Chấn thương gân Achilles: Bài học kinh nghiệm trong quần vợt

24/02/2017 14:54

khi bị chấn thương gân Achilles cần xử lý, điều trị ra sao?

Chỉ một chút sơ sẩy, người chơi tennis có thể gặp chấn thương. Trong đó những pha giao bóng, đánh bóng trên đầu…khi tiếp đất rất dễ dẫn đến chấn thương gân gót Achilles. Vậy, khi bị chấn thương gân Achilles cần xử lý, điều trị ra sao? 

Triệu chứng

+ Đau dọc vùng gân gót hoặc tại điểm bám của gân vào xương gót.

+ Sưng đau vùng gót chân, gân gót sưng rõ, nóng đỏ, sờ thấy nổi cục, ấn vào đau.

+ Khi thực hiện các động tác gấp duỗi bàn chân có lực cản thì cơn đau tăng.

+ Siêu âm có thể thấy gân gót to, giảm âm hơn bên lành, có thể kèm viêm bao gân gót…

Nguyên nhân

+ Do hoạt động các động tác dồn lực nhiều lên gan chân như chạy nhảy, leo trèo, thậm chí đứng nhiều sẽ tác động lên cân gan chân, ban đầu gây kích thích cơ học, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm.

+ Do chấn thương trực tiếp tại vùng gan chân do đi trên nền cứng không bằng phẳng, giẫm phải sỏi đá... làm tổn thương trực tiếp lên mô mô đệm ở gan chân.

+ Do khởi động chưa đủ thời gian, thực hiện sai động tác ở các pha giao bóng, đánh bóng trên đầu trong tennis dẫn đến chấn thương…

Phương pháp điều trị

+ Nghỉ ngơi, nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối.

+ Chườm túi đá vào vùng gót chân, tránh đi chân đất.

+ Tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng.

+ Đi giày dép có lót đế mềm, hoặc giày dép chỉnh hình khi có bất thường xương bàn chân

+ Dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ (lưu ý có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp).

Phòng tránh tổn thương gân gót Achilles

Trong tennis, phương pháp phòng tránh tổn thương gân gót Achilles là tránh động tác nhảy lên chạm đất chỉ trên vùng trước bàn chân vì có thể gây đứt gân gót.

Động tác đúng là phải chạm đất đầu tiên bằng phần trước bàn chân, liền sau đó là gót chân. Ngoài ra trước khi chơi cần khởi động kỹ, khi người thấy yếu, mệt nên ngừng chơi. 

Lời kết

Viêm gân gót hay gặp ở những vận động viên các môn như tennis, điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ... khi vận động với cường độ cao hoặc gặp ở lứa tuổi trung niên.

Nguyên nhân do gân gót bị kéo căng quá mức do vận động quá tải, sai động tác cộng với những chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách làm gân gót mất tính mềm dẻo, trở nên thoái hóa, có những tổn thương rách nhỏ do đó dễ bị viêm, thậm chí đứt gân.

Qua đó, các chuyên gia khuyến cáo người chơi cần lựa chọn môn thể thao theo đúng lứa tuổi, sức khỏe của mình, đặc biệt với bộ môn tennis cần khởi động kỹ, xử lý các pha bóng theo đúng kỹ thuật để tránh những chấn thương không mong muốn có thể sẽ xảy ra.

Suckhoecuocsong.com.vn

 

Các tin khác

Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý