Bỏ ngay 5 thói quen xấu khi rửa bát ngừa vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe

28/11/2021 15:43

Những thói quen khi rửa bát đũa cần bỏ ngay tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

Bỏ ngay 5 thói quen xấu khi rửa bát ngừa vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe

Thói quen rửa bát sau khi ăn xong là việc khá quen thuộc đối với chúng ra nhưng liệu các bạn có chắc rằng liệu mình đang rửa bát đúng cách, không làm số lượng vi khuẩn gây bệnh tăng lên hay không?

Ngâm bát/đĩa với nước, rửa khi rảnh

Một số loại bát đũa phải được làm sạch trong vòng 4 giờ sau khi đã sửa dụng xong nhất là các bát đũa đựng cháo. Bởi nếu không được làm sạch nhanh, chúng sẽ trở nên khó làm sạch sau khi để khô. Nếu không vệ sinh kịp thời và để trên 4 tiếng thì nên rửa thật sạch bát đĩa trước, nếu không yên tâm có thể dùng nước sôi 100 độ C để khử trùng bằng cách đun sôi chúng khoảng 5 đến 10 phút, có thể loại bỏ hầu hết các vi khuẩn bám trên bát đũa.

Xếp chồng bát lên nhau sau khi ăn xong

Khá nhiều gia đình thường có thói quen xếp chồng bát lên nhau sau khi ăn xong. Nhưng các món ăn nhiều dầu mỡ, khi bát đĩa đựng chúng được xếp chồng lên nhau sẽ chỉ gây ô nhiễm lẫn nhau và tăng gấp đôi khối lượng công việc chà rửa.

Do đó, sau khi ăn xong đừng vội chồng bát lên nhau mà hãy phân loại món ăn và đĩa/bát đựng chúng. Khi rửa bát đũa hãy phân loại bát đũa nào không dính dầu lên rửa trước, sau đó mới đến các loại bát/đĩa có dầu rửa sau

Bên cạnh đó, khi rửa bát nếu bát/đĩa đựng thịt sống nên được rửa riêng với bát, đĩa đựng thức ăn chín, rau củ quả, khăn lau bát/đĩa cũng nên phân biệt rõ như vậy. Nên tiến hành rửa bát/đĩa thức ăn chín trước, sau đó đến bát/đĩa đựng thịt sống.

Không pha loãng chất tẩy rửa trước khi rửa

Thói quen không pha loãng chất tẩy rửa trước khi rửa không chỉ gây lãng phí nhiều nước (để rửa sạch) mà việc lạm dụng chất tẩy rửa còn gây hại cho cơ thể nếu ăn phải chúng. Bởi nếu các chất tẩy rửa không được làm sạch cơ thể con người ăn phải chất tẩy rửa sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa như tiêu chảy, lâu ngày gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, hãy nhỏ vài giọt nước rửa vào nửa bát nước, dùng khăn rửa bát nhúng để pha loãng nước rửa bát rồi mới bắt đầu làm sạch bát đĩa.

Sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch mọi thứ

Trước kia khi chưa có chất tẩy rửa, nước rửa chén đĩa người xưa thường rửa bát đũa bằng nước nóng và nước vo gạo, vừa nhẹ nhàng lại thân thiện với môi trường, làm sạch các vết dầu mỡ bám trên bát đũa, giảm độ nhớt của dầu và dễ bị rửa trôi, hạn chế các vi khuẩn, nấm mốc có thể sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, tinh bột trong nước gạo có thể kết hợp với dầu để loại bỏ độ dính.

Ngoài ra, cho một ít baking soda (muối nở) vào nước rửa bát sẽ không làm bỏng tay mà còn rửa bát, đĩa rất sạch sẽ, loại bỏ dầu mỡ bám trên bát đũa. Baking soda cũng làm sạch chất tích tụ bám bên trong phích. Hòa tan 50 gam baking soda vào một cốc nước nóng, sau đó đổ vào chai và lắc lên xuống để loại bỏ cặn bẩn bám trên thành ruột phích.

