Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất

07/12/2023 08:48

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thịt cóc

Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất

Thịt cóc, xương cóc hoàn toàn không chứa độc nhưng rất dễ nhiễm độc trong quá trình chế biến không đảm bảo khiến cho người sử dụng bị ngộ độc thịt cóc. Vậy nguyên nhân nào gây ngộ độc thịt cóc, dấu hiệu nhận biết, cách sơ cứu người bị ngộ độc thịt cóc như thế nào để tránh nguy hiểm cho sức khỏe.

Thịt cóc từ ngày xưa thường được sử dụng làm các món ăn như ruốc cóc, cháo cóc đậu xanh, cháo cóc bí đỏ phô mai,… Thịt cóc rất giàu dinh dưỡng chứa nhiều các axit amin như asparagine, histidine, tyrosine, methionine, leucine, isoleucine, phenylalanine, tryptophan, cystein, threonine cùng nhiều chất vi lượng rất có lợi cho sức khỏe. Trong Đông y, thịt cóc được sử dụng để làm thực phẩm bổ dưỡng cho người già, hỗ trợ, tăng cường dinh dưỡng sau ốm dậy, hỗ trợ điều trị trẻ em suy dinh dưỡng, chán ăn, chậm lớn, còi xương,… Nhựa cóc, gan cóc còn được các danh y được sử dụng để chống sưng, tiêu viêm dưới dạng cao, dùng ngoài da (da chưa bị tổn thương) điều trị nhọt độc.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình chế biến thịt cóc nếu không cẩn thận sẽ khiến thịt cóc bị nhiễm độc tố từ nhựa cóc, gan cóc, mật cóc hay ăn trứng cóc gây tình trạng ngộ độc thịt cóc, nếu không được sơ cứu kịp thời gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân gây ngộ độc thịt cóc

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong gan, trứng, da, mủ, mắt cóc hay các hạch thần kinh của cóc có chứa nhiều chất độc đặc biệt là bufotoxin.

Bufotoxin là một chất cực độc, bền với nhiệt có thể gây có thể gây rối loạn nhịp tim và tử vong nếu không được xử trí kịp thời, đúng cách. Hợp chất này gồm nhiều chất như 5-MeO-DMT, bufagin, bufotalin, bufotenin, bufothionine, epinephrine, norepinephrine, serotonin… Khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ tác động đến tim mạch, gây ảo giác, hạ huyết áp, trụy tim mạch thậm chí gây tử vong.

Ngoài ra, một số loài cóc còn có chứa độc tố tetrodotoxin (đây là một loại độc có ở cá nóc), loại độc tố này có thể gây hại cho thần kinh cho cơ thể con người.

Triệu chứng ngộ độc thịt cóc

Các độc tố trong thịt cóc sẽ không bị nhiệt phân hủy ngay cả khi chúng ta nấu chín, đun sôi thịt cóc. Các độc tố này vẫn tồn tại bên trong thịt cóc, khi chúng ta ăn phải thịt cóc bị nhiễm độc tố sẽ xuất hiện các tình trạng ngộ độc thịt cóc sau khi ăn như:

+ Xuất hiện tình trạng rát bỏng, sưng phồng tại một số vùng nhạy cảm như mắt, miệng…

+ Chóng mặt

+ Cảm thấy đau như bị châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân

+ Buồn nôn, nôn dữ dội kéo dài

+ Tiêu chảy

+ Đau bụng

+ Giảm huyết áp

+ Xuất hiện các triệu chứng giống bệnh suy tim như loạn nhịp tim,...

+ Nếu không được xử trí kịp thời có thể bị tử vong ngay sau vài giờ

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thịt cóc

Người bị ngộ độc thịt cóc bởi độc tố cóc có tỷ lệ tử vong rất cao, do đó cần phát hiện sớm, thực hiện các biện pháp sơ cứu, cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

+ Nếu người bị ngộ độc cóc xuất hiện tình trạng nôn, đau bụng, tiêu chảy,… người bị ngộ độc thịt cóc còn tỉnh táo cần gây nôn chủ động, tiếp đến cần ngay lập tức chuyển bệnh nhân nhanh chóng đến cơ sở có điều kiện hồi sức cấp cứu.

Tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp cấp cứu như: Chống rối loạn tim mạch, hô hấp, thần kinh và tiết niệu bằng dịch truyền, thuốc điều trị triệu chứng, thở ô xy, thở máy, máy tạo nhịp, lợi tiểu, lọc thận.... Thải trừ chất độc bằng cách rửa dạ dày, uống than hoạt, thụt, tháo...

Để tránh ngộ độc thực phẩm do ăn thịt cóc, người tiêu dùng chỉ nên sử dụng các chế phẩm thịt cóc đã qua chế biến dưới dạng thực phẩm, thuốc đã được các cơ quan chức năng cho phép lưu hành.

Không sử dụng cóc tía để chế biến các món ăn. Chỉ dùng thịt, xương để chế biến thành thực phẩm và sơ chế thịt cóc theo đúng quy trình:

Bước 1: Cóc sau khi mua về chọn những con khỏe mạnh, to khỏe, không bị bệnh,… Deo găng tay cao su trong quá trình làm thịt cóc, dùng dao sắc chặt bỏ từ 2 mắt trở lên, chặt bỏ 4 bàn chân, rạch một đường thẳng trên lưng, lột bỏ da, bỏ toàn bộ phủ tạng, cho phần thịt cóc vào chậu nước sạch.

Bước 2: Rửa sạch phần thịt cóc 4-5 lần với nước sạch, ngâm thịt cóc vào nước muối 1% trong 10 phút. Vớt ra xem trong bụng cóc còn sót trứng hay không.

Bước 3: Vớt cóc ra để ráo nước rồi chế biến các món ăn tùy theo nhu cầu.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kỹ năng sơ cứu người bị ngạt khói trong hỏa hoạn

Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất

Kỹ năng sơ cứu khi tiếp xúc với bạch tuộc đốm xanh

Cho trẻ ăn thịt cóc để chữa suy dinh dưỡng "lợi thì ít mà hại thì nhiều"

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý

Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất

Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn

Kỹ năng sơ cứu người bị ngạt khói trong hỏa hoạn

Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất

Kỹ năng xử lý khi mắc kẹt trong thang máy bị mất điện đột ngột

Dạy con trai thành tài bằng 9 bài học ngay từ nhỏ

Người đọc sách thường có khi chất thế nào

13 lời nhắn nhủ giúp bạn "thức tỉnh" trước khi quá muộn

10 câu nói khiến bạn nỗ lực không ngừng