Các biểu hiện khi cơ thể bị loãng xương

23/10/2016 21:24

những biểu hiện nào chứng tỏ cơ thể đang bị loãng xương?

Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ sau sinh, những người có chế độ ăn thiếu chất...Tuy nhiên, những biểu hiện nào chứng tỏ cơ thể đang bị loãng xương?

Loãng xương là hiện tượng phần xốp trong một đơn vị thể tích xương tăng cao dẫn đến nhiều nguy cơ gãy, rạn xương. Thông thường, loãng xương thường xuất hiện cùng thoái hóa khớp vàchúng có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau.

Góc nhìn đa chiều về bệnh loãng xương

Theo số liệu thống kê từ tổ chức Sức khỏe thế giới WHO cho thấy, loãng xương là tình trạng bệnh lý phổ biến nhất về xương trên toàn thế giới. Đặc biệt, một nghiên cứu trên tạp chí Y khoa của Mỹ cho thấy 50% số phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ gãy xương cột sống, đùi và cổ tay do loãng xương.

Nghiên cứu dự báo toàn thế giới sẽ có 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương vào năm 2050. 51% trong số đó nằm ở các nước châu Á, nơi khẩu phần ăn hàng ngày thường thiếu canxi và việc chẩn đoán cũng như điều trị còn chưa hiệu quả.

Theo đánh giá, bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ 3:1. Loãng xương làm cho xương trở nên giòn và dễ gãy, kể cả khi không bị chấn thương. Các chuyên gia gọi tình trạng này là gãy xương tự nhiên, một biến chứng của hiện tượng loãng xương.

Giáo sư khoa xương khớp tại Bệnh viện Brigham and Women’s, Boston (Mỹ), Sama James chia sẻ: Theo cơ chế tự nhiên, có hai quá trình tác động trực tiếp lên xương người là tạo xương và hủy xương. Khi còn trẻ, quá trình tạo xương chiếm ưu thế và xương ngày càng phát triển. Đến tuổi trưởng thành, hai quá trình tạo - hủy diễn ra cân bằng với nhau, giữ cho xương luôn cứng chắc. Mọi rắc rối chỉ xảy ra khi con người trải qua tuổi trưởng thành, quá trình tạo xương suy giảm, không tạo được thế cân bằng với hủy xương và gây ra các khoang rỗng bên trong xương.

Những dấu hiệu khi bị loãng xương

Khi xương bị loãng sẽ yếu và giòn, bởi vậy việc nhận biết điều này khá khó khăn bởi đây là bộ phận không hiện hữu bên ngoài cơ thể và không thể cảm nhận qua các giác quan thông thường.

Dáng đứng bất thường, gù, vẹo lưng

Trong một số trường hợp, rạn, vỡ các đốt sống vùng lưng có thể gây ra dáng đi gù ở một số người. Mặc dù hiện tượng trên không gây đau đớn ở vùng lưng nhưng gây khó khăn cho việc hô hấp bởi khoang phổi bị chèn ép. Tuy nhiên, vấn đề ngoại hình và chiều cao sụt giảm gây ảnh hưởng đến tâm lý, đặc biệt là phái nữ.

Molta Darul, Chuyên viên y khoa tại Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) cho biết, xẹp lún đốt sống còn khiến cột sống bị biến dạng và gây ra những hệ quả nghiêm trọng khác liên quan tới vóc dáng như gù vẹo lưng, cong vẹo cột sống hay thắt lưng bị cong.

Những chấn thương về xương xảy ra liên tục

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của loãng xương. Thông thường, một người bị loãng xương thường gặp nhiều nguy cơ gãy xương ở những bộ phận chịu lực nhiều như đốt sống, hông, cẳng tay.

Ngoài ra, tình trạng rạn xương cũng có thể xuất hiện nhiều sau những chấn thương hoặc va chạm mạnh. Do đó cần cảnh giác và tìm kiếm thêm sự trợ giúp từ các chuyên gia y khoa.

Thường xuyên đau lưng

Đau lưng do loãng xương là biểu hiện thường găp và dai dẳng, khó chịu. Hiện tượng này xảy ra khi các đốt sống bị tổn thương, không duy trì được hình dáng ban đầu và đâm vào các dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống.

Triệu chứng có thể trải dài từ những cơn đau nhẹ cho tới những cơn đau nhức khủng khiếp tại vùng sống lưng. Những cơn đau thậm chí còn tồi tệ hơn khi chúng ta vận động và khu vực xương sống phải chịu áp lực.

Ngoài ra, hiện tượng đau nhức các đầu xương cũng xảy ra ở một số khu vực khác của cơ thể như khi bị châm chích toàn thân. Cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn ở những khu vực chịu lực như cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối.

Suckhoecuocsong.vn (Theo soha.vn)

Các tin khác

Đau dạ dày khi trời lạnh nguyên nhân, giải pháp điều trị

Chứng viêm da khô ở Nam giới cần chăm sóc như thế nào

Men vi sinh đường tiêu hóa tốt với cơ thể như thế nào

Sau khi khỏi COVID-19: Phục hồi tình trạng sức khỏe người bệnh như thế nào?

Các thuốc hỗ trợ, điều trị COVID-19 tại nhà

Khi nào bệnh nhân Covid-19 cần chăm sóc y tế khẩn cấp

Việt Nam sản xuất vắc xin ngừa COVID-19: Nanocovax, Covivac, ARCT-154

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở người mắc bệnh thận, chạy thận chu kỳ

Người mắc bệnh tim có nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19?

Triệu chứng, chẩn đoán, phòng và điều trị khi nhiễm biến thể Delta