Tiêm phòng vaccine cho mèo: những điều cần biết
Lịch tiêm phòng vaccine cho mèo, những loại vaccine cần thiết nên tiêm cho mèo, điều cần lưu ý khi tiêm phòng vaccine cho mèo
Tiêm phòng vaccine cho mèo: những điều cần biết
Tiêm phòng vaccine cho mèo đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, giúp cho hệ miễn dịch của mèo ngăn ngừa sự xâm nhập của các virus gây bệnh nguy hiểm có thể khiến mèo bị tử vong.
Tiêm phòng vaccine cho mèo là một trong những điều quan trọng mà các người nuôi mèo cần phải thực hiện. Việc tiêm phòng không chỉ giúp mèo phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như: bệnh giảm bạch cầu, bệnh viêm mũi - khí quản truyền nhiễm, bệnh hô hấp do Herpevirus và bệnh dại,…mà còn giúp chúng khẻo hơn sau này, hạn chế các bệnh tật.
Khi tiêm phòng vaccine sẽ giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể mèo ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật, virus, vi khuẩn gây bệnh. Vaccine chứa những kháng nguyên giống như sinh vật gây bệnh nhưng không thực sự gây ra bệnh. Điều này những kháng nguyên giống như sinh vật gây bệnh nhưng không thực sự gây ra bệnh.
Những vị trí tiêm phòng vaccine
Khi tiêm vaccine cho mèo các bác sĩ thú y có thể tiêm cho mèo ở dưới da. Vị trí này khi tiêm sẽ dễ dàng có thể thực hiện tại nhà. Khi tiêm dưới da, người nuôi chỉ cần kéo kéo lớp da bên hông hoặc vị trí sống lưng và đâm kim vào và chỉ cần lỗ hở của kim xuyên qua lớp da là được. Khi tiêm nên tiêm từ từ vaccine vào da. Sau khi tiêm, vỗ vỗ nhẹ xung quanh khu vực tiêm để thuốc được tan ra dễ dàng hơn.
Có thể tiêm vaccine ở khu vực bắp chân của mèo. Tuy nhiên đối với vị trí này khá khó, cần thực hiện chuẩn xác, nên cần một người giữ cơ thể mèo tránh trường hợp chó giãy giụa, cào hoặc cắn khi tiêm gây nguy hiểm cho mèo và người tiêm.
Một vị trí khác có thể tiêm phòng chính là ven, đường tiêm này cũng khó không kém khi tiêm ở bắp cho mèo vì cần xác định được tĩnh mạch rồi mới tiến hành lấy ven. Vậy nên tốt nhất hãy mang mèo đi trung tâm thú y uy tín để được tiêm vaccine cho chó đúng cách nhé, đảm bảo an toàn, có biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp mèo bị sốc sau khi tiêm vaccine.
Những việc cần chuẩn bị trước khi mèo tiêm phòng vaccine
Nên cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu dưỡng chất, cho mèo ăn từ 3-5 ngày trước khi chuẩn bị tiêm phòng vaccine. Điều này có tác dụng tăng hệ thống miễn dịch của mèo, giúp việc tiêm phòng hiệu quả hơn. Sau đó, người nuôi nên tắm cho mèo sạch sẽ. Bởi sau khi tiêm những vị trí tiêm phòng có thể bị hiện tượng sưng, đau nhức, chảy máu do đó một bộ lông sạch sẽ, gọn gàng giúp ngăn ngừa kích ứng tại chỗ tiêm
Nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất trước khi tiêm phòng vaccine mèo cần được kiểm tra sức khỏe tổng quát và kiểm tra lại sổ theo dõi sức khỏe của mèo để nắm được những loại vaccine mà mèo cần tiêm tiếp theo, lịch tiêm các loại vaccine,…
Những loại vaccine cần thiết nên tiêm cho mèo
Khi lựa chọn tiêm vaccine cho mèo, trước tiên phải xem loại vaccine, độ tuổi để tiêm cho mèo, tiền sử mèo có đang mắc hoặc đã mắc bệnh gì trước đó hay không, môi trường sống xung quanh mèo, lối sống của mèo,…Dù việc tiêm vaccine cho mèo quan trọng nhưng không phải loại vaccine nào mèo cũng phải tiêm. Do đó, vaccine được chia làm 2 loại bao gồm:
- Loại vaccine phải tiêm: loại vaccine này được xem như quan trọng đối với tất cả các giống mèo
- Loại vaccine nên tiêm: loại vaccine này tiêm cho mèo dựa trên lối sống và các lý do liên quan khác
Loại vaccine nên tiêm cho mèo bao gồm:
+ Vaccine phòng virus bệnh bạch cầu
+ Vaccine phòng virus gây suy giảm miễn dịch
+ Vaccine phòng Bordetella
Loại vaccine nhất định phải tiêm cho mèo bao gồm:
+ Vaccine phòng bệnh dại
+ Vaccine phòng bệnh giảm bạch cầu
+ Vaccine phòng bệnh viêm mũi - khí quản truyền nhiễm
+ Vaccine phòng bệnh do Herpervirus
Lịch tiêm phòng vaccine cho mèo
Khi tuân thủ lịch tiêm phòng vaccine sẽ giúp mèo có hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng khả năng phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, ngăn ngừa sự xâm nhập của các sinh vật, virus, vi khuẩn gây bệnh. Trong quá trình phát triển của mèo cần tuân thủ lịch tiêm phòng như sau:
Mũi tiêm 1:
+ Thời gian tiêm phòng cho mèo được 6-8 tuần tuổi.
+ Mũi 3 bệnh: Bệnh Giảm bạch cầu, Bệnh Viêm mũi - khí quản truyền nhiễm, Bệnh Hô hấp do Herpevirus
Mũi tiêm 2:
+ Thời gian tiêm phòng cho mèo khi mèo được 9-12 tuần tuổi
+ Mũi 3 bệnh: Bệnh Giảm bạch cầu, Bệnh viêm mũi - khí quản truyền nhiễm, Bệnh hô hấp do Herpevirus. Tiêm cách mũi thứ nhất từ 4 – 6 tuần
Mũi tiêm 3:
+ Khi mèo được 12-16 tuần tuổi là lúc bạn cần tiêm vaccine phòng bệnh dại cho mèo. Mũi thứ ba tiêm cách mũi thứ hai 4 tuần.
Nên hoàn thành việc tiêm vaccine cho mèo khi mèo tròn một năm tuổi. Về sau khi mèo trưởng thành nên tiến hành tiêm nhắc lại hằng năm 1 lần với tất cả các loại vaccine để phòng ngừa bệnh.
Tại sao nên tiêm phòng vacxin mèo đúng ngày?
Để vaccine phát huy được hết hiệu quả khi tiêm phòng vaccine cho mèo, nên tiêm phòng cho đúng ngày, đúng liều lượng. Bởi nếu tiêm không đúng ngày, sai ngày tiêm mèo có thể gặp các vấn đề nguy hiểm như: thuốc không còn hiệu quả như ban đầu, các loại vi khuẩn, virus vẫn có thể xâm nhập và gây hại cho sức khỏe của mèo,…
Những điều cần lưu ý khi tiêm phòng vaccine cho mèo
+ Trước khi tiến hành tiêm vaccine mèo cần được kiểm tra sức khỏe, mèo hoàn toàn khỏe mạnh, không bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, không bị tiêu chảy, nhiệt độ cơ thể bình thường, trạng thái tinh thần ổn định.
+ Cần đặc biệt cẩn trọng khi tiêm phòng vaccine cho mèo mẹ đang cho con bú, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng cho mèo mẹ đang cho con bú
+ Lựa chọn những địa điểm tiêm phòng uy tín, có vaccine chính hãng và đảm bảo chất lượng
+ Những mèo cái đang mang thai tuyệt đối không được tiêm vaccine
+ Nên đặc biệt thận trọng khi tiêm cho mèo đang có thể trạng yếu, mèo mới mua về, mèo lạc,…
+ Tránh cho mèo tiếp xúc với mèo bị nhiễm bệnh trong thời gian tiêm phòng bởi 7 ngày sau khi tiêm vaccine mới có thể sản sinh hệ miễn dịch bảo vệ sức khỏe mèo khỏi các bệnh truyền nhiễm
+ Không cho mèo tiêm tại các phòng khám thú y vừa điều trị bệnh truyền nhiễm lại vừa có dịch vụ tiêm phòng mà không có khu cách ly riêng, diện tích nhỏ hẹp.
+ Mèo có triệu chứng bị dị ứng sau khi tiêm như phù mặt, khó thở, ngứa nên được điều trị dị ứng kịp thời, nhanh chóng.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Tiêm phòng vacxin cho chó con qua từng giai đoạn phát triển
+ Dấu hiệu nhận biết mèo mắc bệnh dại, cách điều trị
+ Virus bệnh bạch cầu ở mèo (virus FelV): dấu hiệu, chăm sóc và phòng ngừa
Suckhoecuocsong.vn