Những loại rau củ nào không nên ăn phần vỏ
5 loại rau củ không nên ăn cả phần vỏ
5 loại rau củ dưới đây có vỏ dễ gây bệnh hoặc chứa độc tố không nên ăn kẻo gây hại cho sức khỏe. Đó là những loại rau củ nào, hãy cùng tìm hiểu.
Rau củ được biết là loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin B6, kali, magie, kẽm và photpho và nhiều khoáng chất khác. Nhiều người quan niệm rằng vỏ của các loại trái cây rau củ quả cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng nếu không sử dụng thì thật lãng phí nên họ thường ăn cả vỏ lẫn phần thịt của rau củ. Tuy nhiên, quan niểm này không phải lúc nào cũng đúng bởi một số loại rau củ có vỏ dễ gây bệnh hoặc chứa độc tố có thể gây hại cho sức khỏe.
Vỏ khoai lang
Khá nhiều người có thói quen khi ăn khoai lang nhất là khoai lang luộc thường ăn cả vỏ vì ngại bóc và cho rằng chúng không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Nhưng ăn vỏ khoai lang sẽ hại gan. Bởi vỏ khoai lang chứa quá nhiều chất kiềm, ăn nhiều sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
Đặc biệt trên vỏ của khoai lang xuất hiện các đốm nâu hoặc nâu đen, đồng nghĩa với việc củ khoai đã bị vi khuẩn đốm đen xâm nhập, sản sinh ra chất độc saponone và saponol dễ làm tổn thương gan, gây ngộ độc cho người ăn.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe nếu phát hiện vỏ khoai có đốm nâu hoặc nâu đen thì không nên ăn nữa, hãy gọt vỏ khoai lang trước khi ăn.
Vỏ khoai tây
Khoai tây là một trong những loại củ được sử dụng nhiều để chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Khoai tây cung cấp khoảng 45% lượng vitamin C cần thiết hằng ngày cho cơ thể, giúp phòng chống cảm lạnh, chảy máu nướu răng, nhiễm trùng. Ngoài ra, lượng carbohydrate có trong khoai tây khiến chúng rất dễ tiêu hóa và chất xơ cũng giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
Tuy nhiên, vỏ của khoai tây có chứa glycoalkaloids. Chất glycoalkaloids có trong vỏ khoai tây khi ăn sẽ tích lũy trong cơ thể, đến một lượng nhất định sẽ gây độc.
Do không gây ngộ độc tức thì như một số thực phẩm gây ngộ độc khác, không có triệu chứng rõ ràng, nên nhiều người vẫn tưởng rằng ăn vỏ khoai tây là không có vấn đề gì. Nhưng khi bị ngộ độc người bệnh sẽ có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém. Nhất là những củ khoai tây đã có dấu hiệu mọc mầm hoặc có vỏ màu xanh sẽ càng độc hại hơn. Lượng chất glycoalkaloids được sản sinh trong khoai càng cao, do đó, tuyệt đối không nên ăn.
Do đó để bảo vệ sức khỏe của gia đình và bản thân tuyệt đối không ăn vỏ khoai tây và không nên tiêu thụ khoai tây đã có dấu hiệu mọc mầm hoặc có vỏ màu xanh
Vỏ khoai mỡ
Khoai mỡ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin C, B6, kali, mangan và chất xơ,…rất tốt cho sức khỏe. Khoai mỡ có tác dụng bảo vệ thành mạch tốt, giảm huyết áp hiệu quả, chữa các bệnh về da, bệnh hô hấp, chống oxy hóa,…Nhưng cũng tương tự như vỏ khoai lang việc ăn vỏ khoai mỡ có thể dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu và tiêu chảy.
Vỏ bạch quả
Bạn có biết rằng, vỏ bạch quả chứa các chất độc hại như ginkgo acid, hydrogenated ginkgo acid, hydrogenated ginkgo acid và ginkgo alcohol. Sau khi vào cơ thể người, các chất này sẽ làm tổn thương hệ thần kinh trung ương và dễ gây ngộ độc.
Vỏ quả hồng
Khi quả hồng còn non chưa chín, axit tannic tập trung chủ yếu ở phần thịt quả, khi quả chín, axit tannic sẽ tập trung chủ yếu ở phần vỏ. Nếu chúng ta ăn cả phần vỏ của quả hồng chất độc này khi xâm nhập vào dạ dày, sẽ tạo ra một hóa chất kết hợp với protein trong thực phẩm, tạo ra những cục u lớn nhỏ, gọi là sạn trái hồng trong dạ dày, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Để bảo vệ sức khỏe không nên ăn quả hồng còn xanh, nếu ăn hồng đã chín hãy rửa sạch và gọt bỏ vỏ.
Suckhoecuocson.vn/TH. Nguồn tham khảo: Aboluowang, Eat This, Healthline, FDA