Những ai nên hạn chế uống nước mía?

22/05/2023 08:43

Những người nên hạn chế sử dụng nước mía tránh ảnh hưởng sức khỏe

Những ai nên hạn chế uống nước mía

Mùa hè nắng nóng nhiệt độ tăng cao được thưởng thức ly nước mía mát lạnh còn gì tuyệt vời hơn. Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, xoa dịu cơn khát nhưng những người dưới đây nên hạn chế uống nước mía tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Nước mía được ép từ thân cây mía kết hợp với quất cùng với đá lạnh trở thành thức uống được nhiều người yêu thích trong mùa hè giúp cung cấp năng lượng, giải tỏa cơn khát. Nước mía chứa nhiều natri, kali, canxi, magiê, sắt, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin  B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin C cùng với nhiều chất chống oxy hóa, phytonutrient, chất xơ hòa tan,... Nhờ sở hữu nhiều giá trị dinh dưỡng nên khi uống nước ép nước mía đúng liều lượng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:

+ Nước mía cung cấp năng lượng tức thì giúp cơ thể đảm bảo không bị mất nước

+ Nước mía được cho là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên tốt nhất cho các bệnh liên quan đến gan như vàng da, tăng cường chức năng gan

+ Kali trong nước mía cân bằng độ pH của dạ dày, hỗ trợ tiết dịch tiêu hóa, giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.

+ Nước mía giàu canxi, có tác dụng tích cực cho sự phát triển của hệ xương và răng khi được sử dụng với lượng phù hợp

+ Nước mía chứa axit alpha-hydroxy (AHAs) có khả năng giảm mụn trứng cá

+ Nước mía chứa hàm lượng cholesterol thấp, ít natri, không có chất béo bão hòa có lợi cho sức khỏe thận

+ Canxi, phốt pho trong nước mía có tác dụng tạo men răng và hỗ trợ răng chắc khỏe, không bị sâu, khắc phục chứng hôi miệng do thiếu hụt các chất dinh dưỡng này

+ Hợp chất flavonoid trong nước mía giúp cơ thể ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

+ Nước mía được kết hợp thêm một vài thìa nước cốt chanh, nước dừa sẽ giúp giảm viêm do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt

Vào mùa hè  nắng nóng nhiệt độ tăng cao nên khi đi ngoài trời nắng cơ thể dễ bị mất nước thông qua quá trình thoát mồ hôi. Việc bổ sung một cốc nước mía mát lành không chỉ giải tỏa cơn khát, bổ sung dưỡng chất cơ thể, tăng cường năng lượng. Nhưng nếu uống nước mía không đúng thời điểm hay những người dưới đây nếu uống nước mía sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiêu thụ nhiều nước mía

Những người nên hạn chế sử dụng nước mía tránh ảnh hưởng sức khỏe

Để bảo vệ sức khỏe dù nước mía mang lại nhiều lợi ích nhưng những nhóm sau không nên uống nước mía hoặc không uống quá nhiều để đảm bảo sức khỏe.

 Những người có hệ tiêu hóa kém

Những người có hệ tiêu hóa kém, đau bụng, rối loạn tiêu hóa không nên uống nước mía. Do tính hàn lương, hàm lượng đường cao nên những người tỳ vị hư hàn có đường tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, lạnh bụng không nên uống. Nếu cần thiết phải uống nước mía nên phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.

Người mắc bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước mía bởi nước mía chứa hàm lượng đường cao khi uống có thể gây tăng lượng đường huyết, tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn

Người đang sử dụng thuốc

Người đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh, thuốc bổ, thuốc chống đông máu không nên uống nước mía tránh gây tương tác thuốc.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cũng không nên uống quá nhiều nước mía, dễ gây nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ

Người đang ăn kiêng, giảm cân

Người đang áp dụng chế độ ăn kiêng, muốn giảm cân, kiểm soát cân nặng nên hạn chế uống nước mía, nếu uống cần uống nước mía có chừng mực vì nước mía nhiều năng lượng, chứa lượng đường cao. Nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì, khó giảm cân vì cơ thể thừa năng lượng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Nước ép bí đao pha theo cách này vừa đẹp da, vô cùng bổ dưỡng

Những chất làm ngọt tự nhiên có thể thay thế đường

Bệnh tiểu đường: những thực phẩm tăng và giảm lượng đường trong máu

Bệnh tiểu đường: phân loại, các kỹ thuật chẩn đoán

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Top 6 loại thực phẩm giúp thải độc gan, tăng cường miễn dịch

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột