Xây dựng bài thuyết trình hiệu quả cần có những bước gì?

09/10/2021 16:35

Các bước xây dưng một bài thuyết trình đạt hiệu quả cao

Xây dựng bài thuyết trình hiệu quả cần có những bước gì?

Thuyết trình là trình bày về một chủ đề nào đó trước một nhóm người, thuyết trình nhằm mục đích truyền đạt thông tin, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nào đó. Nhưng khá nhiều người chưa biết cách xây dựng một bài thuyết trình đúng cũng như đủ khiến cho bài thuyết trình không đạt hiệu quả truyền tải thông tin với nhiều người.

Đối với nhiều người đi làm khi muốn giới thiệu sản phẩm mới, báo cáo kết quả nghiên cứu, kết quả kinh doanh, kêu gọi vốn đầu tư,… thuyết trình đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể bỏ qua trong mỗi cuộc họp, cuộc trò chuyện trao đổi với khách hàng. Khi bạn có một kỹ năng thuyết trình tốt thì đồng nghĩa với việc giúp cho công việc,  thuận lợi, suôn sẻ hơn, có cơ hội giúp bạn tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng có cơ hội thăng tiến trong công việc.

Nếu như không có kỹ năng thuyết trình tốt, rụt rè, e ngại trước đám đông cho dù trình độ của bạn có giỏi đến đâu nhưng không có kỹ năng mềm thì rất khó có thể đạt được thành công, trong công việc, cơ hội thăng tiến.

Đối với các bạn học sinh, sinh viên kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng bắt buộc, cần phải có. Khi thuyết trình giúp cho các bạn học sinh, sinh viên có thể rèn luyện, trau dồi khả năng trình bày trước đám đông, xử lý các tình huống, trả lời các câu hỏi đặt ra. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình tốt sẽ là một trong những hành trang cần thiết sau khi ra trường giúp cho công việc sau này thuận lợi, suôn sẻ hơn.

Các bước xây dưng một bài thuyết trình đạt hiệu quả cao

Hiểu về bài thuyết trình

Trước khi thuyết trình việc chuẩn bị các thông tin, kiến thức về một vấn đề nào đó là điều vô cùng cần thiết. Hãy đảm bảo rằng bạn biết chính xác những thông tin gì bạn được yêu cầu cung cấp.

Có thể chuẩn bị thêm các tài liệu thuộc dạng bản in, bản trình bày PowerPoint để phát cho khán giả trong buổi thuyết trình của bạn. Số lượng người tham dự buổi thuyết trình, thời gian của buổi thuyết trình sẽ kéo dài trong bao lâu, những câu hỏi hay chuẩn bị những câu trả lời xung quanh các vấn đề mà khán giả có thể đặt cho bạn, chủ đề cần giải quyết trong buổi thuyết trình

Thực hiện nghiên cứu

Một bài thuyết trình hay, phải có những thông tin chuẩn xác, người thuyết trình phải thực sự hiểu rõ về vấn đề đó, nắm rõ được các thông tin quan trọng. Để nắm rõ được các thông tin đó cần phải thực hiện các công việc nghiên cứu, đối chiếu số liệu, các thông tin được cung cấp xem có chuẩn xác hay không.

Nếu như đang thuyết trình như một phần của cuộc phỏng vấn, hãy nghiên cứu kỹ về công ty bằng cách xem kỹ trang web và phương tiện truyền thông xã hội của họ. Hay như giới thiệu một sản phẩm nào đó tới khách hàng cần hiểu rõ về sản phẩm, cách thức hoạt động của sản phẩm, tính năng của sản phẩm đó,…

Nếu chủ đề thuyết trình dựa trên nghiên cứu trong một lĩnh vực khoa học, thì hãy dành chút thời gian để đọc ý kiến của các nhà nghiên cứu hoặc nhà lý thuyết khác. Để giúp bạn có một cái nhìn toàn diện, chứng tỏ khả năng của mình trong việc đưa ra các quan điểm khác nhau và suy nghĩ chín chắn về một chủ đề nghiên cứu nào đó.

Thiết kế bài thuyết trình

Nên thiết kế bài thuyết trình theo cấu trúc nên bao gồm một slide ở đầu giới thiệu bài thuyết trình, slide tiếp theo giải thích những gì mọi người có thể mong đợi học được trong quá trình thuyết trình.

Sau khi trình bày các thông tin của mình, các số liệu nghiên cứu hãy cảm ơn mọi người đã lắng nghe và hỏi họ có bất kỳ câu hỏi nào không và giải đáp những câu hỏi của khán giả trong buổi thuyết trình.

Bên cạnh đó, hãy thực hiện theo quy tắc mỗi trang trình bày mỗi phút để không lan man, kéo dài thời gian thuyết trình, buổi thuyết trình không đủ thời gian.

Nếu cần thêm thời gian hãy dành một trang chiếu cho mỗi chủ đề, vì việc chuyển sang một trang chiếu mới cho khán giả biết rằng cuộc thảo luận đang chuyển sang một điều gì đó mới, một vấn đề mới cần được thảo luận, làm rõ.

Khi cần sử dụng lý lẽ, nhận định cũng như quan điểm của mình để thuyết phục người nghe về một ý tưởng mới có thể kiểm tra logic của mình bằng công thức DEFEAT. Đảm bảo ý tưởng mới bằng công thức:

+Demonstration: minh hoạ

+ Example: đưa ra ví dụ tương tự

+ Facts: sự thật, Exhibits: sự biểu lộ

+ Analogies: giải thích bằng điểm tương đồng

+ Testimonials: minh chứng bằng người thật việc thật

+ Statistic: biểu đạt bằng thống kê, con số.

Đừng quên yếu tố cảm xúc trong buổi thuyết trình, góp phần giúp cho buổi thuyết trình thành công hơn, gần gũi hơn, khán giả nhập tâm hoàn toàn vào thông điệp, từ đó truyền cảm hứng mạnh mẽ để giúp người nói dễ dàng kêu gọi hành động hơn.

Thực hành nhiều lần

Một bài thuyết trình có đạt hiệu quả cao hay không, có thu hút khán giả hay không thì bên cạnh việc cung cấp các thông tin cần thiết, quan trọng, các dẫn chứng, số liều thì người thuyết trình cần thực hành nhiều lần.

Việc thực hành nhiều lần không chỉ giúp cho các bạn cảm thấy tự tin hơn, giảm căng thẳng, áp lực trước buổi thuyết trình mà thông qua việc thực hành còn giúp xác định được bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra trong buổi thuyết trình, điều chỉnh những thông tin nào đó,…

Nếu như buổi thuyết trình chỉ diễn ra từ 20-30 phút bạn không biết liệu buổi thuyết trình có vượt quá giới hạn thời gian đó hay không thì việc thực hành nhiều lần buổi thuyết trình trước đó sẽ giúp bạn căn chỉnh được thời gian, đảm bảo được các thông tin truyền tải tới người nghe, không bị quá giờ thuyết trình.

Hy vọng với những chia sẻ bổ ích này sẽ giúp các bạn có được một buổi thuyết trình thành công và có một  hành trang vững chắc cho các bạn xây dựng một bài thuyết trình hoàn hảo.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kỹ năng thuyết trình: những điều lưu ý quan trọng

+ Những nguyên tắc cần nhớ khi học nhóm để có kết quả học tập tốt

Kinh nghiệm học nhóm đạt hiệu quả tốt nhất

Kinh nghiệm giảm áp lực thi cử cho học sinh

Bật mí cách rèn luyện trí nhớ hiệu quả

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say