9 điều 'không quá' nên ghi nhớ trong đời

13/05/2020 09:26

Hãy nhớ 9 điều không quá trong cuộc sống để được an nhiên, tự tại

Nhà y học thời cổ Tôn Tư Mạc đã từng khuyên răn thế nhân rằng: "Chớ lo nghĩ, chớ nổi giận, chớ sầu bi, chớ sợ hãi, chớ ngang ngược, chớ cười lớn, chớ nôn nóng theo sở dục, chớ lẳng lặng ôm thù hận, như thế sẽ được trường sinh".

Danh không quá hám

Danh lợi là biển khổ vô bờ. Phồn hoa lướt qua trước mắt như mây khói. Thường uống nhất vị thuốc "tri túc" - biết đủ.

Vui vẻ hạnh phúc như Thần Tiên.

Xem nhẹ thế sự, tĩnh tâm ngắm thu nguyệt xuân hoa, chốn nhân gian huyên náo, nơi danh lợi đi về, buông bỏ nông nổi, tĩnh tâm tự an.

Giận không quá mức

Một nhà văn đã viết về những trải nghiệm của mình với người mẹ như sau:

Con dần dần hiểu rõ rằng việc đáng ghét nhất trên đời, không gì bằng cái mặt giận dữ.

Việc hèn hạ nhất trên đời, không gì bằng chìa cái mặt giận dữ cho người khác xem, nó còn khó chịu hơn là bị đánh chửi.

Trong lòng có phiền não thì nhất định không được tức giận, vì tức giận sẽ tổn thương gan. Cần học cách kiểm soát tâm trạng mình, nâng cao tu dưỡng, lạc quan xử thế.

Lợi không quá tham

Ngạn ngữ châu Âu nói rằng: "Lòng tham lam giống như sa mạc cằn cỗi, hút hết thảy nước mưa mà không nuôi dưỡng tưới tắm cho cỏ cây và con người".

"Tửu, sắc, tài, khí" ta chẳng lấy,

"Hư danh, hoa lệ"  có màng đâu.

Vô dục vô cầu, không vướng ngại,

Tri túc thường lạc, thuận tự nhiên.

Ung dung tự tại thân vô bệnh,

Thảnh thơi vui hưởng đến trăm năm.

Ở không quá rộng

Cần biết tùy ngộ mà an, phòng ốc sạch sẽ thoải mái, chớ làm nhà cửa rộng rãi, hoa lệ đường hoàng, vì như thế rất dễ đánh mất tâm tính và chí hướng, từ đó thoái hóa biến chất.

Đi không quá nhanh

Khi sức khỏe cho phép thì cố gắng đi bộ thay đi xe. Nếu cứ ra ngoài là đi xe thì lâu dần chân sẽ mất đi sự mềm dẻo linh hoạt.

Áo không quá ấm

Cát Hồng, nhà y học, Đạo gia, tiến sỹ đời Đông Tấn nói:

Mùa đông không nên quá ấm, mùa hè không nên quá mát. Không ngủ ngoài trời, ngủ không hở lưng.

Mặc áo đội mũ không nên quá ấm, cũng không được quá mỏng manh. Quá ấm dễ cảm mạo, quá lạnh dễ cảm lạnh.

Ăn không quá no

Cát Hồng còn nói rằng: Không được để quá đói rồi mới ăn, ăn không nên quá no. Không được để quá khát rồi mới uống, uống không nên quá nhiều.

Ăn uống thì no 7, 8 phần là được, ăn chất thô và chất tinh phối hợp, món mặn và món chay kết hợp. Trước khi ăn nên ăn canh, không hút thuốc, không uống rượu.

Rảnh rỗi không quá an nhàn

Cả ngày ở nhà khó tránh khỏi ăn không ngồi rồi, sẽ mất đi hứng thú với cuộc sống, từ đó tâm ý nguội lạnh, lười nhác. Cổ nhân vẫn nói: "Nhàn cư vi bất thiện".

Thế nên cho dù nhàn rỗi ở nhà thì cũng phải thường xuyên đi ra ngoài, gặp gỡ trò chuyện với mọi người.

Tham gia các hoạt động, tản bộ chuyện trò, viết chữ vẽ tranh, chơi cờ xem kịch, đọc sách xem báo, chịu khó động não, giữ tâm thái thoải mái, sống vui, sống khỏe lại thêm thọ.

Làm không quá mệt

Cường độ lao động là có giới hạn, vượt quá 'tải trọng' sẽ gây ra tổn hại cho thân thể.

Thân thể chúng ta nếu như làm việc quá mức mà mệt mỏi, cũng sẽ tạo ra gánh nặng tâm lý quá lớn mà xuất hiện vấn đề.

Cần kết hợp làm việc với nghỉ ngơi. Ngoài 8 giờ làm việc ra, cần phải nghỉ ngơi thích đáng.

Hãy nhớ trong cuộc sống của mỗi chúng ta hãy dùng tâm thái thích hợp để xử trí những hỉ, nộ, ái, lạc thì mới có thể có được niềm vui trong tâm hồn, thong dong tự tại, phơi phới trong lòng và càng khỏe mạnh trường thọ.

Sưu tầm

Các tin khác

Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên

Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh

Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc

Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết

Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu

Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc

Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?

Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng

Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm

Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe