Uống nước mía: 5 điều nhất định cần phải biết để tránh ảnh hưởng sức khỏe
5 điều nhất định cần phải biết khi uống nước mía
Nước mía là loại đồ uống được nhiều người yêu thích trong mùa hè nắng nóng nhưng khi uống cần nhớ những điều sau để tránh gây hại sức khỏe, tăng đường huyết, tăng cân.
Nước mía được tạo ra từ cây mía tươi sau khi được làm sạch vỏ, ép qua máy ép để thu được nước mía nguyên chất. Loại đồ uống này có vị ngọt tự nhiên cùng mùi hương đặc trưng nên được nhiều chọn để giải khát trong mùa hè nóng nực, cung cấp năng lượng cho cơ thể, giải tỏa cảm giác mệt mỏi.
Uống nước mía với lượng vừa phải, đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: tăng cường chức năng gan, giảm nhẹ các bệnh liên quan đến gan như vàng da, cung cấp năng lượng nhanh, ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú, cải thiện hệ tiêu hóa, duy trì sức khỏe thận, hỗ trợ xương và răng phát triển, khắc phục tình trạng hơi thở có mùi,… Nhưng khi uống loại đồ uống này cần lưu ý những điều sau để tránh phản tác dụng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cẩn thận lượng nước mía uống
Dù chứa nhiều các khoáng chất như natri, kali, canxi, magie và sắt, không có chất béo hay cholesterol nhưng nước mía có chứa hàm lượng đường cao. Trong khoảng 200ml nước mía có chứa tới khoảng 40-43g đường. Do vậy nếu uống quá nhiều trong ngày, uống nhiều nước mía một lúc có thể gây tăng lượng đường huyết đột ngột, kéo dài có thể khiến tăng cân, khó kiểm soát cân nặng.
Cẩn thận khi thêm đường vào nước mía
Khá nhiều người có thói quen thêm đường vào nước mía để tăng độ ngọt cho loại đồ uống này. Nhưng việc thêm đường có thể khiến cơ thể tăng đường huyết, nóng trong, nổi mụn cơ thể. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết khi uống nước mía nên uống nguyên chất, hạn chế ăn cùng thực phẩm ngọt khác như bánh ngọt, kẹo ngọt, chuối, xoài,…
Nên chú ý thời điểm uống nước mía
Nếu uống nước mía vào buổi sáng thức dậy có thể gây tăng đường huyết, ngược lại khi uống vào tối muộn có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, đầy bụng, tiểu đêm. Do đó, tốt nhất chúng ta nên uống nước mía vào giữa ngày khi cơ thể đang cần cung cấp năng lượng.
Cẩn thận vấn đề vệ sinh khi ép mía, mua nước mía
Nếu tự ép nước mía tại nhà nên vệ sinh sạch sẽ lớp vỏ bên ngoài, loại bỏ phần sâu bệnh trên thân mía, vệ sinh máy ép thường xuyên. Bởi nếu không vệ sinh cẩn thận có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển gây hại cho sức khỏe.
Nên cẩn thận khi thêm đá và quất (tắc)
Tăng hương vị cho nước mía nên nhiều người thường cho thêm quất, đá lạnh nhưng điều này có thể khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn. Bởi nếu chọn đá lạnh không được đảm bảo an toàn, đá sạch, quất không được rửa sạch sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, thuốc bảo vệ thực phẩm, bụi bẩn,… hấp thụ vào cơ thể, dẫn đến dễ lây nhiễm như viêm họng, bệnh Chagas, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
Chú ý hoạt động thể chất
Tránh tăng cân, béo phì khi uống nước mía chúng ta nên tham gia các hoạt động như đi bộ, yoga, tập thể dục để tiêu hao lượng calo dư thừa mỗi ngày. Đồng thời kết hợp chế độ ăn lành mạnh, khoa học, uống nhiều nước để giảm thiểu tác động tổng thể của lượng đường lên cơ thể.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Nước ép bí đao pha theo cách này vừa đẹp da, vô cùng bổ dưỡng
Mách bà nội trợ sử dụng mía giữ sức khỏe cho gia đình trong ngày nắng nóng
7 loại nước uống phổ biến nhất giúp giã rượu cho chồng ngày tết
Thưởng thức trà kim quất mật ong thơm phức cực ngon ngày lạnh
Suckhoecuocsong.vn