Chấn thương phần mềm thường gặp khi chơi bóng bàn và cách xử lý

17/05/2017 16:10

Phương pháp xử lý khi gặp chấn thương mền khi chơi bóng bàn

Chấn thương khi chơi thể thao là điều khó tránh khỏi trong tập luyện và thi đấu. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiểu các loại chấn thương ngay từ đầu để tránh tình trạng làm chấn thương trở nên trầm trọng hoặc trở thành mãn tính khó điều trị là vô cùng quan trọng đối với tất cả các vận động viên. Vậy, những chấn thương phần mềm nào thường gặp khi chơi bóng bàn? Cách xử lý ra sao?

Chấn thương phần mềm

Chấn thương mô mềm: gân – cơ – dây chằng với nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân có thể do va chạm, ngã hoặc bị kéo căng quá mức – vặn xoắn, co rút đột ngột với nhiều mức độ khác nhau như giãn – rách – đứt – đụng dập…

Thông thường, tổn thương dây chằng, gân, cơ được chia làm 3 cấp độ. Độ I: Dây chằng (gân, cơ) bị kéo giãn, số lượng bó sợi bị rách 25% với các triệu chứng sưng đau nhẹ, không giới hạn vận động cơ – khớp, nhưng đau tăng lên khi ấn vào vùng tổn thương.

Độ II dây chằng (gân, cơ) bị rách từ 25% đến 75% số sợi biểu hiện sưng bầm tại chỗ, đau nhiều, giới hạn một phần vận động của cơ, mất vững một phần của khớp. Độ III đứt hoàn toàn số sợi cơ hay dây chằng. Mất liên tục của cơ có thể cảm thấy khi sờ dưới da, khớp sưng nhiều, mất vững và có thể bị trật khớp.

Phương pháp xử lý khi bị chấn thương

Chườm lạnh

Có thể chườm lạnh giúp giảm chảy máu, giảm sưng, giảm đau, giảm viêm, thời gian từ 10-15 phút. Lưu ý không nên chườm quá lâu có thể gây phỏng lạnh.

Phương pháp:

+ Xử dụng đá nhuyễn hoặc nước đá trong túi nylon, bọc khăn vải ướt bên ngoài, chườm lên vùng tổn thương.

+ Chườm lạnh được thực hiện trong 24-72 giờ đầu sau chấn thương.

+ Thời gian chườm là 10-15 phút, rồi nghỉ 30-45 phút, có thể lặp lại nhiều lần trong ngày.

Băng ép

Ngay sau khi chấn thương, có thể bất động tạm thời chi bị chấn thương từ 24 – 72 giờ với nẹp.

Mục đích băng ép là làm giảm giảm sưng có thể thực hiện cùng lúc với chườm lạnh hoặc khi không có chườm lạnh.

Phương pháp:

+ Sử dụng băng thun quấn từ dưới vùng bị tổn thương khoảng 5 – 10 cm quấn lên trên vùng tổn thương và qua khỏi vùng tổn thương.

+ Những vòng đầu quấn hơi chặt sau đó lỏng dần. Sau quấn phải kiểm tra xem có có chèn ép mạch máu thần kinh (quấn quá chặt) hay không.

Kê cao chân

Mục đích kê cao chi chấn thương giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm sưng và viêm, đặc biệt đối với chi dưới, có thể nằm kê cao chân 10 – 15cm trong 24 – 72 giờ đầu.

Lưu ý: Trong 48 giờ đầu không được chườm nóng, xoa bóp các loại dầu nóng, kéo nắn chi hay vùng bị tổn thương vì dễ làm tổn thương dập – rách – đứt – tăng lên, chảy máu và sưng nề nhiều hơn, hiện tượng viêm tăng lên và kéo dài làm mô bị tổn thương lâu lành hoặc lành với sẹo xấu.

Lưu ý không bôi dầu nóng, xoa mật gấu khi bị giãn dây chằng

Đặc biệt đối với dây chằng, nếu xoa bóp với các loại dầu có thể kích thích hình thành các mô sợi (Fibro) thế cho các sợi collagen dẫn đến giảm tính đàn hồi, chắc của dây chằng, sau khi lành dây chằng trở nên yếu và dễ bị tổn thương lại.

Ngoài các phương pháp trên có thể dùng thuốc giảm đau thông thường để trợ giúp. Trường hợp sau 24 – 72 giờ tổn thương không giảm nhiều, hoặc tổn thương ban đầu trầm trọng hơn cần đến bệnh viện để thăm khám, điều trị.

Suckhoecuocsong.com.vn tổng hợp

Các tin khác

Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý