Luyện tập kỹ thuật di chuyển, phát cầu trong môn đá cầu

8/16/2018 10:00:17 AM
Nhưng đển có thể đá cầu thi đấu giành được điểm số cao không chỉ có niềm đam mê, sở trường, không ngừng học hỏi, luyện tập mà phải liên tục thực hành những kỹ thuật di chuyển linh hoạt, phát cầu chuẩn xác.

 

Đá cầu môn thể thao cần sự di chuyển linh hoạt thực hiện những cú phát cầu dứt khoát. Nhưng đển có thể đá cầu thi đấu giành được điểm số cao không chỉ có niềm đam mê, sở trường, không ngừng học hỏi, luyện tập mà phải liên tục thực hành những kỹ thuật di chuyển linh hoạt, phát cầu chuẩn xác. Do đó người tập luyện cần bắt bắt những kiến thức khi di chuyển trong môn đá cầu.

Kỹ thuật di chuyển bước lướt trong môn đá cầu

Kỹ thuật bước lướt thường được dùng đỡ những quả bỏ nhỏ sát lưới hoặc đá dọc hai biên. Hai chân song song rộng bằng vai hoặc đứng chân trước chân sau, hơi khuỵu gối, trọng tâm thấp dồn đều vào giữa hai chân, người đổ về trước, đầu thẳng, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên.

Dùng sức mạnh bột phát của chân trái, phối hợp với chân phải bật mạnh để đưa cơ thể lướt nhanh về bên phải theo hướng quả cầu rơi, khi tiếp đất là chân trái làm trụ, chân phải nhanh chóng tiếp xúc cầu bằng mu bàn chân với kĩ thuật búng cầu, giật cầu, tâng cầu nhịp một .... ( tuỳ theo ý đồ của người đá cầu mà sử dụng kĩ thuật đá cầu cho phù hợp).

Luyện tập kỹ thuật di chuyển nhiều bước trong đá cầu

Di chuyển đơn bước cho phép người chơi đá được những quả cầu cự li 1m - 1,5m. Còn đối với những quả cầu cách ra xa người tập phải sử dụng di chuyển nhiều bước tới điểm cầu rơi mới thực hiện được kỹ thuật đá cầu.

Kỹ thuật di chuyển nhiều bước trong đá cầu bao gồm: di chuyển ngang và di chuyển tiến, lùi lại phía sau.

Thực hiện kỹ thuật di chuyển nhiều bước người tập thực hiện động tác như di chuyển đơn bước, dùng sức đạp chân và đổ trọng tâm về hướng di chuyển, đẩy người đi đồng thời hai chân luân phiên di chuyên đến điểm rơi của cầu. Tùy thuộc vào tình huống cầu bay người tập di chuyển với tần số nhanh, chậm, bước ngắn, bước dài.

Kỹ thuật di chuyển ngang sang bên trái khi đá cầu

Tư thế chuẩn bị đứng hai chân song song rộng bằng vai, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên. Di chuyển ở giữa sân, khi di chuyển sang trái thì đạp mạnh chân phải, đồng thời quay người 90o sang trái, đổ trọng tâm sang trái chân phải di chuyển trước sau đó đến chân trái, khuỵu gối, trọng tâm thấp và khi di chuyển trọng tâm thân người không nhấp nhô, cứ như thế hai chân luân phiên cho đến khi di chuyển tới vị trí cầu rơi thì trọng tâm lúc này dồn vào chân phải, chân trái tiếp xúc với cầu. Sau khi kết thúc động tác người tập thu chân về tư thế chuẩn bị thực hiện động tác tiếp theo

Thực hiện kỹ thuật di chuyển ngang ngang bên phải khi đá cầu

Người tập đứng chân trước chân sau, khuỵu gối, trọng tâm thấp, dồn đều vào giữa hai chân, người hơi đổ về trước, đầu thẳng, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên. Khi di chuyển sang phải thực hiện đạp mạnh chân trái đồng thời quay người 90o sang phải, đổ trọng tâm sang phải, chân trái di chuyển trước sau đó đến chân phải, khuỵu gối, trọng tâm thấp và khi di chuyển trọng tâm thân người không nhấp nhô, cứ như thế hai chân luân phiên cho đến khi di chuyển tới vị trí cầu rơi thì trọng tâm lúc này dồn vào chân trái, chân phải tiếp xúc với cầu. Sau khi kết thúc động tác, đá cầu trở về thực hiện động tác tiếp theo.

Kỹ thuật di chuyển tiến, lùi trong môn đá cầu

Người tập đứng chân trước chân sau hơi khuỵu gối, trọng tâm thấp dồn vào chân trước, người ngã về phía trước, đầu thẳng, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên. Người đổ về trước đồng thời đạp mạnh chân thuận (chân phải) bước về trước, sau đó đến chân trái, hạ trọng tâm thấp, khuỵu gối, bước dài và cứ di chuyển luân phiên (chân phải và chân trái), trọng tâm cơ thể không nhấp nhô.Khi đến vị trí cầu rơi gần lưới thì trọng tâm dồn vào chân trái - nếu chân phải tiếp xúc với cầu hoặc trọng tâm dồn vào chân phải - nếu chân trái tiếp xúc với cầu tuỳ theo vị trí của cầu rơi so với vị trí của người chơi khi di chuyển đến đá cầu. (Yêu cầu khi di chuyển trọng tâm cơ thể không nhấp nhô).Khi tiếp xúc với cầu tuỳ theo ý đồ đá cầu của người chơi mà sử dụng các kĩ thuật búng cầu, giật cầu, tâng cầu nhịp một để chuyền cầu hoặc đá cầu tấn công ....

Từ vị trí ở gần lưới, khi phải di chuyển về cuối sân để đỡ , đá cầu thì người chơi phải di chuyển lùi: Trọng tâm cơ thể lúc này dồn vào chân trước (chân trái), sau đó đạp mạnh chân trước theo hướng ngược lại và bước lùi về sau, thân trên ngửa ra trọng tâm lại đổ về sau ở tư thế cao.

Như vậy cứ di chuyển hai chân luân phiên cho đến lúc tới gần cuối sân (gân vị trí cầu rơi), trọng tâm dồn vào chân trái nếu chân phải là chân sẽ tiếp xúc với cầu hoặc ngược lại trọng tâm sẽ dồn vào chân phải nếu chân trái là chân sẽ tiếp xúc với cầu ở tư thế thuận lợi nhất khi thực hiện đá cầu. Trong khi chuyển lùi, cần chú ý trọng tâm cơ thể cao và không nhấp nhô, đầu ngửa, mắt theo dõi cầu, bước dài và nhanh.

Thực hiện luyện tập kỹ thuật phát cầu

Phát cầu thường bao gồm: phát cầu hấp chân chính diện, phát cầu thấp chân nghiêng mình, phát cầu cao chân chính diện, phát cầu cao chân nghiêng mình.

Kỹ thuật này giúp giành điểm trực tiếp hoặc làm cho đối phương rơi vào thế bị động, lúng túng. Thực hiện kỹ thuật này người tập đứng chân trước chân sau. Chân phát cầu để sau, bàn chân trước đặt vuông góc với đường biên ngang và mũi bàn chân cách đường biên ngang khoảng 20 cm, mép ngoài của bàn chân cách đường giới hạn khu vực phát cầu khoảng 20cm.

Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra ngoài sao cho trục của bàn chân hợp với nhau thành một góc 45o, hai gót chân cách nhau khoảng 30cm- 40cm. Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom, tay cùng bên chân chuẩn bị phát cầu gập khuỷu tay, bàn tay để ngửa trước bụng cầm đế cầu (ngón tay trỏ và ngón tay giữa để dưới đế cầu, ngón tay cái đặt trên đế cầu). Tay còn lại để tự nhiên dọc theo thân người. Mắt quan sát đối phương để chọn thời điểm phát cầu tốt nhất.

Tay cầm cầu tung nhẹ cầu lên cao ngang tầm mắt hoặc có thể thả cầu từ trên xuống, sao cho điểm rơi của cầu cách phía trước mu bàn chân đá khoảng 50cm. Khi cầu rơi xuống chân phía sau lăng về trước duỗi căng chân và bàn chân để mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cách mặt sân khoảng 20 - 30cm. Lực tác dụng vào quả cầu mạnh hay nhẹ phụ thuộc vào chiến thuật phát cầu mà người chơi sử dụng. Người mới tập nên sử dụng một lực vừa phải để quả cầu rơi vào ô quy định, khi nào thuần thục thì sử dụng chiến thuật phát cầu.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác

  • Pickleball môn thể thao tương thích với người Việt

    Pickleball môn thể thao tương thích với người Việt

    Tập thể dục thể thao tăng cường sức khoẻ, bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh đã trở thành thói quen của người dân Việt Nam trong những thập niên qua.
  • Teqball môn thể thao tăng cường sức khoẻ sự linh hoạt

    Teqball môn thể thao tăng cường sức khoẻ sự linh hoạt

    Thời đại mới với rất nhiều loại hình thể thao giúp tăng cường sức khoẻ trong đó Teqball môn thể thao tổng hợp đòi hỏi nhanh nhẹn khéo léo, sự phối hợp khoa học, nhịp nhàng của người chơi.
  • Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

    Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

    Luật thi đấu Đá cầu theo quyết định số 335/QĐ-UBTDTTquy định thời gian thi đấu, sân, trọng tài, luật đấu, vị trí đấu thủ, cách tính điểm v.v.
  • Luật thi đấu cầu mây chính thức

    Luật thi đấu cầu mây chính thức

    Luật thi đấu Cầu mây theo quyết định số 2087/QĐ-UBTDTT quy định thời gian thi đấu, sân, lỗi, trọng tài, luật đấu, cách tính điểm v.v.
  • Luật cử tạ chính thức

    Luật cử tạ chính thức

    Luật cử tạ quy định các khái niệm trong bộ môn, Luật chi tiết đối với giải vô địch trong nước, thế giới. luật kỹ thuật, các lỗi, trọng tài, khiếu nại v.v
  • Luật đấu vật chính thức

    Luật đấu vật chính thức

    Luật đấu Vật theo quyết định số số 1509/QĐ-UBTDTT quy định thể thức thi đấu, trọng tài, cách tính điểm, khảm đấu, khiếu nại v.v.
  • Luật thi đấu Boxing chính thức

    Luật thi đấu Boxing chính thức

    Luật thi đấu Boxing quy định về võ đài, các thủ tục đăng ký, quy định về găng đấu, trang phục, y tế, cách bốc thăm, hiệp đấu, trọng tài, khiếu nại v.v
  • Luật thi đấu cầu lông

    Luật thi đấu cầu lông

    Luật thi đấu Cầu lông theo quyết định số 1154/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 06 năm 2006 quy định các khái niệm, sân, cầu, vợt, giao cầu, thi đấu đơn, thi đấu đôi, các lỗi, trọng tài v.v.
  • Luật thi đấu bóng rổ chính thức

    Luật thi đấu bóng rổ chính thức

    Quyết định số 1185/QĐ-UBTDT ngày 10 tháng 6 năm 2005 về việc ban hành luật thi đầu bóng rổ gồm 2 phần 8 chương và 50 điềuđược áp dụng trong các cuộc thi đấu Bóng rổ từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại Việt Nam.
  • Luật thi đấu bơi lội

    Luật thi đấu bơi lội

    Luật thi đấu bơi lội quy định tổ chức, khiếu nại, trọng tài, tư cách vận động viên, kiểm tra doping, luật bơi cho từng bộ môn bơi v.v.