Nói không với 6 căn bệnh mùa hè

09/06/2022 16:25

Cẩn trọng những căn bệnh mùa hè dễ mắc phải để đảm bảo sức khỏe

Nói không với 6 căn bệnh mùa hè 

Khi tiếng ve ngân vang, hoa phượng đỏ rực một góc trời báo hiệu một năm học đã khép lại. Mùa hè đã đến, thầy cô và học trò được nghỉ 3 tháng sau một năm miệt mài học tập...Tuy nhiên đây cũng là thời gian cao điểm, nền nhiệt cao, thời tiết oi bức, khó chịu...gây ra những căn bệnh nguy hiểmcần có kỹ năngđể bảo vệ sức khỏe.

Những căn bệnh đặc trưng ngày hè

1) Tiêu chảy

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy do khí hậu nóng ẩm trong mùa hè tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virut gây tiêu chảy dễ bùng phát và xâm nhập qua đường thức ăn, đồ uống gây bệnh cho con người. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn chủ yếu là do vi khuẩn và độc tố của chúng,

Phương pháp phòng bệnh

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

+ Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch...

2) Ngộ độc thức ăn

Nguyên nhân gây ngộ độc do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33%), thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (27%), thực phẩm chứa các chất độc tự nhiên (37,5%), thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu (phun hàm lượng cao, không cách ly với ngày thu hoạch) hoặc các chất phụ gia như hàn the, màu công nghiệp, đường hóa học,… với dư lượng độc tố cao.

Phương pháp phòng bệnh

+ Lựa chọn thực phẩm an toàn, mua ở những cơ sở uy tín.

+ Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp và trong thời gian cho phép.

+ Không để thức ăn ở ngoài quá hai giờ; không quá một giờ vào mùa hè hoặc khi thời tiết nắng nóng vì có thể gây hư hỏng, ôi thiu.

+ Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, chỉ ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh, tránh những nơi bụi bẩn, ẩm thấp; bảo quản, chế biến thức ăn đúng cách tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây ngộ độc…

3) Cúm

Nguyên nhân gây bệnh cúm do một loại virus gây nhiễm trùng đường hô hấp. Thống kê cho thấy tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc và lây lan bệnh cúm.

Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, đối với những người bị hen suyễn hoặc bệnh phổi có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn.

Phương pháp phòng bệnh

+ Rửa tay kỹ, thường xuyên bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn & chế biến thức ăn.

+ Hạn chế ra ngoài khi đang bị cúm.

+ Tiêm phòng cúm hàng năm...

4)  Rôm xảy

Rôm xảy còn được gọi là ban nóng là một loại viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè trong thời tiết nóng hoặc ẩm ướt ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như: đầu, mặt, ngực, sống lưng...gây kích ứng khiến da nổi lên mẩn đỏ, mọng nước và ngứa rát, khó chịu.

Phương pháp phòng bệnh

+ Giữ cho cơ thể mát, thoáng khí, hạn chế mồ hôi tiết ra.

+ Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt, nơi nóng bí gió.

+ Quần áo, tã lót dùng loại vải sợi, mỏng, rộng thoáng, thấm mồ hôi, không dùng các loại sợi tổng hợp.

+ Tắm thường xuyên cho trẻ giúp cho cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín. Có thể sử dụng một số loại lá, quả dùng tắm như mướp đắng, rau má, sài đất, vỏ dưa hấu, lá đào, lá dâu...

+Uống đủ nước, nếu có thể chọn các loại nước thanh nhiệt giải độc như: uống nước sắn dây, nước sài đất, đỗ đen...

5) Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các biểu hiện loét miệng hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú... Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm.

Phương pháp phòng bệnh

+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em) trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

+ Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

+ Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

+ Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

+ Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh...

6) Sốt xuất huyết

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết do nhiễm virus dengue do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt. Loại muỗi này hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.

Phương pháp phòng bệnh

+ Loại bỏ những vật dụng gây đọng nước khi không còn sử dụng. Trường hợp trữ nước trong thùng và xô hãy lật úp chúng để đảm bảo không có nước dư thừa.

+ Không để nước tồn đọng nước ở bất cứ nơi nào quanh nhàvì đó là môi trường lý tưởng sinh sản muỗi và, rất có thể là một ổ dịch Dengue.

+ Sử dụng chất chống côn trùng và chống muỗi

+ Lắp đặt lưới chống muỗi vào các ô thoáng, cửa sổ và cửa ra vào giúp ngăn ngừa muỗi.

+ Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh sốt xuất huyết cần cách li một cách triệt để người bệnh với các thành viên còn lại tranh để muỗi không có điều kiện lây truyền bệnh.

+ Luôn ngủ màn ngay cả vào ban ngày và ban đêm để ngăn ngừa muỗi đốt.

+ Trồng cây đuổi muỗi (cây holy tulsi), loại cây có một số đặc tính ngăn không cho muỗi sinh sản, là một phương pháp tự nhiên giúp xua đuổi muỗi khỏi ra khỏi nhà

+ Đốt dầu long não trong phòng và đóng kín tất cả các cửa ra vào và cửa sổ khoảng 15-20 phút. giúp loại bỏ muỗi trong nhà một cách triệt để.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ngày mưa viêm mũi dị ứng phải điều trị thế nào?

Đề phòng các bệnh ngoài da trong mùa mưa

Bí quyết khắc phục ngạt mũi khi thức dậy cực hiệu quả

Phân biệt vết thương do kiến ba khoang và các bệnh viêm da khác

Bệnh than(Anthrax) – tổn thương da mủ do trực khuẩn Bacillus Anthracis

Suckhoecuocsong.vn

 

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột