Cây cảnh bị thối rễ nguyên nhân do dâu, xử lý cây bị thối rễ, phòng ngừa
Nguyên nhân nào gây bệnh thối rễ ở cây cảnh, khi cây bị thối rễ cần phải làm gì, các biện pháp phòng ngừa ra sao
Cây cảnh bị thối rễ nguyên nhân do dâu, xử lý cây bị thối rễ, phòng ngừa
Cây cảnh bị thối rễ là tình trạng khá thường gặp trong quá trình trồng và chăm sóc cây cảnh tại nhà. Nguyên nhân nào gây bệnh thối rễ ở cây cảnh, khi cây bị thối rễ cần phải làm gì, các biện pháp phòng ngừa ra sao là điều mà nhiều người trồng cây cảnh quan tâm nhiều nhất lúc này.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp cây cảnh phát triển chính là cần phải đảm bảo đủ nước tưới cho cây. Những cây trồng trong nhà không cần tưới quá nhiều nước, tưới thường xuyên, ngược lại những loại cây cảnh trồng ở ngoài trời lại cần phải tưới nước thường xuyên để chúng có thể phát triển tốt, khỏe mạnh.
Vào mùa hè, thời tiết nóng nực, lượng nước trong đất thường bốc hơi nhanh do đó để đảm bảo đủ nước cho cây nên phun ngày 2 lần. Đối với mùa đông thời tiết lạnh giá ở một số nơi chỉ cần ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt khi trồng trong nhà. Bên cạnh đó, mỗi một loại cây cảnh trồng có khả năng chịu nước khác nhau, có những cây yêu cầu cần phải tưới nhiều nước, ngược lại có những cây cần tưới ít nước.
Những loại cây cảnh trên cạnh bị ngập úng lâu ngày sẽ bị chết bị thối rễ, tình trạng này gây thiệt hại cho người trồng, chủ vườn chăm sóc cây.
Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì thối rễ đó là điều ai cũng biết, thế nhưng người ta chỉ dễ dàng biết trước được nguy cơ từ những trận mưa lớn, cơn bão hay những đợt xả nước bất đắc dĩ từ công trình thủy điện. Thối rễ có thể gây thiệt hại nặng nề cho nông dân và chủ khu vườn. Nguyên nhân có thể là do quy trình tưới cây có vấn đề. Tình trạng úng nước sẽ khiến đất ngậm nước trong thời gian dài tạo điều kiện cho nấm và virus tấn công bộ rễ của cây cảnh. Bệnh thối rễ lây lan khá nhanh ở cây cảnh, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì sớm cây sẽ chết.
Bệnh thối rễ ở cây cảnh là gì?
Bệnh thối rễ ở cây cảnh xảy ra khi cây cảnh bị tấn công bởi các chủng vi sinh vật, nấm hại, virus, vi khuẩn hoại mục, tưới quá nhiều nước,.... Khi cây bị các chủng vi sinh vật, nấm hại, virus, vi khuẩn hoại mục tấn công khiến bộ rễ của cây cảnh bị tổn thương, biến đổi thành màu nâu, đen khiến cho cây cảnh không thể vận chuyển được chất dinh dưỡng lên các bộ phận của cây gồm: thân, cành, lá, lá non, hoa hoặc quả.
Do bệnh thối rễ lây lan nhanh khiến khả năng làm cây chết rất lớn, thường thì chúng ta sẽ không kịp đối phó với bệnh.
Những loại cây cảnh trồng trong chậu sẽ dễ bị bệnh thối rễ hơn so với những loại cây trồng trên cạn, trồng dưới đất vườn, đất rộng. Bởi môi trường nhân tạo không cân bằng các yếu tố như đất tự nhiên, tưới nước quá nhiều khiến cây rễ bị bệnh thối rễ
Nguyên nhân gây thối rễ ở cây cảnh
+ Khi chọn đất trồng cây cảnh, một số người mắc phải sai lầm khi chọn đất, chọn những loại đất trồng có tỷ lệ sét cao sẽ giữ nước lâu hơn vì thế độ thẩm thấu sẽ kém hơn khiến nước lưu lại lâu trong đất lâu ngày dẫn đến tình trạng cây cảnh bị thối rễ.
+ Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng thối rễ ở cây cảnh chính là chậu cây bị tắc lỗ thoát nước khiến nước đọng lại trong đất.
+ Các chất liệu thường được sử dụng làm chậu để trồng cây gồm: chậu nhựa, chậu đất nung và chậu kim loại. Mỗi một loại chất liệu có khả năng giữ nước khác nhau, nhựa và chậu hợp kim sẽ giam nước lâu hơn và độ ẩm đất cũng cao hơn rất nhiều
+ Đất trồng ngậm quá nhiều nước trong thời gian dài khiến các mầm bệnh phát triển gây bệnh thối rễ cho cây cảnh
+ Khá nhiều người có thói quen tưới nhiều nước cho cây, nhưng tưới thừa nước khiến cho cây cảnh vượt giới hạn chịu đựng rễ bị ngộp và giảm oxi trong đất, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
+ Cây cần ít nước khi nhiệt độ xuống thấp và nhiều nước hơn khi nhiệt độ cao do đó thói quen tưới đều đặn theo chu kì có thể thành mối họa gây ra bệnh thối rễ
+ Chậu cây quá to cũng là nguyên nhân khiến cây bị thối rễ. Bởi quá nhiều đất trong chậu trồng ẽ khiến khả năng hình thành những không gian tù mà nước không thể thoát ra được khiến nấm mốc, vi khuẩn, virus phát triển, gây bệnh thối rễ cho cây.
+ Việc trồng cây quá sâu trong đất cũng là nguyên nhân gây hiện tượng thối rễ ở cây cảnh, do không phải cây nào cũng có thể đâm rễ từ chồi nếu bị chôn quá sâu
+ Một số loại dụng cụ trồng cây bị nhiễm nấm, vi khuẩn từ những chậu cây trồng đang bị bệnh khi sử dụng cho các chậu cây trồng khỏe mạnh sẽ khiến bệnh thối rễ tiếp tục lây lan.
+ Mua phải những chậu cây cảnh bị nhiễm bệnh
+ Trong mùa đông đại đa số thực vật trao đổi chất chậm nếu tưới nhiều nước trong thời gian nầy có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.
+ Sức đề kháng của cây bị giảm sút khiến cây dễ mắc phải bệnh thối rễ
Dấu hiệu nhận biết cây cảnh bị bệnh thối rễ
+ Cây khỏe mạnh đột nhiên có biểu hiện lá bị vàng trong giai đoạn đầu của bệnh thối rễ
+ Lá cây cảnh bị quăn lại vào ban ngày nhưng phục hồi lại vào ban đêm
+ Chồi non của cây bị rộp lên, nhũn ra, lá cây bị úa tàn từ cuống
+ Khi dùng xẻng trồng cây cào nhẹ lớp đất trên cùng để kiểm tra rễ sẽ thấy rễ cây có màu nâu và từ từ chuyển thành màu đen.
+ Dùng tay chạm vào thân rễ dễ dàng bị tróc lớp thân ngoài để lộ các mô rễ bên trong.
+ Xuất hiện mùi hôi ở phần rễ bị hỏng
+ Toàn bộ phần rễ của cây biến toàn bộ rễ thành mùn, các bộ phận của cây chết dần
Hướng dẫn cách xử lý khi cây cảnh bị bệnh thối rễ
Khi phát hiện cây cảnh có những biểu hiện bị bệnh thối rễ hãy tiến hành thay toàn bộ đất cho cây. Cho cây ra khỏi đất trồng, rửa sạch toàn bộ đất bám vào rễ, sử dụng kìm cắt toàn bộ rễ bị hỏng, cắt bỏ phần lá cây bị héo úa vàng. Những phần rễ khỏe mạnh sử dụng thuốc kháng nấm phun lên để loại bỏ mầm bệnh.
Trồng cây sang chậu đất sạch đã được khử vi khuẩn, nấm bệnh, đất chứa nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt và tránh tưới quá nhiều. Trong quá trình này không đặt cây ở những khu vực bị nắng gắt vì trong quá trình xử lý và sau khí đổi chậu vì cây đang yếu. Không sử dụng phân bón để tưới cho cây trong thời điểm này.
Tưới nước cũng phải bị cắt giảm do rễ bây giờ ít hơn, nên áp dụng hình tưới tưới nhỏ giọt chậm để nước có thời gian thẩm thấu xuống phía dưới chậu, tránh tưới ồ ạt gây nên các điểm úng cục bộ trong đất.
Sau khoảng 2 tuần hãy sử dụng phân vi sinh để tái tạo hệ vi khuẩn có lợi trong đất. Nên chọn loại phân bón tan chậm thay vì phân bón thông thường cho cây cảnh trong thời điểm này.
Nếu có điều kiện có thể sử dụng máy đo độ ẩm đất để chắc chắn rằng đất có độ ẩm vừa phải không bị úng ngập.
Chúng ta có thể sử dụng bột vỏ quế và thảo quả như chế phẩm sinh học có thể phòng chống được mầm bệnh gây thối rễ do nấm gây ra. Tránh lạm dụng thuốc kháng nấm vì thuốc làm hại vi sinh vật trong đất nên vô hình chung lại dễ làm cây bị thối rễ hơn.
Phòng ngừa bệnh thối rễ ở cây cảnh
+ Lựa chọn chậu trồng cây cảnh phù hợp với từng loại cây cảnh, nên chọn loại chậu trồng có nhiều lỗ thoát nước ở dưới
+ Khi chọn cây cảnh nên quan sát cẩn thận tránh mua phải cây cảnh bị bệnh thối rễ, chọn mua cây ở những địa chỉ uy tín
+ Lượng nước tưới cho cây phù hợp với nhu cầu của cây, vào mùa hè nên tưới 2 lần/ngày, vào mùa đông chỉ nên tưới 1 lần/ngày
+ Nên chọn những loại đất trồng đã được khử vi khuẩn, nấm bệnh, đất chứa nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Những loại cây hoa nào không nên tưới nước lên lá?
+ Làm thế nào để ngăn ngừa hiện tượng thối rễ ở cây trồng thủy sinh
+ Những nguyên nhân nào khiến cây cảnh bị xoắn lá?
+ Cách trồng hoa tử đằng tại ban công, trước cổng nhà đẹp ngây ngất
+ Kỹ thuật trồng Bucep trong hồ thủy sinh luôn xanh tốt
Suckhoecuocsong.vn/TH