Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm B hiệu quả nhất

28/07/2022 16:38

Những biện pháp phòng ngừa cúm B hiệu quả nhất

Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm B hiệu quả nhất

Trong thời điểm giao mùa, cúm B sẽ rất thuận lợi để phát triển, tấn công đường hô hấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, người thân trong gia đình khỏi cúm B cũng như các loại bệnh truyền nhiễm khác hãy áp dụng một trong những biện pháp phòng ngừa dưới đây

Cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus Influenza gây ra, bệnh cúm tấn công hệ hô hấp thông qua mũi, cổ họng và phổi. Khi mắc cúm hầu hết những người khỏe mạnh, sức đề kháng tốt cúm sẽ tự khỏi ngay cả khi không can thiệp điều trị. Nhưng cúm B và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao như người già, trẻ dưới 5 tháng tuổi, người cao tuổi mắc các bệnh lý mạn tính về chuyển hoá, tim, phổi, thận, hay người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh dưới 2 tuần,…

Bệnh cúm thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa, lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc, bệnh rất dễ lây từ người này sang người khác, người bệnh ho, hắt hơi trong khoảng cách 2m, hoặc khi tiếp xúc với bề mặt có nhiễm virus sau đó chạm tay vào mũi, miệng, các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc

Virus gây bệnh cúm ở người được chia làm 3 chủng cúm A, cúm B, cúm C. Trong đó, cúm A là loại cúm rất phổ biến, có thể lây truyền từ động vật sang người. Các đại dịch cúm trong lịch sử phần lớn do chủng cúm A gây ra, như A/H5N1, A/H3N2, A/H1N1… Cúm B là một dạng của virus cúm, cúm B cũng có khả năng tạo thành nhóm dịch bệnh theo mùa và có thể lây truyền quanh năm. Cúm C có hiểu hiện bệnh rất nhẹ, ít lây nhiễm ở người. Thời gian ủ bệnh cúm B

Thời gian ủ bệnh khi nhiễm virus cúm B khá ngắn, chỉ khoảng 1-3 ngày và không xuất hiện các dấu hiệu bệnh rõ ràng. Bệnh sẽ diễn tiến trong khoảng 3-5 ngày với những cơn sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 41độ C kèm theo đau họng, hắt hơi, sổ mũi, ho. Tuy nhiên, do bệnh lây nhiễm qua dịch tiết mũi, nước bọt và tiếp xúc nên trong thời gian ủ bệnh vẫn có thể lây nhiễm sang người khoẻ mạnh, những người tiếp xúc gần

Khi bị nhiễm cúm, người có sức đề kháng tốt cần nghỉ ngơi tốt trong vài ngày là khỏi bệnh, không ảnh hưởng quá lớn đến hệ hô hấp, sức khỏe cơ thể. Nhưng các triệu chứng như ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 2 tuần hoặc lâu hơn gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho người mắc bệnh cúm

Sau thời gian ủ bệnh và khởi phát bệnh, người mắc cúm B sẽ cần 5-7 ngày để đẩy lui các triệu chứng bệnh. Đa phần các triệu chứng cúm sẽ tự thuyên giảm sau 1 tuần nhưng cũng có những người nguy cơ cao (trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh nền mạn tính…) dễ gặp các biến chứng khi bị cúm thì không nên chủ quan điều trị tại nhà, nên đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị riêng mà chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng kết hợp nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với việc bác sĩ xác định tình trạng bệnh, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Người mắc cúm B có thể sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ sốt giảm đau, hạ sốt không cần kê đơn: Ibuprofen (Advil) (1) hoặc Acetaminophen (Tylenol) (2), để làm giảm triệu chứng. Kết hợp với nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, uống nhiều nước, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Bổ sung các loại khoáng chất, vitamin giúp tăng đề kháng, tăng miễn dịch và ngăn ngừa biến chứng do virus.

Những biện pháp phòng ngừa cúm B hiệu quả nhất

Khi mắc cúm B hoàn toàn có thể lây lan nhanh chóng giữa người với người, đặc biệt là thời gian lây sang trẻ em còn nhanh hơn vì sức đề kháng của trẻ còn yếu hay những người cao tuổi, người bị bệnh hô hấp, suy giảm miễn dịch, phụ nữ đang mang thai,... Khi các dịch cơ thể của người bệnh có chứa virus và xâm nhập sang cơ thể người khác. Virus sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng để tiếp tục gây bệnh cho cơ thể khỏe mạnh.

Để phòng bệnh cúm b hay các bệnh truyền nhiễm khác như cúm A, cúm B, bệnh đậu mùa khỉ, Covid-19,... cần giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, tiếp xúc với tay nắm cửa tại văn phòng, công cộng nơi tập trung đông người

+ Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng và khi tiếp xúc với người nghi cúm, cần đeo khẩu trang để phòng ngừa lây nhiễm cúm B hay các loại cúm khác

+ Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy. Sau đó, bỏ khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay với xà phòng, dung dịch sát khuẩn, cồn rửa tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp ra không khí tại nơi làm việc, nhà ở hoặc nơi công cộng tập trung đông người

+ Không ăn thực phẩm chưa được chế biến chín, thực phẩm sống, thịt các loài động vật hoang dã.

+ Người lớn và người cao tuổi, người có bệnh lý nền, sức đề kháng kém nên thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao đề kháng cho cơ thể

+ Tiêm vaccine phòng cúm vào trước giao mùa khoảng 3 tháng (vào tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh kháng thể cần thiết để chống lại virus gây bệnh và cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm.

+ Cần thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp không gian sống và khu vực vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày… để phòng ngừa lây nhiễm cúm B

+ Thiết lập một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, các loại trái cây, các loại hạt trong thực đơn hằng ngày.

+Khi sử dụng thang máy, cửa văn phòng tại nơi làm việc, nơi công cộng nên mở bằng khuỷu tay, hạn chế tiếp xúc với các nút bấm trong thang máy, tay nắm cửa. Hạn chế sử dụng thang máy khi đông người, giờ tan làm. Sau khi đi ra khỏi thang máy, mở cửa nơi làm việc cần phải rửa tay ngay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

+ Cần tránh xa những người đang ho hoặc có biểu hiện của bệnh hô hấp", "Đối với người bị bệnh cúm nên tránh xa1m, còn đối với Covid-19 thì là 2m"

+ Giữ ấm cơ thể nhất là các khu vực: mũi, cổ, bàn tay, bàn chân. Tránh tiếp xúc với người bệnh đường hô hấp cấp tính sốt, ho, khó thở

+ Khi di chuyển bằng xe taxi, xe taxi công nghệ bạn hãy yêu cầu người lái mở toàn bộ cửa kính xe khi di chuyển để không khí trong xe được thông thoáng. Luôn đeo khẩu trang khi ngồi trên xe.

+ Mất nước có thể góp phần khiến cho hệ thống miễn dịch kém đi. Tốt nhất không nên uống thức uống chứa caffein và có cồn như rượu bia.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Biến chứng cúm B nguy hiểm như nào, triệu chứng cúm B

Cách phòng ngừa lây nhiễm cúm A/H1N1 hiệu quả

Mắc cúm A nên ăn gì để tăng cường sức đề kháng, nhanh hồi phục

Bệnh đậu mùa khỉ

6 căn bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột