Những ai không nên ăn củ sắn?

06/09/2023 16:17

Những đối tượng không nên ăn sắn tránh ảnh hưởng sức khỏe

Củ sắn sở hữu hương vị thơm ngon, chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng ăn được củ sắn hay biết cách chế biến củ sắn để phòng tránh ngộ độc do sơ chế không đúng cách.

Củ sắn hay khoai mì là một trong những thực phẩm quen thuộc đối với nhiều người. Nhờ có khả năng chịu hạn tốt, có thể sinh trưởng ở những khu vực ít nước nên đây trở thành cây lương thực đối với nhiều vùng. Sắn có chứa nhiều chất xơ, vitamin, flavonoid có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường, các bệnh lý tim mạch.

Nhờ chứa hàm lượng vitamin C cao nên có tác dụng thúc đẩy khả năng tự phục hồi của cơ thể, giúp vết thương nhanh lành. Trong sắn còn chứa nhiều kali, cân bằng lượng natri vào cơ thể và tác dụng phòng tránh tình trạng cao huyết áp. Đồng thời, nhờ chứa nhiều chất xơ, hàm lượng tinh bột nhiều nên khi ăn tạo cảm giác no lâu từ đó giảm cảm giác thèm ăn. Các Carbohydrate trong sắn giúp cân bằng năng lượng, hạn chế tích tụ mỡ thừa, giảm hấp thụ chất béo cho cơ thể từ đó giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh những tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe do ăn sắn những người dưới đây không nên ăn sắn.

Những đối tượng không nên ăn sắn tránh ảnh hưởng sức khỏe

+ Những phụ nữ đang trong quá trình mang thai tuyệt đối không được ăn sắn, ăn sắn chưa được chế biến kỹ bởi chất acid cyanhydric - một chất độc mạnh có trong sắn (giống như trong măng tươi) có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là bị ngộ độc. Nếu muốn ăn sắn cần chế biến kỹ trước khi ăn và chỉ nên ăn với số lượng hạn chế

+ Những trẻ nhỏ không nên ăn sắn bởi hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn này chưa hoàn thiện nếu ăn sắn nhiều có thể gây tổn thương cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí gây ngộ độc sắn

+ Những người có bụng dạ yếu, rối loạn tiêu hóa không nên ăn sắn

+ Những người có sức đề kháng kém, đang bị ốm không nên ăn sắn bởi cũng rất dễ bị ngộ độc cyanhydri có trong sắn.

Hướng dẫn về cách sơ chế tránh ngộ độc sắn

Tình trạng ngộ độc sau ăn sắn sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: mặt nóng bừng, chóng mặt, váng đầu, chân tay nặng, người vật vã, sôi bụng, tiêu chảy, run, co giật, có khi sốt, buồn nôn,  ù tai, ngứa ngáy, nôn, đầy bụng, thậm chí tử vong

Do đó, khi có người bị ngộ độc sắn cần phải có biện pháp xử lý kịp thời bằng cách: gây nôn cho nạn nhân, sau đó cho uống nước đường, nước mía chuyển người bị ngộ độc sắn đến khoa chống độc hoặc khoa cấp cứu hồi sức để các bác sĩ kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm

Việc sơ chế, lựa chọn sắn để chế biến đúng cách là những yếu tố quan trọng hàng đầu để phòng ngừa ngộ độc sắn, bảo vệ sức khỏe. Khi sơ chế sắn cần lưu ý đến những điều sau:

+ Sắn sau khi mua về dùng bàn chải để cọ rửa, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.

+ Vỏ sắn chính là nơi có chứa nhiều hợp chất có thể tạo ra xyanua nên cần được gọt vỏ, loại bỏ hết vỏ sắn hoàn toàn.

+ Sau khi gọt vỏ, nên ngâm sắn trong nước khoảng 48 đến 60 giờ. Sau đó mới nấu sắn giúp giảm tối đa những hóa chất độc hại trong sắn, phòng tránh ngộ độc gây nguy hiểm cho sức khỏe

+ Sắn sống có thể chứa rất nhiều hóa chất độc hại nên chúng ta cần nấu chín bằng các phương pháp như luộc hay nướng thì có thể loại bỏ những chất độc hại này tồn tại trong sắn.

+ Ăn sắn cùng với những thực phẩm có chứa nhiều protein để đảm bảo an toàn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe

+ Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ độc, sẽ khó xử lý gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Phòng tránh ngộ độc sắn chúng ta nên ăn lượng sắn vừa phải, lên thực đơn ăn uống đa dạng  để đảm bảo sức khỏe.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các bài thuốc từ quả mướp cực hiệu quả

Những ai không nên ăn bắp cải tránh ảnh hưởng sức khỏe

Những điều cần nhớ khi ăn sắn tránh ảnh hưởng sức khỏe

Những công dụng tuyệt vời của mộc nhĩ trong đời sống

Bạn có biết màu sắc của rau củ giúp bạn ăn ngon miệng hơn

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột