Những điều cần lưu ý khi ăn ốc móng tay tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

06/04/2021 10:16

Giá trị dinh dưỡng của ốc móng tay, những điều cần lưu ý khi ăn ốc móng tay, cách sơ chế ốc móng tay

Ốc móng tay hay có tên tiếng anh là Solenidae, đây là một loại hải sản thân mềm, hai mảnh mỏ thuộc họ Pharidae. Ốc móng tay sống ở trên khắp các bờ cát ven biển, cửa biển, chúng có màu nâu, hổ phách, vàng có các đường đồng tâm.

Ốc móng tay chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho cơ thể. Cứ 100g ốc móng tay có 33,6mg sắt điều này có nghĩa rằng lượng sắt trong ốc móng tay gấp 22,4 lần so với thịt lợn và 3,9 lần so với tiết lợn. Bên cạnh đó, lượng sắt của ốc móng tay đề là sắt heme - loại sắt và cơ thể dễ hấp thụ nhất.

Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của ốc móng tay

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Ốc móng tay có chứa một lượng taurine nhất định, có lợi cho việc giảm huyết áp và cholesterol ở người, tăng cường sức khỏe tim mạch. Magie chứa trong ốc mogs tay có tác dụng điều tiết đối với hoạt động của tim và có thể bảo vệ tốt hệ thống tim mạch, làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, đồng thời làm giãn nở động mạch vành, giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim.

Tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể

Là một trong những loại thực phẩm giàu protein nên có tác dụng tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Khi tiêu thụ ốc móng tay với số lượng thích hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động, tăng trưởng của dây thần kinh, tế bào não, mạch máu trong cơ thể.

Cung cấp lượng omega-3 dồi dào

Do chứa nhiều omega-3 lành mạnh nên ốc móng tay được biết đến là thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.

Bổ sung sắt cho cơ thể

Ốc móng tay đem lại nguồn sắt quan trọng cho cơ thể, tránh các hiện tượng thiếu hụt máu, mệt mỏi do mức năng lượng thấp

Làm đẹp da và tóc

Ốc móng tay còn được biết đến là thực phẩm giàu vitamin A, sắt, canxi, phốt pho cùng với nhiều dưỡng chất khác đều là những chất không thể thiếu cấu tạo nên tế bào da, tóc. Ngoài ra, ốc móng tay rất giàu selen nên có tác dụng chống lão hóa, nuôi dưỡng cơ thể, mái tóc.

Những điều cần lưu ý khi ăn ốc móng tay kẻo hại thân

Do môi trường sinh sống của ốc móng tay chủ yếu ở trong cát nên ốc móng tay có thể bị nhiễm ký sinh trùng, nhiễm bẩn, E coli, Salmonella và ký sinh trùng đường ruột do đó cần phải được ngâm, rửa, chế biến kỹ trước khi ăn. Bởi nếu không chế biến kỹ những loại ký sinh trùng, tảo có thể gây ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy,…

Để đảm bảo sức khỏe, tránh bị nguy cơ nhiễm độc khi ăn ốc móng tay cần lưu ý những điều sau đây:

+  Phần nội tạng, ruột của ốc móng tay nên được loại bỏ trước khi ăn

+ Phần vỏ ốc móng tay không phù hợp để tiêu thụ do đó không nên ăn

+ Nếu bạn bị dị ứng với ốc móng tay không nên tiêu thụ ốc móng tay.

+ Nếu sau khi ăn ốc móng tay cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như ngứa lưỡi, nổi mẩn trên da, ngứa, buồn nôn, nôn... nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt

+ Do ốc móng tay có thể mang mầm bệnh E coli, Salmonella, ký sinh trùng đường ruột người già và trẻ nhỏ cần cẩn trọng khi ăn

+ Do chứa nguồn protein dồi dào, chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe không nên ăn quá nhiều sẽ có thể bị chướng bụng, gout, dị ứng

+ Tuyệt đối không ăn ốc móng tay bị chết, bốc mùi,…

+ Chỉ nên mua hoặc ăn ốc móng tay ở cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo

Hướng dẫn cách sơ chế ốc móng tay

Ốc móng tay cũng giống như nhiều loại ốc khác chúng sinh sống ở dưới cát, nằm sâu trong lớp đất bùn nên chúa đầy bùn cát nếu không biết cách sơ chế đúng cách bạn sẽ ăn lẫn cả cát, đất. Để làm sạch phần đất, cát trong ốc móng tay bạn hãy thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chọn những con ốc móng tay còn tươi sống thì thịt của  chúng mới ngon, hương vị đậm đà, ngọt bùi, chất lượng thịt thơm, chắc.

Bước 2: Lấy một chậu nước vo gạo cắt thêm vài lát ớt tươi thả vào rồi cho ốc vào thau nước đó, trộn đều và ngâm trong khoảng 30 phút, ốc sẽ há miệng ra, giúp dễ dàng loại bỏ cát bên trong ốc.

Bước 3: Sau khi rửa sạch lại với nước, dùng dao nhọn lách vào 1 bên con ốc để tách đôi vỏ ốc và lấy thịt hoặc chần qua nước sôi để dễ dàng tách bỏ lớp thịt và vỏ của ốc

Bước 4: Rửa sạch ốc với nước cho sạch và chế biến các món yêu thích.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ngộ độc hải sản: Đừng để phải hối hận vì chủ quan

Ngộ độc ốc biển, cách sơ cứu khi bị ngộ độc

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột