn này. -
Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu
Từ xa xưa mọi người đều biết đến việc giao nhân lành gặt quả ngọt tuy nhiên thế nào là nhân lành, thế nào là chân thiện và giả thiện? thế nào là âm thiện, dương thiện? thế nào phải và chẳng phải? Thế nào là thiện lệch, thế nào là chính đáng? -
Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc
Nhà văn Victor Hugo từng nói: "Tuổi già là một mùa thu thứ hai, nơi mà chúng ta có thể thu hoạch những gì mình đã gieo trồng". Để mùa thu thứ hai thật sự ý nghĩa, chúng ta cần biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. -
Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?
Trong cuộc sống hối hả, xô bồ, tìm kiếm sự bình yên trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi. Thế nhưng, ngay cả khi đã có những phút giây tĩnh lặng, chúng ta vẫn dễ dàng để những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm và đánh mất đi sự an nhiên trong tâm hồn -
Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng
Tư thế ngồi mang tên một loài hoa (còn gọi là Liên hoa tọa hoặc Padmasana) tượng trưng cho sức sống và vẻ đẹp thuần khiết của tâm linh, tư thế hoa sen, còn gọi là tư thế kiết già là một trong những tư thế ngồi thiền định tốt nhất trong vô số các tư thế khác nhau. -
Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm
Khi suy nghĩ tích cực não bộ sẽ sản sinh ra hóc môn hạnh phúc endorphins có lợi cho sức khỏe tinh thần và các nội tạng cơ thể. -
Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe
Từ thuở xa xưa, con người đã luôn khao khát trường thọ và giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân. Giữa dòng chảy thời gian không ngừng, ai cũng mong muốn được níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời.