Nâng cao ý thức cho trẻ trong việc học mùa dịch Covid-19

15/07/2021 16:40

Việc nâng cao ý thức cho trẻ trong việc học tại nhà là điều nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất trong thời điểm dịch Covid-19

Nâng cao ý thức cho trẻ trong việc học mùa dịch Covid-19

Rất nhiều cha mẹ phụ huynh cảm thấy lo lắng cho việc học của con cái trong thời điểm dịch bệnh Covid-19. Việc nâng cao ý thức cho trẻ trong việc học tại nhà là điều nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất lúc này.

Khá nhiều phụ huynh than phiền, cảm thấy lo lắng cho kết quả học tập của con trẻ trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, việc học của con ở trên lớp phải dừng lại, học trực tuyến tại nhà. Khi học tại nhà, một số trẻ không có sự giám sát của bố mẹ chúng thường xao nhãng việc học, khiến cho con không chú tâm vào học thay vào đó là các trò chơi điện tử, sách, báo, truyện tranh, phim ảnh,…

Việc nâng cao ý thức tự học không những giúp trẻ không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập cũng như kết quả học tập cuối kỳ. Việc nâng cao ý thức giúp trẻ được trang bị thêm năng lực, hứng thú, thói quen, có phương pháp tự học thường xuyên và suốt đời từ đó giúp con đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống sau này.

Trước tiên, các bậc cha mẹ hãy cùng con sắp xếp thời khóa biểu, thời gian học cho con hợp lý, phù hợp với điều kiện của mỗi gia đình. Vào thời gian đầu, cha mẹ có thể cùng chơi, cùng học, cùng đọc sách, khuyến khích con khám phá, trải nghiệm những điều mới. Điều này giúp cha mẹ xác định những điểm mạnh, điểm yếu của con để giúp con học tốt hơn.

Rèn tính tự giác cho trẻ

Khi dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, con trẻ vẫn phải học online tại nhà, cha mẹ nên quán triệt tư tưởng “việc học là của con”, nhưng không có nghĩa là cha mẹ bỏ lơ, không ngó ngàng hay nhắc nhở con trẻ trong vấn đề học tại nhà. Bởi một số trẻ sẽ xao nhãng việc học của mình mà dành thời gian trong ngày cho các công việc khác như: chơi game, đọc truyện, ngủ, chơi, xem tivi,…

Nâng cao ý thức cho trẻ trong việc học chính là rèn cho trẻ tính tự giác. Bởi hiện nay, xã hội phát triển có quá nhiều thức cám dỗ, hấp dẫn trẻ khiến tâm trí của con bị phân tán, khó tập trung. Do đó, để con không bị phụ thuộc vào các thiết bị điện tử, trò chơi, game cha mẹ hãy trò chuyện để con hiểu và ý thức được việc học là nhiệm vụ của con, tất cả mọi người trong gia đình phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mỗi người.

Hãy coi việc học thật nhẹ nhàng

Nhiều bậc cha mẹ tự gây áp lực cho mình và cho con trẻ. Kiến thức là việc cả đời chứ không phải ngày một ngày hai là có thể học được hết được. Khi trẻ ở độ tuổi này bên cạnh việc học trẻ cần được học các kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp.

Khi đã biết điểm mạnh, điểm yếu của trẻ, cha mẹ nên khoét sâu, chì chiết và không đặt quá nhiều kỳ vọng vào con trẻ mà hãy giúp con khắc phục điểm yếu, phát huy những điểm mạnh. Từ đó, giúp con hứng thú với việc học, hứng thú khám phá cái mới, nâng cao ý thức việc học ở nhà hơn, hạn chế các trò chơi như: game, đọc truyện,… Nhưng cha mẹ cũng cần phải nhớ, không nên so sánh con với bạn bè từ lâu biết nâng cao tinh thần tự học. Hãy khuyến khích khi con em mình tự giải một bài tập hoặc đọc một quyển sách hay, gợi ý cho con cái tìm hiểu việc tự học tại nhà.

Chính cái nhìn tích cực của bố mẹ trong cách dạy con học sẽ ảnh hưởng tốt đến trẻ, giúp trẻ tự tin hơn. Khi ấy, trẻ không coi việc học là việc bắt buộc, dần dần sẽ sớm coi việc học như một sở thích, thú vui, khơi gợi cảm hứng học hành, nâng cao ý thức tự học tại nhà.

Giúp con chủ động trong tư duy

 Cha mẹ hãy hướng trẻ vào sự chủ động trong tư duy, suy luận, đào sâu suy nghĩ, động não trước các bài tập khó,… đây mới là cách dạy con học đúng đắn, đạt được kết quả học tập tốt. Nên khơi mở và gợi ý dựa trên những phát hiện hoặc những suy nghĩ tìm tòi của con chứ không nên làm bài hộ con.

Hướng dẫn trẻ cách tìm các tài liệu phục vụ việc học, tham khảo mở mang kiến thức, kích thích ham mê tìm hiểu qua máy tính, điện thoại, sách,…Đây là phương pháp dạy con học được nhiều chuyên gia giáo dục khuyến khích

Khi trẻ đã nắm được các phương pháp tự học hiệu quả, chúng sẽ hoàn toàn tự giác và chủ động với việc học chứ không coi việc học và các vấn đề trong cuộc sống là điều quá khó khăn, trở ngại nữa.

Có thể thỉnh thoảng học cùng con, nhưng hãy biến đó thành giờ chơi

Các bậc cha mẹ hãy nhớ đừng nên la hét, đừng quát mắng, đừng biến giờ học cùng con thành ký ức kinh hoàng. Chúng ta vẫn có thể sắp xếp thời gian trong ngày để học cùng con nhưng trước đó hãy chuẩn bị thật kỹ. Các bậc cha mẹ có thể thử áp dụng các phương pháp giảng dạy bằng hình ảnh, dễ tiếp cận với trẻ và tăng hứng thú trong học tập. Nguyên tắc “học mà chơi, chơi mà học” là nguyên tắc cha mẹ tuyệt đối không được quên trong cách dạy con tự học. Bởi trẻ em có thể dễ dàng tiếp thu mọi thứ, mọi kiến thức khi chúng được vui vẻ, thoải mái.

Cho con quyền lựa chọn

Cha mẹ hãy cho con quyền lựa chọn, nếu không trẻ sẽ không thấy mình có trách nhiệm với việc học và dễ dàng buông bỏ việc học của mình. Khi trẻ trẻ được quyền lựa chọn chúng sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm hơn, phải hoàn thành nó và kết quả học tập được tốt hơn.

Đừng ngày nào cũng kiểm tra bài vở của con

Khá nhiều các bậc cha mắc phải tình trạng ngày nào cũng kiểm tra bài vở của con. Bởi hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ, nếu như ngày nào cũng bị sếp kiểm tra tiến độ công việc, chỉ chờ bạn có sai sót là chỉnh đốn và đánh giá ngay, thì cảm giác của bạn sẽ tồi tệ thế nào? Liệu bạn có còn hứng thú với công việc đang làm hay không hay chỉ đang làm việc theo kiểu đối phó. Do đó, trẻ em cũng vậy đừng ngày nào cũng kiểm tra bài vở của con trẻ. Việc không kiểm tra bài vở không có nghĩa là bạn lơ đi hoàn toàn. Mà hãy cho con cảm nhận được sự tin tưởng từ cha mẹ và tìm thấy niềm vui trong học tập từ đó nâng cao ý thức tự học.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bí quyết rèn nề nếp học tập cho con mỗi tối

+ 5 hoạt động hữu ích giúp con cải thiện thể chất và phát triển kỹ năng

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