Nuôi cá koi trong hồ xi măng có khó không?

26/01/2020 14:40

Nuôi cá koi trong hồ nuôi xi măng cần nhớ những điều gì

Bên cạnh việc nuôi cá koi ở hồ nuôi hoặc trong bể kính người nuôi cá koi có thể nuôi cá koi trong bể xi măng. Khi nuôi cá koi trong bể xi măng có khó không, người nuôi cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng suckhoecuocsong tìm hiểu.

Cách xây bể xi măng nuôi cá koi

Nếu lựa chọn nuôi cá koi trong bể xi măng độ sâu của bể khoảng 80cm, không nên để sâu quá bởi khi thả cá sẽ khó nhìn rõ vẻ đẹp của cá koi. Nhưng đối với cá koi có kích thước lớn hơn 50cm trở lên hoặc nuôi mật độ nhiều thì phải xây bể nuôi sâu hơn.

Dung tích hồ tùy theo mặt bằng có sẵn của gia đình, từ 4-5 mét khối tới vài chục mét khối. Bờ hồ nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30-40 cm để tránh tình trạng chó hoặc mèo ăn hoặc các vật nuôi khác gây hại cho cá koi.

Bên trong hồ xi mắng nên láng màu đen bởi nó sẽ giúp làm nổi bật màu của cá koi. Một số người nuôi lát gạch men phía trên lòng hồ hay phía ngoài. Gạch men tuy đẹp nhưng không tôn màu của cá và cũng gây trở ngại cho việc tạo rêu cho hồ.

Bên trong hồ nuôi lắp đặt ống van để có thể dễ dàng tháo, xả nước mỗi khi nước trong hồ bi ô nhiễm cần thay nước hoặc trong trường hợp sau trời mưa, nước trong hồ quá nhiều,…

Người nuôi cần đảm bảo bộ lọc nước với công suất đủ lớn bởi một khi bộ lọc nước có công suất quá nhỏ sẽ làm giảm chất lượng nước trong hồ và ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn cá koi. Bên trong hồ không nên để các vật trang trí có góc cạnh sắc nhọn vì trong quá trình sinh sống cá koi có thể cọ mình vào những vật này bị thương hoặc tróc vẩy,…

Cách chọn lựa và thả cá koi vào hồ xi măng

Khi lựa chọn cá koi để thả vào hồ xi măng chăm sóc nên chọn những con cá koi khỏe mạnh, không bị mắc bệnh, cá không có dấu hiệu bị dị tật, có màu sắc hoa văn sắc nét, không chọn những con cá koi thân cong hay đuôi cứng vì có thể đó là cá yếu hoặc cá đang bị bệnh.

Khi mua cá từ các cửa hàng về không thả cá vào ngay trong bể nuôi mà tiến hành cách ly cá, xử lý mầm bệnh, điều chỉnh oxi phù hợp,…sau khi cá koi đẹp đã khỏe mạnh thì mới thả cá vào hồ để tránh cá sốc, chết, thậm chí là lây bệnh cho đàn cá cũ.

Chuẩn bị bể kính nhỏ có mực nước khoảng 20-30 cm, sục khí mạnh. Ngâm Elbagin (có tác dụng xử lý các vi khuẩn hoặc dùng cho phương pháp diệt tẩy vi trùng) hay thuốc Tetra Nhật (1g/100l nước). Pha muối hạt với nồng độ 3/1000 – 5/1000. Cho cá mới mua vào cách ly từ 10-14 ngày.

Nước nuôi cá

Nước nuôi cá koi phải là nước sạch, không lẫn tạp chất, có mùi lạ, không nhiễm kim loại, hóa chất, không sử dụng nước lấy từ các nhà máy hoặc sông suối. Nên sử dụng nước máy hoặc nước giếng, nhưng trước khi thả vào hồ nuôi nước phải được khử sạch Clo và một số tạp chất khác có lẫn trong nước.

Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, pH, NH3…Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột sẽ khiến cá dễ bị shock.

Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.

Nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở bạn cần phải xử lý ngay lập tức. Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun) cũng có tác dụng đáng kể trong việc ngăn chặn các rong, tảo phát triển.

Thức ăn cho cá koi theo từng giai đoạn phát triển

Cá koi là loài ăn tạp nên chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn. Nhưng hiện nay chủ yếu các người nuôi cá koi lâu năm thường chọn thức ăn sẵn cho cá koi ă

Cá koi 3 ngày tuổi:

Từ khi cá koi con nở đến 3 ngày tuổi lúc này cá koi sẽ tiêu hết noãn hoàng, chúng có thể ăn các loại thức ăn như: bo bo, sinh vật phù du, lòng đỏ trứng chín,..

Cá koi được 15 ngày tuổi:

Sau khi được nửa tháng chúng sẽ chuyển qua ăn các động vật sinh sống ở tầng đáy như: giun, loăng quăng..

Ca koi từ 1 tháng tuổi trở đi: ăn các động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng…giống như cá trưởng thành.

Từ 1 tháng tuổi trở đi cá chuyển sang ăn các động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng, cám, bã đậu, phân xanh, thóc lép, các thức ăn chế biến sẵn cho cá …giống như cá trưởng thành. Người nuôi có thể cho cá ăn các loại thức ăn đóng túi bán sẵn từ các thương hiệu đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc hoặc của Việt Nam sản xuất.

Thời gian cho cá koi ăn thức ăn:

Để cá koi phát triển tốt nhất nên cho cá ăn 1 ngày 2 lần vào bữa sáng và tối, hoặc ít nhất 1 ngày 1 lần. Nhưng nếu bạn quên, bận việc thì 1- 2 tuần vẫn không sao nếu môi trường vi sinh trong hồ tốt nhưng cá sẽ bị giảm trọng lượng cơ thể nếu thiếu ăn

Nếu thời tiết mát mẻ thì chỉ nên cho chúng ăn 1 lần/ngày. Nếu nắng nóng thì 2 lần/ngày.

Thời gian cho cá ăn trong ngày với buổi sáng sáng từ 8 – 10h, chiều từ 16h chiều. Thông thường lượng thức ăn vào buổi chiều sẽ ít hơn buổi sáng.

Chỉ kéo dài thời gian cho cá ăn trong 5 phút là hợp lý.

Khi cá ăn no, chúng sẽ ngừng lại, nếu cho ăn cám viên nổi tự ép mà còn thừa thức ăn trên mặt thì nên vớt bỏ tránh làm ô nhiễm nguồn nước nuôi trong hồ nuôi cá koi.

5 lỗi quan trọng thường gặp của người nuôi koi

Cho ăn quá nhiều, cá koi ăn không hết cộng thêm  sự tăng tiết chất thải của cá sẽ làm giảm chất lượng nước, từ đó làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của koi. Cá ăn quá nhiều lâu ngày sẽ khiến cá koi bị bụng phệ, mất dáng đẹp ban đầu.

Hồ nuôi cá koi có diện tích nhỏ không đủ sức chứa khiến cá koi không được thoải mái, phát triển chậm. Nếu hồ đã quá sức chứa, chỉ có thể giảm số lượng cá, hoặc mở rộng diện tích hồ hoặc tăng thêm bộ lọc để giải quyết vấn đề.

Nếu lọc không đáp ứng nổi thể tích nước trong hồ sẽ làm giảm chất lượng nước từ đó làm giảm sức khoẻ của cá. Hãy tiến hành làm thêm hoặc cải tạo lại hệ thống lọc của bạn.

Không cách ly cá mới về điều này vô tình làm kí sinh trùng, vi khuẩn, vi rút. Thời gian cách ly ít nhất là 3 tuần, nếu không có vấn đề gì, koi sẽ được thả vào hồ.

Việc thay nước hồ koi mà quên khử clo có thể đầu độc cả đàn koi của bạn. Do đó, trước khi thay nước bạn phải phơi nước trước một ngày, hoặc nối ống nước với cột lọc than hoạt tính để trung hoà clo trong nước.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác