Thói quen uống cà phê khiến bạn già đi nhanh hơn
Thói quen uống cà phê khiến đẩy nhanh tốc độ lão hóa của cơ thể
Thói quen uống cà phê khiến bạn già đi nhanh hơn
Cà phê từ lâu trở thành thức uống yêu thích của nhiều người đặc biệt là giới văn phòng. Nhưng nếu khi uống cà phê vẫn giữ những thói quen xấu này lại khiến cơ thể nhanh lão hóa hơn.
Đối với nhiều người sau khi thức dậy được thưởng thức một tách cà phê thơm ngon giúp tinh thần cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn. Cà phê khi được uống đúng liều lượng, phù hợp sẽ mang lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe nhưng ngược lại nếu vẫn giữ những thói quen dưới đây khi uống cà phê sẽ khiến chúng ta nhanh già đi hơn
Uống cà phê với nhiều đường
Khi uống cà phê khá nhiều người thường có thói quen cho nhiều người. Nhưng một lượng đường vừa đủ trong chế độ ăn sẽ là an toàn ngược lại nếu thêm quá nhiều đường mỗi lần khi uống cà phê sẽ bất lợi cho sức khỏe, nhất là đối với một số người lớn tuổi khi uống cà phê nhiều đường sẽ phải đối mặt với các vấn đề về đường huyết, viêm nhiễm và các vấn đề sức khỏe khác
Một nghiên cứu cho thấy nếu tiêu thụ càng nhiều đường khi uống cà phê thì bạn sẽ càng yếu khi già đi. Bạn có thể bị giảm cân không chủ đích hoặc khó vận động, đường huyết cơ thể tăng lên. Bên cạnh đó, nếu tiêu thụ quá nhiều đường trong thời gian dài cũng góp phần đẩy nhanh quá trình lão hóa da do đường có thể phá hủy collagen trong da, dần dần khiến da mất đi sự đàn hồi
Uống cà phê thay cho bữa sáng
Một số người có thói quen uống cà phê thay cho bữa, uống cà phê khi bụng đói vừa thức dậy. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nếu như thay thế bữa sáng bằng việc uống cà phê sẽ gây ra nhiều tác động không có lợi cho sức khỏe.
Theo chuyên gia Moskovitz cho biết nếu chúng ta bỏ qua bữa sáng sẽ khiến cơ thể của chúng ta bị thiếu hụt hinh dưỡng, ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể. Nghiên cứu về lịch trình các bữa ăn được đăng tải trên Tạp chí Life Metabolism cho thấy những người thường xuyên bỏ bữa sáng có xu hướng bị suy giảm nhận thức nhanh hơn những người có chế độ ăn đầy đủ, cân bằng
Do đó, để bảo đảm sức khỏe, vẫn có thể uống được thức uống yêu thích của mình thay vì bỏ bữa sáng và chỉ uống cà phê chúng ta nên uống một cốc nước ấm, sau đó nên dùng bữa sáng với trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và quả hạch nhằmbổ sung chất xơ cũng như các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe sau đó có thể thưởng thức một ly cà phê thơm ngon giúp tinh thần cảm thấy thư thái hơn, hiệu quả công việc trong ngày được tốt hơn
Uống cà phê thay cho nước
Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, cấp ẩm cho làn da, phòng ngừa lão hóa da. Nhưng việc uống cà phê thay cho uống lại có thể gây mất nước nói riêng và ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể nói chung
Việc uống cà phê thay cho nước sẽ có thể có tác động tiêu cực tới làn da, hệ tiêu hóa, mức năng lượng, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và thậm chí cả các khớp xương, thần kinh
Dùng chất làm ngọt nhân tạo
Khi pha chế cà phê khá nhiều người sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để tăng hương vị cho ly cà phê. Nhưng chất làm ngọt nhân tạo không có giá trị dinh dưỡng, không có lợi cho sức khỏe. Những chất làm ngọt nhân tạo như sucralose, aspartame có thể tác động tiêu cực tới lượng insulin, sức khỏe hệ tiêu hóa thậm chí có thể khiến chúng ta bị nghiện đồ ngọt
Uống cà phê sát giờ đi ngủ
Uống cà phê sát giờ đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây ra tình trạng mất ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc. Bởi caffeine là một chất kích thích nếu như chúng ta uống quá sát giờ đi ngủ sẽ ảnh hưởng giấc ngủ từ đó gây ra những tác động tiêu cực bất bất lợi đối với quá trình hồi phục, hệ thống miễn dịch, tâm trạng, năng lượng, quá trình trao đổi chất và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác
Đồng thời, một đêm ngủ không ngon giấc, mất ngủ có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể, từ đó làm phát triển nhanh hơn các bệnh liên quan tới lão hóa.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Uống cà phê đá và cà phê nóng, loại nào tốt hơn?
Sự thật đằng sau cốc cà phê chúng ta uống
Giảm cân hiệu quả từ hạt cà phê xanh bạn đã biết?
Bị cao huyết áp, cẩn thận với cà phê
Bệnh nhân tuyến giáp tại sao phải né cà phê?
Suckhoecuocsong.vn