Cách cải thiện di chứng phát ban, nổi mề đay hậu Covid-19
Cách khắc phục tình trạng phát ban, nổi mề đay di chứng hậu Covid-19
Cách cải thiện di chứng phát ban, nổi mề đay hậu Covid-19
Phát ban, nổi mề đay hay ngứa ngáy là một trong những di chứng thường gặp ở những người khỏi bệnh Covid-19. Di chứng này không chỉ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và có thể là dấu hiệu của biến chứng nghiêm trọng
Sau khi khỏi Covid-19 một số bệnh nhân còn phải đối mặt với hàng loạt các di chứng hậu Covid-19 như: khó thởm, thở hụt hơi, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác,….thì một số người gặp phải các di chứng như phát ban, nổi mề đay hậu Covid-19
Mề đay, phát ban xuất hiện các dấu hiệu như những mảng gây ngứa và mày đay, thường ở vị trí chi và thân mình, da rát và sẩn hoặc xuất hiện kèm bọng nước tương tự bệnh thủy đậu, thường ở thân mình, dạng các chấm điểm, bao gồm các chấm điểm màu đen.
Mề đay cấp tính khi thời gian xuất hiện dưới 6 tuần. Mày đay mạn tính khi nó tồn tại và tái phát lâu hơn 6 tuần.
Sự xuất hiện của mảng hồng ban nổi trên bề mặt da được cho là do sự tăng tính nhạy cảm của tương bào (tế bào mast) gây phóng thích histamine và các chất trung gian hóa học khác như leukotrien, cytokine, chemokine dẫn tới tăng tính thấm thành mạch và làm sưng nề mô da và tình trạng giãn mạch làm da trở nên đỏ.
Mề đay hậu COVID-19 chính là kết quả của các phản ứng viêm toàn thân cấp tính khi nhiễm SARS-CoV-2 gây giải phóng các cytokine tiền viêm và hoạt hóa tế bào mast.
Bên cạnh đó, đối với trẻ em phát ban trên da còn có thể là biến chứng nghiêm trọng của Covid-19 ở trẻ em, gọi là hội chứng đáp ứng viêm đa cơ quan ở trẻ em (MIS-C), gây hiện tượng viêm đa cơ quan.
Cách khắc phục tình trạng phát ban, nổi mề đay hậu Covid-19
Điều trị tại nhà:
Khi phát hiện cơ thể gặp phải các tình trạng nổi mề đay, phát ban ngứa ngáy hãy sử dụng đá lạnh bọc trong khăn sạch chườm lạnh vùng da bị ngứa, khi tắm có thể tắm trong dung dịch bột yến mạch (oatmeal bath) giúp giảm ngứa và kích thích da hoặc sử dụng một số loại thuốc không kê đơn sử dụng tại chỗ: như kem hydrocortisone và lotion chứa thành phần calamine. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng này hãy
+ Khi nổi mề đay, phát ban hãy tránh tắm bằng nước nóng
+ Hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da, tránh làm tổn thương da
+ Nên lựa chọn các trang phục được làm từ chất liệu cotton nhẹ nhàng, vừa vặn.
+ Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, khi đi ra ngoài hãy che chắn da bằng quần áo dài tay, ô che nắng, mũ
+ Tránh các hoạt động nặng nhọc hoặc các nguyên nhân gây ra mồ hôi trong thời điểm này
+ Cố gắng nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, giảm các yếu tố gây stress.
Điều trị bằng thuốc
Nếu tình trạng phát ban, nổi mề đay nặng hãy đến các cơ sở y tế thăm khám. Tại đây các bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị tình trạng này.
Nhóm thuốc kháng histamine
Nhóm kháng histamin chia hai thế hệ:
Thế hệ thứ nhất (diphenhydramine, chlorpheniramine, hydroxyzine)
Thế hệ thứ hai mới hơn (cetirizine, loratadine, fexofenadine)
Thông thường các thuốc thế hệ thứ 2 được ưu tiên cho cả người lớn và trẻ em vì có ít tác dụng phụ và yêu cầu dùng liều thấp hơn so với các thuốc thế hệ đầu tiên. Điều trị bằng thuốc kháng histamine H1 giúp giảm sưng và giảm ngứa.
Levocetirizine:
Levocetirizine là một chất đồng vị có hoạt tính như cetirizine nhưng chỉ cần dùng liều ít hơn (khoảng một nửa). Tuy nhiên, levocetirizine không có khả năng thay thế cho những bệnh nhân không đáp ứng với cetirizine. Thuốc có tác dụng phụ là an thần tương tự như các thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai khác. Cần giảm liều ở người suy thận.
Cetirizine:
Có tác dụng nhanh và làm ổn định hoạt động của tế bào mast. Thuốc cũng gây an thần nhẹ khi dùng liều tương đối. Loại này có sẵn cả đường tiêm và uống với liều lượng như nhau cho cả hai đường dùng. Đường tiêm thích hợp cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Với trẻ nhỏ cần dùng đúng liều lượng quy định. Lưu ý khi dùng liều duy trì cho bệnh nhân suy thận hoặc suy gan.
Loratadine:
thuốc kháng histamine H1 có chọn lọc và tác dụng kéo dài. Đối với bệnh nhân suy thận hoặc suy gan, nên dùng cách một ngày uống một ngày.
Fexofenadine:
Được dùng điều trị mày đay ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
Tác dụng phụ thường gặp là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. Tốt hơn là không uống thuốc cùng bữa ăn và đặc biệt là không dùng chung với nước hoa quả.
Nhóm glucocorticoid (như prednisolone):
Tuy không ức chế sự phóng thích của các tế bào mast nhưng lại ngăn cản các hoạt động của các phản ứng viêm. Thuốc có rất nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng hoặc một số trường hợp mày đay do viêm mạch, do áp ực không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường. Không nên dùng để điều trị mày đay mạn tính tự phát.
Ngoài ra, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngưng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ khi gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng như sưng mặt, môi, lưỡi hoặc thấy khó thở, khó nuốt, hóng mặt dữ dội, nhịp tim nhanh bất thường,
Trường hợp mề đay xuất hiện đột ngột và lan rộng hoặc xuất hiện tình trạng sốt, đau đớn, phồng rộp, các dấu hiệu của nhiễm trùng như sưng, nóng chảy mủ, các dấu hiệu suy hô hấp như thở nhanh, khó thở, SpO2 giảm < 94% cần nhập viện theo dõi và điều trị, không tự ý điều trị tại nhà tránh bệnh diễn biến phức tạp hơn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Rối loạn tiêu hóa hậu Covid-19, cách cải thiện
Cách cải thiện tâm lý hậu Covid-19 nhanh nhất
Xơ phổi hậu Covid-19: cần làm gì để cải thiện sức khỏe
Cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ do di chứng hậu Covid-19
Hướng dẫn bài tập phục hồi chức năng phổi cho người nhiễm Covid-19
Suckhoecuocsong.vn/TH