Quên làm sạch đáy bát

Đáy bát là nơi thường xuyên bị mọi người bỏ quên, rửa sạch khi rửa bát. Việc không làm sạch đáy bát khiến cho sau khi rửa xong các bát chồng lên với nhau, nhỏ vài giọt nước rửa vào nửa bát nước, dùng khăn rửa bát nhúng để pha loãng nước rửa bát rồi mới bắt đầu làm sạch bát đĩa từ đó gây hại cho sức khỏe.

Cách rửa bát đúng cách, sạch sẽ

Chọn giẻ rửa bát có khả năng tạo bọt cao:

Hãy lựa chọn loại giẻ rửa bát có khả năng tạo bọt ca không chỉ giúp các bạn xử lý gấp đôi số lượng bát đĩa cần rửa mỗi ngày mà còn giúp đảm bảo yếu tố sạch sẽ và không lãng phí thời gian mỗi lần rửa bát

Pha loãng nước rửa chén với nước :

Pha loãng nước rửa chén với nước sạch theo tỷ lệ 2/8 kết hợp nước rửa chén này với giẻ rửa bát tạo bọt sẽ mang đến hiệu quả vô cùng bất ngờ

Phân loại các đồ dùng cần rửa

Hãy học cách phân loại các đồ dùng cần rửa với bát đĩa có thể phân loại theo kích cỡ và độ nông sâu khác nhau. Đĩa to nông lòng nhất sẽ chọn để dưới cùng và theo thứ tự để các loại đĩa có kích thước nhỏ hơn lên phía trên.

Nhờ vậy nước xả rửa bát đĩa cũng tiết kiệm hơn mà thời gian rửa bát đĩa của bạn cũng nhanh hơn trông thấy mà vẫn đảm bảo độ sạch sẽ và an toàn khi sử dụng. Các loại hộp đựng thức ăn bằng nhựa hay xoong nồi bị dính nhiều dầu mỡ nên ngâm ngâm qua với nước nóng có pha một ít muối rồi hẵn rửa. Tương tự như vậy với các loại vật dụng làm bằng tre hay gỗ mà bị dính dầu mỡ, khó rửa, dễ bị ẩm mốc nên ngâm qua nước nóng

Tráng bát đĩa, chén qua nước sạch trước khi rửa

Tráng chén dĩa, xoong nồi,... qua nước trước khi rửa giúp loại bỏ thức ăn và dầu mỡ, đồng thời làm chén dĩa ngấm nước giúp dễ dàng hơn cho quá trình rửa chén.

Tráng lại với nước sạch

Nên tráng lại chén dĩa với nước sạch 2 đến 3 lần. Với 2 lần nước đầu tráng chén nên xả nước ra chậu hoặc bồn rồi lấy giẻ rửa chén sạch lau lại từng chiếc chén dĩa, tay cầm  không còn thấy trơn nhớt. Lần cuối nên rửa chén dĩa trực tiếp dưới vòi nước

Sắp xếp chén đĩa sau khi rửa

Sau khi rửa chén dĩa vừa rửa  hãy vào một chiếc rổ để ráo nước, sau đó xếp gọn vào giá để chén dĩa.

Vệ sinh giẻ và chậu rửa chén

Sau khi rửa bát đũa xong nên giặt sạch, phơi khô dưới nắng sau mỗi lần rửa và thay giẻ rửa chén 3 tháng một lần vì giẻ rửa chén rất bẩn, nhiều vi khuẩn. Rửa sạch bồn rửa để tránh dầu mỡ đọng lại xung quanh bồn và trong ống cống

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Mẹo xử lý dầu ăn thừa vừa tiết kiệm, tránh gây tắc cống

Thói quen rửa đũa nhiều người mắc phải dẫn đến căn bệnh nguy hiểm

Hướng dẫn vệ sinh, khử trùng nhà cửa khi nhà có người mắc Covid-19

Vệ sinh lò nướng sạch mùi tanh, làm sạch vết bẩn cứng đầu

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Top 6 loại thực phẩm giúp thải độc gan, tăng cường miễn dịch

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột