Bí quyết ăn vải không bị nóng trong, cách chọn vải ngon
Nên ăn vải như thế nào để không bị nóng trong, nổi mụn, cách chọn vải ngon, không bị sâu đầu, người không nên ăn vải
Bí quyết ăn vải không bị nóng trong, cách chọn vải ngon
Ăn vải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, kháng ung thư, tăng sức lực, trừ hàn,…Nhưng ăn vải với số lượng nhiều một lúc sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, nhiệt miệng, nổi mụn. Vậy làm thế nào để ăn vải không bị nóng trong, hạn chế tối đa nguy cơ nổi mụn?
Vải là một trong những trái cây phổ biến trong mùa hè, có vịt ngọt, mọng nước nên được nhiều người yêu thích. Theo các chuyên gia đông y, vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, trừ phiền phát, dưỡng can, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, làm tỉnh táo tinh thần, làm đẹp nhan sắc.
Bên cạnh đó, vải có những đặc tính kháng ung thư vô cùng mạnh mẽ nhờ vào nguồn hợp chất polyphenol dồi dào trong vải. Vải chứa calorie thấp, một chén vải chí chứa125 calories đồng thời giúp bạn giảm sự thèm ngọt. Không những vậy, thịt vải chứa hàm lượng chất béo không đáng kể, mà lại chứa nhiều chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Vải còn giàu vitamin C, vitamin E, vitamin K, vitamin B6 cùng với nhiều khoáng chất thiết yếu kháng nên rất có lợi cho sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể phòng ngừa một số bệnh cảm, bệnh cúm,… Các chất chống ôxy hóa trong trái vải còn giúp da khỏe mạnh hơn, loại bớt những nếp nhăn, tạo cho làn da trẻ trung, rạng ngời.
Mặc dù vải chứa rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng, nếu ăn quá nhiều vải có thể khiến cơ thể bị nóng trong, nổi mụn, nhiệt miệng. Do đó, khi ăn vải nên lưu ý những nguyên tắc sau để không bị nóng trong người và ngộ độc vải do ăn quá nhiều vải.
Nên ăn vải như thế nào để không bị nóng trong, nổi mụn
Ăn cả lớp màng trắng của quả vải
Khá nhiều người khi ăn vải thường chỉ ăn phần thịt của vải. Nhưng theo các chuyên gia để hạn chế tình trạng nóng trong, nổi mụn khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng của vải. Lớp màng trắng trên đầu hạt vải có vị hơi chát sẽ phòng tránh không bị sinh hỏa, nổi mụn.
Ngâm vải với nước muối loãng
Khá nhiều người thường nghĩ rằng khi rửa vải trước khi ăn chỉ cần rửa vải với 3-5 lần nước là đã sạch, loại bỏ được bụi bẩn, thuốc trừ sâu và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, khi bạn ngâm vải trong nước muối pha loãng sẽ đảm bảo an toàn hơn hẳn. Khi ngâm nước muối pha loãng không chỉ làm sạch chất bẩn, thuốc hóa học còn bám sâu trong lớp vỏ vải, các kẽ của quả mà còn giảm giảm nguy cơ bị mụn nhọt tấn công. Bởi chất bẩn, dư lượng thuốc phun còn sót ngoài quả vải cũng chính là nguyên nhân khiến bạn bị những hiện tượng mụn nhọt khi ăn vải.
Cách tốt nhất nên ngâm vải qua nước muối pha loãng từ 15-20 phút để đảm bảo đã rửa sạch những chất bẩn, thuốc hóa học bám trên vir, hạn chế mụn nhọt tấn công, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không nên ăn quá nhiều vải một lúc
Đối với người lớn chỉ lên ăn không quá 10 quả một lúc, nếu ăn quá nhiều vải sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt….
Đối với trẻ nhỏ, mỗi lần ăn chỉ nên ân 3-4 quả một lúc, nếu ăn quá nhiều vải sẽ bị nhiệt miệng.
Đối với những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải. Nếu muốn ăn vải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.
Nên ăn vải sau bữa ăn sáng
Buổi sáng nhiệt độ ngoài trời sẽ mát mẻ hơn trong ngày, bên cạnh đó, vải sau 1 đêm mát mẻ chưa bị hấp thụ ánh nắng mặt trời nên ăn vải vào thời điểm này sẽ giúp không bị óng.
Ngoài ra, khi ăn vải vào buổi sáng là thời điểm cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài rất tốt, khi ăn vải vào thời điểm này sẽ có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tránh tích tụ nóng trong người, ngăn ngừa phát ban, mẩn ngứa, nổi mụn cho cơ thể.
Nên uống một chút nước muối pha loãng trước khi ăn vải
Đề phòng nóng trong khi ăn vải bạn có thể uống chút nước muối chút nước muối pha loãng hoặC trà thảo mộc lạnh, canh bí đao, chè đậu xanh, có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương….. Điều này có tác dụng phòng trừ sinh hỏa. Ngoài ra nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng trong.
Tác hại khi ăn quá nhiều vải
Khi ăn quá nhiều vải không chỉ khiến nóng trong, nổi mụn mà có thể khiến bạn gặp phải tình trạng ngộ độc vải. Do trong thịt vải có chứa nhiều đường glucoza, nếu bạn ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insullin tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng "say vải".
Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường hoặc nước trà gừng sẽ giúp cải thiện tình hình. Nếu như triệu chứng này nặng hơn thì bạn nên mang đi cấp cứu tại cơ sở y tế ngay lập tức
Những người không nên ăn vải
+ Những người đang bị nóng không nên ăn vải, vì khi ăn vải sẽ càng sinh thêm nhiệt, gây cảm giác nóng nực...
+ Những người bị bệnh tiểu dường không nên ăn vải vì lượng đường trong vải nhiều, dễ khiến đường trong máu không ổn định, ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu
+ Những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt… nên hạn chế ăn vải
+ Phụ nữ đang mang thai có thể ăn vải nhưng chỉ nên ăn 100-200 gram là đủ
+ Những chị em phụ nữ đang trong thời kỳ đèn đỏ cần hạn chế ăn nhiều vải
+ Một số người bị dị ứng với vải tuyệt đối không nên ăn.
+ Không ăn quả vải xanh, vải chưa chín hẳn, tránh ăn hạt vải hoặc nhai, cắn phải hạt vải.
Hướng dẫn cách chọn vải ngon, không bị sâu đầu
+ Nên lựa chọn những quả vải còn tươi, mỏng, gai ở vỏ nhẵn, cành của quả vải nhỏ và dẻo
+ Tránh mua phải những quả vải mà cành vải đã bị khô, vỏ đốm khô, đốm nâu, vết thâm ở cuống
+ Vỏ của vải có màu hồng tươi, quả đều nhau, gai trên vỏ càng nhiều, càng nhọn nghĩa là vải còn xanh không nên mua
+ Khi sờ vào quả vải phải mềm tay nhưng có độ đàn hồi, những quả nào bị mềm, không có tính đàn hồi nghĩa là quả đã chín quá
+ Khi nếm thử vải, vải phải có vị vị ngọt và mùi thơm đặc trưng, cùi dày, hạt nhỏ và vị ngọt hơn so với vải lai.
+ Khi tách phần thịt vải, phần thịt dễ tách khỏi hạt, có màu trắng trong, mềm và mọng nước
Hướng dẫn cách bảo quản vải được tươi lâu
Bước 1: Sau khi mua vải về nên cắt rời từng trái vải, chừa lại phần cuống 1-2 cm trên mỗi trái vải
Bước 2: Rửa sạch và để trái vải ráo nước, thật khô
Bước 3: Chia thành từng phần nhỏ trong các túi zip đựng thực phẩm rồi bảo quản trong tủ lạnh dùng dần trong tuần.
Nếu bạn muốn bảo quản vải tươi lâu hơn
Bước 1: Cắt rời trái vải, chừa phần cuống khoảng 1cm
Bước 2: Chuẩn bị một số hộp nhựa tùy theo số lượng vải. Khi xếp vải vào trong hộp, lót vài lớp giấy báo xuống đáy hộp và bắt đầu xếp vải thiều vào, sau 1 lớp quả là 1 lớp báo. Sau khi vải được xếp hết vào trong hộp bọc lớp giấy bảo cho kín toàn bộ chỗ vải, càng nhiều giấy báo càng tốt
Bước 3: Đậy chặt nắp hộp và cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Những người nào không nên ăn mướp đắng?
+ Điều cần nhớ khi dùng trà atiso giải nhiệt mùa hè
+ Bật mí cách ăn mận để không bị nóng trong, cách chọn mận ngon
+ Thử làm trà vải theo cách này đảm bảo ai cũng thích mê
Suckhoecuocsong.vn/TH