Nên ủ tóc mấy lần một tuần để đạt hiệu quả tốt nhất
Bí quyết chăm sóc tóc sau khi ủ để mái tóc chắc khỏe, bóng mượt, nên ủ tóc mấy lần một tuần
Nên ủ tóc mấy lần một tuần để đạt hiệu quả tốt nhất
Trong quy trình chăm sóc tóc tại nhà bước ủ tóc vô cùng quan trọng giúp cung cấp các dưỡng chất cho tóc được chắc khỏe, bóng mượt. Nhưng nên ủ tóc mấy lần một tuần là phù hợp nhất thì không phải ai cũng nẵm rõ.
Khi chăm sóc tóc, ủ tóc là một trong những bước quan trọng trong liệu trình chăm sóc tóc, giúp các dưỡng chất từ dầu ủ tóc thẩm thấu nuôi dưỡng và cải thiện sức khỏe của tóc sau ngày dài tiếp xúc với bụi bẩn, ánh nắng mặt trời, khói bụi, hóa chất độc hại từ bên ngoài. Mặc dù đây là bước chăm sóc tóc đơn giản, nhiều người có thể dễ dàng thực hiện tại nhà nhưng nếu không biết cách ủ tóc đúng cũng có thể khiến tóc trở nên bết dính, tóc bị rụng, tóc mỏng và yếu đi, xuất hiện tình trạng nấm ngứa khó chịu.
Nên ủ tóc mấy lần một tuần để đạt hiệu quả tốt nhất
Trong quá trình chăm sóc tóc tại nhà nên ủ tóc thường xuyên để cải thiện độ chắc khỏe, bóng mươt, mềm mại của mái tóc, nhưng không được ủ tóc quá 4 lần/tuần. Khi ủ tóc quá dày đặc cũng khiến tóc dư thừa dưỡng chất, mất đi hiệu quả vốn có, lãng phí tiền bạc, thời gian.
Những người sở hữu mái tóc mỏng, yếu dễ bị gãy rụng nên ủ tóc khoảng 2 lần/ tuần sẽ tạo điều kiện để mái tóc khỏe mạnh và dày dặn hơn, hạn chế tình trạng bị gãy rụng
Do đó, những người sở hữu tóc thường chỉ nên ủ tóc với tuần suất 1 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất, mái tóc trở nên chắc khỏe, bóng mượt. Nếu thực hiện ủ tóc với tần suất quá nhiều sẽ khiến tóc bị dư thừa dưỡng chất, phản khoa học, tóc nhanh bết dinh, tăng nguy cơ bị nhiễm nấm, ảnh hưởng đến da đầu vốn nhạy cảm.
Những người sở hữu mái tóc đã qua tẩy, nhuộm nên ủ tóc 2 lần/tuần bởi những loại tóc này đã tiếp xúc nhiều với hóa chất gây ra tình trạng khô xơ dễ bị gãy rụng, xơ rối.
Những người sở hữu tóc xoăn thường dễ bị gãy rụng, thiếu dưỡng chất nên ủ tóc khoảng 2 lần/tuần để mái tóc được hấp thụ các dưỡng chất từ các sản phẩm dưỡng tóc hoặc từ các vitamin khoáng chất từ các nguyên liệu tự nhiên. Khi ủ tóc khoảng 2 lần/tuần sẽ giúp tóc cung cấp dinh dưỡng kịp thời và tăng cường độ ẩm giúp tóc mềm mượt hơn.
Trường hợp mái tóc bị hư tổn nặng do tiếp xúc với hóa chất, tóc chẻ ngọn, cháy nắng, gãy rụng… nên ủ tóc 3 lần/tuần là hợp lý. Khi ủ tóc thường xuyên giúp mái tóc hấp thu được các dưỡng chất từ đó cải thiện tình trạng tóc bị hư tổn, mái tóc trở nên chắc khỏe, mềm mượt hơn.
Bí quyết chăm sóc tóc sau khi ủ để mái tóc chắc khỏe, bóng mượt
Chăm tóc tóc sau khi ủ có tác dụng tạo điều kiện cho tóc hấp thu dưỡng chất tối ưu và trở nên khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng khô xơ, mái tóc bóng mượt hơn. Do đó, khi chăm sóc tóc sau khi ủ cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây:
+ Tóc sau khi ủ không nên cho tóc tiếp xúc với nước muối, nước biển hoặc nước chứa Clo bởi khi tiếp xúc với các loại nước này sẽ khiến cho quá trình dưỡng tóc mất tác dụng
+ Nên sử dụng các loại dầu gội, dầu xả chuyên dụng dành riêng cho mái tóc bị hư tổn, mái tóc khô xơ, dễ gãy bụng hay các sản phẩm không chưa sulfat hay NaCl.
+ Nên tăng thời gian nghỉ giữa hai lần gội và hạn chế đi bơi sau những lần ủ tóc nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp các dưỡng chất có thể hấp thu vào tóc tốt hơn từ đó mái tóc chắc khỏe hơn
Hướng dẫn chi tiết các bước ủ tóc chuẩn salon
Bước 1: Lựa chọn sản phẩm ủ tóc phù hợp với tình trạng tóc đang gặp phải như tóc thường, tóc xoăn, tóc hư tổn, tóc nhuộm hay tóc mỏng…Khi lựa chọn sản phẩm ủ tóc phù hợp giúp mái tóc được cung cấp các dưỡng chất, mái tóc trở nên chắc khỏe hơn
Bước 2: Sử dụng dầu gội đầu để làm sạch dầu nhờn, gầu, bụi bẩn bám trên mái tóc, giúp cho các dưỡng chất phát huy được tối đa. Sau đó hãy sử dụng khăn khô sạch thấm hút lượng nước còn đọng lại trên tóc.
Bước 3: Hãy chia tóc thành các phần nhỏ, thoa kem ủ đều từ gốc đến ngọn tóc, thực hiện massage nhẹ nhàng trong khoảng 2-3 phút để các dưỡng chất được thấm đều hơn vào chân tóc.
Bước 4:Sử dụng dụng cụ ủ tóc chuyên dụng hoặc khăn bông để cố định phần tóc đã bôi kem ủ, ủ trong khoảng 20-30 phút, nếu tóc hư tổn nặng có thể tăng thời gian ủ lên khoảng 45 phút để các dưỡng chất có đủ thời gian thẩm thấu lên tóc
Bước 5: Kết thúc thời gian ủ tóc hãy xả tóc dưới nước mát giúp lớp biểu bì tóc khóa lại các dưỡng chất đã thẩm thấu, giúp tóc chắc khỏe. Có thể xả sạch một lần bằng dầu xả sẽ hiệu quả hơn
Bước 6: Mái tóc nên được để khô tự nhiên hoặc dùng công thức sấy lạnh để các dưỡng chất còn đọng lại không bị lấy đi.
Tránh những sai lầm thường gặp trong quá trình ủ tóc tại nhà
+ Tiến hành ủ tóc khi chưa được làm sạch sẽ khiến mái tóc trở nên bết dính, các dưỡng chất cũng sẽ khó phát huy được hiệu quả mong đợi
+ Tiến hành ủ tóc khi còn quá ướt sẽ làm cho kem ủ không còn giữ được kết cấu ban đầu, dưỡng chất không phát huy được hết khả năng
+ Lạm dụng công thức ủ tóc nhiều sẽ không giúp tóc khỏe mạnh mà khiến tóc trở nên dư thừa dưỡng chất, dễ gây tổn thương nặng hơn
+ Lựa chọn sai công thức, kem ủ tóc sẽ khiến cho phản tác dụng, gây thêm một só tình trạng tóc khác, tóc không hấp thu được hết các dưỡng chất
+ Ủ tóc ngay sau khi vừa dùng dầu gội và dầu xả có thể gây ảnh hưởng đến công dụng của bước ủ tóc tiếp theo.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những điều cần nhớ khi chăm sóc tóc vào mùa đông
Chăm sóc tóc nối đúng cách, những điều lưu ý quan trọng
Chăm sóc tóc sau khi nhuộm cần lưu ý điều gì?
Tóc chẻ ngọn: nguyên nhân do đâu, cách chăm sóc tóc chẻ ngọn
8 câu hỏi giúp bạn chăm sóc tóc tốt hơn
Suckhoecuocsong.vn