Cẩn trọng nhiễm ký sinh trùng khi uống nước ép rau củ

04/05/2023 11:26

Tránh nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng khi uống nước ép rau củ

Cẩn trọng nhiễm ký sinh trùng khi uống nước ép rau củ

Nước ép rau củ là thức uống yêu thích của nhiều người trong mùa hè giúp cung cấp thêm nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng, đẹp da, hỗ trợ giảm cân. Nhưng khi sử dụng các loại rau củ cần sơ chế sạch sẽ tránh nhiễm ký sinh trùng.

Uống nước ép rau củ được khá nhiều người lựa chọn để bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa một số bệnh tật, kiểm soát cân nặng, giảm cân, ngăn ngừa ung thư. Nước ép rau củ thường sử dụng các loại rau củ, trái cây tươi như cải xoăn Kale, xà lách romanine, cải thìa, cần tây, cải bó xôi, cải cầu vồng, cải bắp, cà rốt, củ dền, dưa chuột, bí ngòi, ớt chuông, củ cải đỏ, cà chua, bông cải xanh, rau diếp cá, ngò tây,... Nhưng các loại rau củ sử dụng để làm nước ép nếu không rửa sạch sẽ rất dễ nhiễm ký sinh trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí còn tồn dư các hóa chất độc hại do không được rửa sạch.

Các loại rau củ sử dụng làm nước ép khi được trồng dưới nước, dưới nước ô nhiễm hay sử dụng nước thải ô nhiễm và phân tươi để bón thì nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng sẽ cao hơn nhiều so với các loại rau củ được trồng theo tiêu chuẩn, trồng hữu cơ,... Khi các ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người, chúng hút máu hoặc chất dinh dưỡng của con người để sinh sôi, phát triển, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể như tổn thương gan, não, phổi, thận, cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, thiếu máu…

Nếu không được thăm khám, phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: giun đi lạc chỗ đến cơ quan quan trọng, tắc ruột, tắc ống mật, viêm màng não, rối loạn tim mạch, viêm phổi, viêm ruột, thiếu máu, suy dinh dưỡng.

Hay một số người mắc bệnh suy giảm miễn dịch thì hậu quả nặng nề, có thể biến chứng tử vong nếu không phát hiện, chữa trị kịp thời.

Do đó khi uống nước ép rau củ quả được an toàn, tránh nhiễm ký sinh trùng khi lựa chọn các loại rau củ, trái cây để làm nước ép nên:

+ Nên chọn nguồn cung cấp rau củ có xuất xứ rõ ràng không lựa chọn các loại rau củ không rõ nguồn gốc xuất xứ.

+ Khi sơ chế các loại rau củ nên rửa sạch, rửa từng lá, và rửa đúng cách để nếu có trứng giun, sán, hoặc con giun, sán sẽ theo dòng nước bị rửa trôi.

+ Các loại củ, quả trước khi ép cần rửa sạch và gọt vỏ, loại bỏ những phần bị dập, hỏng

+ Các dụng cụ cắt gọt, hộp đựng, máy ép, lẫn vệ sinh tay cần được đảm bảo an toàn.

+ Nên chọn đúng rau củ quả để ép bởi không rau củ quả nào cũng phù hợp với mọi cơ thể, lứa tuổi và tình trạng sức khỏe.

+ Những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ép các loại rau củ có nhiều axit như chanh, cam, táo...

+ Định kỳ nên tẩy giun 6 tháng 1 lần để tránh nhiễm ký sinh trùng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những loại rau quả không nên dùng để ép nước, làm sinh tố

Những điều cần biết khi uống nước ép cần tây

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà: Nên và không nên

Cách phân biệt lỵ trực trùng và lỵ amíp

Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng Amoeba khi bơi ở bể bơi nhiễm khuẩn

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột