Thoát vị đĩa đệm ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Nguyên nhân nào gây tình trạng thoát vị đĩa đệm ở chó, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở chó như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm không chỉ xảy ra ở con người mà ngay cả chó cũng bị gặp phải tình trạng này. Khi chó bị thoát vị đĩa đệm chó cảm thấy đau đớn, gặp khó khăn khi đi lại, thay đổi hành vi,…Nguyên nhân nào gây tình trạng thoát vị đĩa đệm ở chó? Dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở chó như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm ở chó là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm ở chó hay được viết tắt là IVDD là một tình trạng mà các đĩa đệm giữa đốt sống của cột sống hoặc phồng lên hoặc bị vỡ ra (thoát vị) chèn vào không gian của tủy sống của chó. Những đĩa này sau đó đè lên các dây thần kinh chạy qua tủy sống gây đau, tổn thương dây thần kinh và thậm chí là tê liệt. Không phải tất cả các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều cần phẫu thuật nhưng những người nuôi chó nên biết về vấn đề này và những vấn đề tiềm ẩn mà nó có thể gây ra.
Phân loại thoát vị đĩa đệm ở chó
Được tạo thành từ một chất keo được bao quanh bởi lớp vật chất dày bên ngoài, đĩa đệm cơ bản là bộ giảm xóc của cột sống. Có hai loại thoát vị đĩa đệm thường gặp ở chó là:
+ Thoát vị đĩa đệm loại I
+ Thoát vị đĩa đệm loại II, trong đó loại II là loại thường có các dấu hiệu, triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.
Các giống chó thường mắc thoát vị đĩa đệm gồm: giống Dachund, Beagle, Basset Hound, Shih Rzu
Những dấu hiệu nhận biết chó bị thoát vị đĩa đệm
Các dấu hiệu của thoát vị gián đoạn cũng tương tự như các vấn đề khác ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chó. Các dấu hiệu thường xuất hiện như: lưng gù, đau bụng, nôn mửa hoặc không có máu, bệnh tiêu chảy, nôn trớ
+ Chó bị khó thở, chảy nước dãi
+ Khi chó bị thoát bị đĩa đệm thường không muốn nhảy lên, kể cả khi bạn dùng đồ ăn vặt yêu thích của chúng
+ Nôn trớ thức ăn ngay sau khi ăn, chảy nước dãi hoặc tiết nhiều nước bọt
+ Chó bị tình trạng đau và yếu ở chân sau
+ Chó có thể đau đến chảy nước mắt
+ Hành vi bồn chồn
+ Tình trạng co thắt cơ trên lưng hoặc cổ xuất hiện
+ Uốn lưng hoặc cổ với cơ bắp gồng
+ Giảm sự thèm ăn và mức độ hoạt động
+ Chó cảm thấy buồn rầu, mệt mỏi
+ Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột (không kiểm soát được tiểu tiện và đại tiện)
Nguyên nhân chó bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm loại I:
Thoát vị đĩa đệm loại I xảy ra ở vùng cổ đối với các giống chó nhỏ, đĩa đệm phát triển một lớp cứng (vôi hóa) ở lớp bên ngoài. Từ đó làm hư hại đĩa đệm khiến nó dễ dàng bị hỏng. Bất kỳ tác động mạnh nào ví dụ như nhảy và đáp đất đều có thể khiến cho 1 hoặc nhiều đĩa bị vỡ ra và ép vào tủy sống.
Thoát vị đĩa đệm loại II:
Đĩa trở nên cứng và xơ trong 1 thời gian dài và cuối cùng bị phá vỡ, phình ra và đè ép tủy sống.
Khi các dây thần kinh của tủy sống bị nén, các xung thần kinh không thể truyền tín hiệu đến đích cuối cùng ở chân tay, bàng quàng của chó. Nếu tổn thương đủ nặng, việc tê liệt, mất kiểm soát ở bàng quang, mất kiểm soát ở đường ruột có thể xảy ra.
Tùy thuộc vào vị trí của đĩa phồng lên, các dấu hiệu bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong cơ thể từ cổ đến chân sau của chó.
Bên cạnh đó, chó bị thoát bị đĩa đệm do nguyên nhân khác như: dị tật bẩm sinh, chấn thương do bị đụng xe hoặc bị va đập bởi vật nặng.
Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm ở chó
Chụp X-quang là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để hỗ trợ bác sĩ thú y chẩn đoán thoát vị gián đoạn nhưng siêu âm, nội soi và phẫu thuật cũng có thể cần thiết. Trong một số trường hợp, các bác sĩ thú y có thể sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính để xác định vị trí các dây thần kinh bị chèn ép, quá trình này cần thiết cho việc phẫu thuật sửa chữa
Điều trị thoát vị đĩa đệm ở chó
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm tòn của tổn thương tủy sống, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị có thể từ duy trì đến phẫu thuật. Các loại thuốc được sử dụng một số loại thuốc như thuốc steroid, thuốc chống viêm giúp giảm sưng, giảm đau. Thời gian điều trị chó cần được giữ trong chuồng nuôi để ngăn chặn biến chứng thêm xảy ra trong khoảng 6 tuần. Sau một thời gian điều trị, nghỉ ngơi, chó có thể dần dần trở lại hoạt động bình thường.
Trường hợp chó bị thoát vị đĩa đệm nặng, sử dụng thuốc điều trị không thuyên giảm thì chó cần được phẫu thuật để mở rộng không gian trong cơ thể vùng bị ảnh hưởng. Các bác sĩ thú y sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần xương đốt sống trên tủy sống (cắt lamina). Nhưng ngay cả khi đã được phẫu thuật chó có thể vẫn không khôi phục hoàn toàn.
Hầu hết chó bị thoát vị đĩa đệm có co thắt ở lưng, điều trị triệu chứng này bao gồm nhiệt và kỹ thuật massage cùng với thuốc. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc diazepam, thuốc methocarbamol. Diazepam là một chất giãn cơ được sử dụng để làm dịu và điều trị co giật. Methocarbamol là một chất giãn cơ khác hiệu quả trong việc điều trị co thắt cơ do thoát vị đĩa đệm gây ra. Nó hoạt động trực tiếp trên hệ thần kinh thay vì hoạt động trên cơ bắp.
Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cho chó, việc phục hồi chức năng sau phẫu thuật rất quan trọng để giúp chó lấy lại chức năng, phục hồi hoạt động đi lại. Có thể chuẩn bị một chiếc xe lăn đặc biệt dành riêng cho chó giúp chúng đi lại, di chuyển dễ dàng hơn
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ở chó
+ Những giống chó dễ mắc thoát vị đĩa đệm cần chúng ở cân nặng thấp hơn để giảm áp lực trên xương sống và cổ.
+ Người nuôi không nên sử dụng vòng cổ đặc biệt khi chú chó có xu hướng kéo dây xích
+ Nên xây dựng các bậc thang phù hợp để leo lên giường hoặc khu vực của chúng
+ Duy trì chế độ ăn uống thích hợp, bổ sung nhiều thực phẩm lành mạnh, rau xanh để giúp chó có sức khỏe tốt
+ Những con chó bị mắc thoát vị đĩa đệm không nuôi làm giống
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bệnh viêm đĩa đệm ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
+ Chó bị hạ bàn chân sau chăm sóc như thế nào?
+ Chó bị gãy chân: cách điều trị, chăm sóc
+ Chó bị bong gân mắt cá chân: nguyên nhân, điều trị
+ Những bệnh về chân chó thường mắc phải
Suckhoecuocsong.vn/TH