Những bộ phận nào trên cơ thể cần tránh không chạm tay vào

08/05/2016 14:34

Những khu vực không nên chạm tay vào trên cơ thể

Đôi khi do thói quen mà vô tình tay chúng ta chạm vào những “vùng cấm” trên cơ thể mà không biết. Nói về yếu tố tương tác, thì vùng nào chúng ta cũng có thể chạm được nhưng để không lây truyền những vi khuẩn đáng sợ thì phải từ bỏ thói quen xấu này. Vậy, những vùng đó là vùng nào? Nguyên nhân tại sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Những bộ phận cần tránh chạm tay vào

Mắt

Mắt giúp chúng ta lao động, học tập, cảm nhận cuộc sống. Đặc biệt, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn để chúng ta biểu lộ tình cảm với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...Bởi vậy, ai cũng có trách nhiệm giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, trong sáng.

Muốn vậy, chúng ta tuyệt đối không lấy tay dụi và chà sát mắt. Thói quen này sẽ khiến vi trùng từ tay gây ra các bệnh về mắt. Đặc biệt, những chị em để móng tay dài có thể làm rách vùng da trong mắt, bởi vậy hãy nói không với thói quen xấu này.

Khi "cửa sổ tâm hồn" bị bụi bẩn, ngứa ngáy hoặc dị vật, hãy dùng thuốc nhỏ mắt hoặc đến khám bác sĩ chyên khoa để được xử lý.

Hậu môn

Ai cũng biết hậu môn chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể bởi nó giải quyết “đầu ra” cho con người. Chính vì lý do trên mà hậu môn được đánh giá là khu vực “bẩn nhất” cần tránh.

Tuy nhiên, trong những trường hợp bắt buộc, cần dùng tay để rửa sạch hậu môn và nhớ phải rửa tay sạch bằng xà phòng.

Khuôn mặt

Nếu các bạn nữ có thói quen nhìn ngắm, sờ lên mặt, thì các bạn trai lại có thói quen nặn chứng cá. Nói về hai thói quen này thì cái nào cũng không có lợi bởi khi tay chưa sạch sẽ làm lây lan vi trùng trên các vùng khác nhau của khuôn mặt.

Không chỉ vậy, dùng tay chạm lên mặt sẽ khiến các ngón tay chứa dầu có thể gây bít lỗ chân lông là nguyên nhân dẫn đến mụn. Do đó hãy luôn kiểm soát đôi bàn tay của mình.

Bên trong lỗ mũi

Theo kết quả nghiên cứu năm 2006 về tai mũi họng do Bệnh viện Dịch tễ học thực hiện cho thấy 51% khuẩn cầu chùm hay còn gọi là tụ cầu khuẩn truyền từ tay qua đường hô hấp bên trong lỗ mũi, gây nên các bệnh nhiễm trùng rất khó điều trị.

Từ kết quả trên cho thấy, thói quen ngoáy mũi không chỉ làm xấu hình ảnh của thân chủ mà còn dẫn đến các nguy cơ gây nhiễm trùng mũi. 

Miệng

Theo các nhà khoa học người Anh, mọi người thường có thói quen đặt tay lên xung quanh miệng trung bình 23,6 lần/giờ khi cảm thấy chán nản trong công việc, và 6,3 lần/giờ ngay cả khi đang rất bận. Tuy nhiên, thói quen này dẫn đến các mầm bệnh bởi các loại vi trùng thường lan truyền từ ngón tay đến miệng.

Lỗ tai

Tai dùng để nghe bởi vậy khi "Cho bất cứ vật gì vào tai không chỉ truyền vi khuẩn vào trong lỗ tai mà nhiều khả năng sẽ làm da chỗ ống tai mỏng và dễ rách”, giáo sư John K. Niparko, chủ tịch khoa Tai mũi họng tại Trường đại học Y Keck Nam California (Mỹ) cho biết.

Do đó, khi cảm thấy ngứa trong tai thường xuyên, bạn không nên tự chọc ngoáy mà cần đến bác sĩ bởi dấu hiệu của sự tích tụ quá nhiều trong ráy tai, nhiễm chàm eczema hoặc nhiễm trùng tai cần điều trị.

Lời kết

“Dầu hai con mắt, khó hai bàn tay” câu nói hàm ý, đôi bàn tay giúp chúng ta lao động, học tập để mưu sinh. Tuy nhiên, dưới góc độ y học, tay có rất nhiều vi khuẩn gây hại như tụ cầu khuẩn sống ở phần da dưới móng tay bởi vậy chúng ta cần từ bỏ thói quen đưa tay lên mắt, mặt, quanh miệng, rửa tay thường xuyên...để bảo vệ các bộ phận này.

Tổng hợp

Các tin khác

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột