Cách xử lý khi bị đau vai khi chơi cầu lông
Đau vai khi chơi cầu lông nguyên nhân do đâu, cách xử lý đau vai khi chơi cầu lông
Đau vai sau khi chơi cầu lông là tình trạng khá phổ biến không chỉ gặp ở người mới tập chơi ngay cả những người chơi lâu năm cũng gặp phải tình trạng này. Đau vai khi chơi cầu lông nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào cho hiệu quả.
Trong quá trình tập luyện cầu lông khớp vai thực hiện khá nhiều các động tác, kỹ thuật nên rất dễ gặp phải tình trạng chấn thương, bị đau. Thông thường những dấu hiệu đau vai khi chơi cầu lông thường khởi phát chậm, diễn ra âm thầm khiến nhiều người thường không chú ý. Chỉ đến khi mức độ vượt ngưỡng chịu đựng của cấu trúc cơ, ổ khớp, gân người chơi cầu lông bắt đầu gặp phải tình trạng đau, viêm sưng, khó chịu, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Nguyên dân nào gây ra tình trạng đau vai khi chơi cầu lông
+ Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau vai nhưng nguyên nhân phổ biến nhất cho người chơi cầu lông thực hiện các động tác tay quá cao trên vai với cường độ cao, lặp đi lặp lại nhiều lần
+ Một nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng khó chịu này chính là do trước khi tham gia tập luyện người chơi không khởi động hoặc chỉ khởi động qua loa
+ Sử dụng vợt quá nặng hoặc quá nhẹ cũng là nguyên nhân gây đau vai
+ Thực hiện các động tác, kỹ thuật sai tư thế thường gặp ở những người mới bắt đầu chơi cầu lông, người tự tập không đúng phương pháp.
+ Những người không thường xuyên chơi cầu lông cũng có thể bị đau vai
+Trong quá trình chơi cầu lông gặp phải các chấn thương như: va đập mạnh, té ngã,…
Dấu hiệu nhận biết đau vai khi chơi cầu lông
+ Đau vai khi nâng hoặc cầm vật nặng
+ Cảm thấy đau cổ khi đi ngủ hoặc đau ở một số bộ phận vùng vai và cổ.
+ Cảm giác đau nhức ở các khớp tùy theo mức độ tổn thương của khớp vai
+ Cảm thấy cánh tay bị yếu đi, giảm sức mạnh cánh tay nhiều người còn cảm nhận rõ sự lỏng lẻo của các khớp vai, vận động tay khó khăn.
+ Có thể xuất hiện dấu hiệu nóng đỏ khớp vai, sờ vào thấy khớp ấm hoặc nóng hoặc chỉ hơi sưng
Biện pháp xử lý đau vai khi chơi cầu lông tại nhà hiệu quả
Một số trường hợp đau khi chơi cầu lông do không phải các nguyên nhân nghiêm trọng gây ra, tình trạng đau vai có thể thuyên giảm trong vòng 2 tuần. Những trường hợp nặng nên đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị hợp lý
Khi cảm thấy đau vai nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động vai quá mức hoặc uống thêm thuốc giảm đau và kết hợp với một số phương pháp xử lý dưới đây:
Chườm đá:
Khi bị đau vai hãy dùng đá lạnh chườm vào chỗ đau hoặc dùng gel lạnh để giảm các cơn đau vai. Việc chườm đá trong vòng 1-2 ngày giúp giảm đau, ngăn vết thương sưng tấy do giảm lưu lượng máu.
Lưu ý: Khi chườm đá lạnh nên bọc đá trong một miếng vải mỏng hoặc khăn trước khi chườm lên da.
Mỗi lần chườm đá lạnh nên chườm đá trong vòng 15 – 20 phút mỗi lần và để da trở về nhiệt độ bình thường sau khi chườm.
Thực hiện bài tập khi bị đau vai khi chơi cầu lông:
Bước 1: Đặt nhẹ bàn tay lên bị đau lên tường một góc 90 độ. Mặt, ngực, vai hướng về phía vai còn lại, giữ nguyên tư thế này từ 3-4 giây.
Bước 2: Di chuyển người và vai tiến dần về phía tường tạo 1 vòng cung từ vị trí vuông góc ban đầu đến vị trí mà bạn cảm thấy vai bắt đầu bị đau
Bước 3: Thực hiện bài tập trong 10 phút với 10 lần nâng vai.
Lưu ý: Khi thực hiện nên thực hiện nhẹ nhàng, từ từ không cố ép bản thân thực hiện động tác khi vai cảm thấy quá đau. Khi thực hiện phải giữ đúng tư thế mới phát huy hết hiệu quả của bài tập.
Đeo nẹp vai:
Để mang lại hiệu quả cao bạn có thể đeo nẹp vai để giúp giảm đau khi thực hiện các hoạt động hằng ngày.
Phòng ngừa đau vai khi chơi cầu lông
+ Có thể đeo nẹp vai hàng ngày hoặc trong lúc thi đấu, tập luyện để bảo vệ vai, phòng ngừa chấn thương vai.
+ Bổ sung các thực phẩm như: cá hồi, quả anh đào, dứa, gừng và nghệ trong thực đơn hàng ngày
+ Luôn thực hiện các bài tập khởi động trước khi chơi cầu lông
+ Những người mới tập luyện nên có sự hướng dẫn của người có chuyên môn
+ Tuyệt đối không tập luyện quá mức, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
+ Sử dụng vợt cầu lông phù hợp với từng người, không sử dụng vợt quá nặng hoặc quá nhẹ.
+ Thực hiện đúng các động tác, kỹ thuật khi chơi cầu lông.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin bổ ích để xử lý tình trạng đau vau khi chơi cầu lông.
Suckhoecuocsong.vn/TH