Luật thi đấu cờ tướng Việt Nam mới nhất: nước cờ, cách đi, chiếu tướng, lỗi, thời gian ván đấu, cờ hòa

11/26/2020 10:41:00 AM
Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành.

 

CHƯƠNG I: CÁC LUẬT CƠ BẢN

I. Điều 1: MỤC ĐÍCH CỦA MỘT VÁN CỜ

Ván cờ được tiến hành giữa hai đấu thủ, một người cầm quân Trắng, một người cầm quân Đen. Mục đích của mỗi đấu thủ là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí Tướng (hay Soái) của đối phương, giành thắng lợi.

II. Điều 2: BÀN CỜ VÀ QUÂN CỜ

1. Bàn cờ:

- Bàn cờ là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt vuông góc tạ 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông so 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ 2 đường chéo xuyên qua (Như hình).

Bàn cờ và các khu vực trên bàn cờ

- Theo quy ước về in ấn, bàn cờ được đặt đứng. Bên dưới là bên Trắng (đi tiên), bên trên là bên Đen (đi hậu). Các đường dọc bên Trắng được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.

2. Quân cờ:

- Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 32 quân, gồm 7 loại chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Trắng và 16 quân Đen. 7 loại quân có ký hiệu và số lượng như sau (Như hình):

Quân cờ và tên gọi

- Quy định quân cờ Tướng chỉ có hai màu là Trắng và Đen. Các văn bản ghi chép đều thống nhất dùng hai màu này. Các loại quân cờ hiện nay được chơi có nhiều màu. Nếu là 2 màu Đỏ và Xanh thì Đỏ được coi là Trắng, Xanh là Đen. Còn với các màu khác thì quy ước màu nhạt là Trắng, màu sẫm là Đen.

- Trên sách báo, quân nào chữ đen trên nền trắng được gọi là quân Trắng, quân nào có chữ trắng trên nền đên được gọi là quân Đen.

- Đấu thủ cầm quân Trắng được đi trước

III. Điều 3: XẾP QUÂN KHI BẮT ĐẦU VÁN ĐẤU

- Khi bắt đầu ván đấu, mỗi bên phải xếp quân của mình theo quy định trên các giao điểm (như hình)

Vị trí xếp quân cờ trên bàn cờ lúc ban đầu

IV. Điều 4: ĐI QUÂN

Quân cờ được xếp tại các giao điểm và di chuyển từ giao điểm này sang giao điểm khác theo đúng quy định cho từng loại quân.

Nước đi dầu tiên của ván cờ thuộc bên Trắng, sau đó đến bên Đen và luân phiên thứ tự đó cho đến khi kết thúc ván cờ.

Mỗi nước đi, mỗi bên chỉ được di chuyển một quân đúng theo quy định.

Nếu đấu trực tiếp một ván thì phải bốc thăm chọn người đi trước. Nếu đấu hai hoặc nhiều ván thì bốc thăm quyết định người đi trước ván đầu, sau đó thay phiên nhau cầm quân Trắng, Đen. Thi đấu theo hệ vòng tròn, mỗi ván căn cứ vào số (còn lại là mã số, ấn định cho mỗi đấu thủ trước khi bắt thăm) cảu đấu thủ trong bảng để xác định ai là người được đi trước.

Thi đấu theo hệ Thụy Sĩ thì mỗi vòng đấu đều phải sắp xếp lại theo nhóm điểm, màu quân và bốc thăm theo quy định (xem chương VI)

Cách đi từng loại quân quy định như sau.

+ Tướng (hay Soái):

Mỗi nước được đi một bước ngang dọc tùy ý nhưng chỉ trong cung Tướng. Hai Tướng (Soái) không được đối mặt nhau trực tiếp trên cùng một đường thẳng. Nếu đối mặt, bắt buộc phải có quân cảu bất kỳ bên nào đứng che mặt.

+ Sĩ:

Mỗi nước đi từng bước một theo đường chéo trong cung Tướng.

+ Tượng:

Mỗi nước đi chéo hai bước tại trận địa bên mình, không được qua sông. Nếu ở giữa đường chéo đó có quân khác đứng thì quân Tượng bị cản, không đi được (xem hình)

Minh họa nước cản tượng: Tượng trắng bị tướng trắng cản nên khôngthể đi đến điểm 4 mà chỉ có thể đi đến vị trí 1,2,3

+ Xe:

Mỗi nước được đi dọc hoặc đi ngang, không hạn chế số bước đi nếu không có quân khác đứng cản đường.

+ Mã:

Đi theo đường chéo hình chữ nhật của hai ô vuông liền nhau. Nếu ở giao điểm liền kề bước thẳng dọc ngang có một quân khác đứng thì Mã bị cản, không đi được (Như hình)

Minh họa nước cản mã: Mã đen bị tướng trắng cản nên không thể đi đến vị trí 3,4, chỉ có thể đến vị trí 1,2,5,6,7,8

+ Pháo:

Khi không bắt quân, mỗi nước đi ngang, dọc giống Xe; khi bắt quân đối phương thì trên đường đi giữa Pháo và quân bị bắt buộc phải có một quân khác bất kỳ đứng làm “ngòi”. Pháo không có ngòi hay có hai ngòi trở lên thì không được quyền bắt quân đối phương.

+ Tốt (Binh):

Mỗi nước đi một bước. Khi chưa qua sông Tốt chỉ được tiến. Khi Tốt đã qua sông được quyền đi tiến và đi ngang, không được phép lùi.

V. Điều 5: BẮT QUÂN

Khi một quân đi tới một giao điểm khác đã có quân đối phương đứng thì được quyền bắt quân đó, đồng thời chiếm giữ vị trí quân bị bắt.

Không được bắt quân bên mình. Được phép cho đối phương bắt đầu quân mình hay chủ động hiến quân mình cho đối phương, trừ Tướng (Soái).

Quân bị bắt phải bị loại và bị nhấc ra khỏi bàn cờ.

VI. Điều 6: CHIẾU TƯỚNG

Quân của một bên đi một nước uy hiếp để nước tiếp theo chính quân đó hoặc quân khác bắt được Tướng (Soái) của đối phương thì gọi đó là nước chiếu tướng. Bên bị chiếu Tướng phải tìm cách chống đỡ ứng phó, tránh nước chiếu Tướng. Nếu không sẽ bị thua ván cờ. Khi đi nước chiếu Tướng, bên đi có thể hô “chiếu Tướng!”hay không cần hô cũng được. Tướng bị chiếu từ cả bốn hướng (bị chiếu cả từ phía sau)

Ứng phí với nước chiếu Tướng.

- Để không thua cờ, bên bị chiếu Tướng phải ứng phó theo các cách sau:

Di chuyển Tướng sang vị trí khác để tránh nước chiếu.

Bắt quân đang chiếu.

Dùng quân khác cản quân chiếu, đi quân che đỡ cho Tướng

VII. Điều 7: THẮNG CỜ, HÒA CỜ VÀ THUA CỜ

Thắng cờ: Trong một ván cờ, đấu thủ thắng cờ nếu:

a) Chiếu bí được Tướng đối phương.

b) Khi Tướng (hay Soái) của đối phương bị vây chặt hết nước đi và các quân khác của đối phương cũng không thể di chuyển được thì tuy chưa bị chiếu hết, đối phương vẫn bị tuyên bộ thua cờ.

c) Chiếu Tướng đối phương mà đối phương không chống đỡ cho Tướng mình được.

d) Đối phương không đi đủ số nước quy định trong thời gian quy định.

e) Đối phương tới chậm quá thời gian quy định để bắt đầu ván đấu.

g) Bất kể tình huống nào, đối phương dùng một quân chiếu mãi hoặc dùng nhiều quân thay nhau chiếu mãi, thì phải thay đổi nước di, nếu không bị xử thua.

h) Đối phương phạm luật cấm, còn bên này không phạm luật, bên phạm luật không chịu thay đổi nước đi.

i) Khi mở niêm phong tiếp tục ván hoãn, nếu bênh niêm phong ghi sai nước đi mà không giải thích được thì bị xử thua. Nếu đấu thủ có lượt đi ghi sai nươc đi trong niêm phong nhưng đối phương bỏ cuộc thì cả hai đều bnị xử thua.

k) Đối phương tự tuyên bố xin thua.

l) Đối phương vi phạm luật bị xử thua.

m) Đối phương không ghi 3 lần biên bản mỗi lần gồm 4 nước liên tục.

n) Đối phương mắc lỗi kỹ thuật 3 lần, mắc lỗi tác phong 3 lần.

o) Đối phương vi phạm các trường hợp bị xử thua cụ thể trên các thế cờ (xem chương V)

Hòa cờ khi gặp các tình huống sau đây:

a) Trọng tài xét thấy ván cờ mà hai bên không thể bên nào thắng, tức là cả hai bên không còn quân nào có thể tấn công đối phương để chiếu bí được Tướng đối phương.

b) Hai bên đều không phạm luật cấm và đều không chịu thay đổi nước đi.

c) Hai bên cùng một lúc phạm cùng một điều luật cấm (như đuổi bắt quân nhau…)

d) Một bên đề nghị hòa, bên đối phương đồng ý thì ván cờ mặc nhiên được công nhận là hòa.

e) Một bên đề nghị hòa, sau khi trọng tài kiểm tra mỗi bên đi đủ 60 nước mà không có một nước bắt quân nào thì ván cờ được xử hòa.

f) Khi một bên đang vào thế bị chiếu hết, bị vây chặt không còn nước đi thì không được phép đề nghị hòa.

g) Các trường hợp cụ thể về hòa cờ, thể thức hòa cờ và các thế cờ hòa xem Điều 24 ở chương V của luật này.

CHƯƠNG 2

TIẾN HÀNH VÁN CỜ

Điều 8. NƯỚC CỜ

Một nướccờ gồm một lượt đi của bên Trắng và một lượt đi của bên Đen. Khi tiến hành váncờ bên Trắng đi trước, bên Đen chờ bên Trắng đi xong mới đi, và cứ thế lần lượtcho tới hết ván. Không bên nào được đi liên tiếp hai lượt trở lên.

Điều 9. CHẠM QUÂN

Chạmquân có nghĩa là đụng vào quân cờ, vừa có nghĩa là cầm lấy quân cờ. Có haitrường hợp chạm quân:

a) Chạmquân vô ý: do tay vô tình chạm quân, do khi đi quân ống tay áo chạm vào quân,do mất thăng bằng cơ thể mà đụng vào quân hay làm đổ quân...

b)Chạm quân cố ý là cầm một quân, có ý định đi quân đó nhưng khi nhấc quân đó lênđi thì đổi ý muốn đi lại quân khác, hoặc đã cầm quân đối phương để bắt quân đónhưng lại muốn thay đổi không bắt quân đó nữa, hoặc khi đã đặt quân vào vị trímới rồi, lại muốn hoãn để đi quân khác...

Vớitrường hợp vô ý, trọng tài chủ yếu là nhắc nhở hoặc cảnh cáo.

Vớitrường hợp cố ý thì bắt lỗi theo các quy định cụ thể dưới đây.

9.1.Đấu thủ tới lượt đi, nếu chạm tay vàoquân nào của mình thì phải đi quân đó. Nếu nước đi này bị luật cấm thì được điquân khác, nhưng phạm lỗi kĩ thuật. Nếu chạm hơn một quân thì phải đi quân chạmtrước tiên. Không thể xác định chạm quân nào trước thì được phép đi một trongcác quân đó.

9.2.Chạm quân nào của đối phương thì bắtquân đó. Trường hợp không có quân cờ nào của mình bắt được quân đó thì được đi nướckhác nhưng bị ghi một lỗi kĩ thuật. Chạm số quân đối phương hơn một lần thìphải ăn quân chạm trước, khi không thể xác định quân nào trước sau khi ăn mộttrong số đó, không được phép không bắt quân đối phương.

9.3.Chạm quân mình trước, sau đó chạmquân đối phương, thì:

a)Quân mình chạm trước phải bắt quânđối phương chạm sau.

b) Nếu quân mình không thể bắt quân đối phương đó thìphải đi quân mình đã chạm.

c)Nếu quân mình không đi được thì phảidùng quân khác bắt quân bị chạm của đối phương.

d)Nếu không có quân nào của mình bắtđược quân bị chạm của đối phương thì được đi nước khác, nhưng phạm một lỗi kỹthuật.

9.4.Đấu thủ có lượt đi, chạm quân đốiphương trước rồi chạm quân mình sau, thì:

a)Quân mình bị chạm phải bắt quân đối phương.

b) Nếu quân mình đã chạm không bắt được quân đối phươngđó, thì phải dùng quân khác bắt quân bị chạm của đối phương.

c)Nếu không có quân nào bắt được quâncủa đối phương, thì phải đi quân mình đã chạm.

d)Nếu quân mình đã chạm cũng không điđược thì đi quân khác, nhưng phạm một lỗi kĩ thuật.

9.5.Cùng một lúc chạm quân của cả hai bênthì bị xử theo Điều 9.4.

a) Quân cờ phải được đặt đúng vị trí trên bàn cờ. Nếuđấu thủ muốn xếp lại quân cờ cho ngay ngắn thì phải báo trước cho trọng tài hayđối phương “tôi sửa quân này” và chỉ được phép sửa quân khi đến lượt mình đi.

b)Đi quân rồi không được đi lại. Khiquân đã đặt tới một vị trí khác trên bàn cờ, thì dù chưa buông tay cũng khôngđược thay đổi.

9.6.Động tác chạm lần đầu do vô ý, trọngtài nhắc nhở; nếu vô ý lần thứ hai, trọng tài cảnh cáo, nếu tái phạm lần thứ bathì xử lý như chạm quân cố ý.

9.7.Đi quân chạm nhiều giao điểm thì phảidừng quân cờ đó ở giao điểm chạm trước tiên.

9.8.Đấu thủ cầm quân vô ý rơi giữa 2 điểmnào đó của bàn cờ thì trọng tài nhắc nhở, tái phạm bị xử một lỗi kỹ thuật.

9.9.Các thế cờ không hợp lệ:

a)Nếu trong ván đấu phát hiện vị tríban đầu của các quân cờ bị xếp sai từ đầu ván cờ thì phải hủy bỏ ván đó và chơilại ván mới.

b)Nếu hai đấu thủ đi nhầm màu quân theoluật định (như bên cầm quân Đen đáng lẽ đi sau thì lại đi trước) thì hủy bỏ váncờ và chơi lại ván khác.

c)Nếu hai đấu thủ đi nhầm màu quânnhưng bên đi tiên vẫn đi trước (bên tiên tuy cầm quân Đen nhưng vẫn đi trước)và diễn biến ván cờ không bị phạm luật thì giữ nguyên hiện trạng ván cờ, đổilại màu quân để tiếp tục ván cờ bình thường.

d)Sau khi kết thúc ván cờ, hai bên kývào biên bản và trọng tài xác nhận kết quả thì ván đánh đó có hiệu lực, khôngđánh lại, dù đã xảy ra các thế cờ không hợp lệ trên.

e)Bị nhầm màu quân nhưng cả hai đấu thủđã chơi xong ván cờ mới phát hiện ra, thì kết quả ván đấu vẫn được công nhận,không phải đánh lại ván cờ đó, nhưng đấu thủ đáng lẽ cầm quân Trắng lại cầmnhầm quân Đen thì vẫn phải ghi là cầm quân Trắng để đảm bảo cho việc bắt thămmàu quân vòng sau vẫn bình thường.

9.10.Nước đi sai, quân đặt sai. Nếuđang đánh mà:

a) Phát hiện một nước không hợp lệ hoặc

b)Quân cờ đi sang vị trí không đúnggiao điểm quy định thì thế cờ phải được khôi phục lại theo biên bản từ nướckhông hợp lệ (hay di chuyển sai). Trong quá trình khôi phục này phải dừng đồnghồ theo quyết định của trọng tài.

9.10.1.Nếu không xác định được sai từ nướcđi nào thì diễn lại biên bản, tìm chỗ sai, đánh tiếp ván cờ.

9.10.2.Nếu đến lúc ván cờ kết thúc mới pháthiện nước sai lầm trên thì phải công nhận kết quả đang đánh.

9.11.Trọng tài can thiệp và phân xử việcchạm quân khi một bên đề nghị với trọng tài.

a)Nếu có chạm quân nhưng không bên nàođề nghị thì ván đấu vẫn diễn ra bình thường, trọng tài không can thiệp.

b)Việc chạm quân phải được hoặc đốiphương công nhận, hoặc trọng tài chứng kiến còn nếu chỉ có một bên tố cáo thìtrọng tài cũng không xét để phạt đối phương.

c)Ngoài đối thủ và trọng tài thì bất cứngười nào khác (huấn luyện viên, lãnh đội, người thân của đấu thủ, khán giả...)can thiệp cũng không có giá trị.

Điều 10. THỜI GIAN VÁN ĐẤU

10.1.Điều lệ mỗi một giải đấu phải quyđịnh rõ ràng và chi tiết cách tính thời gian của ván đấu để đảm bảo giải tiếnhành phù hợp với tình hình thực tế. Luật cờ đưa ra một số cách tính thời gianthường được sử dụng để ban tổ chức từng giải lựa chọn.

10.1.1.Khi có sử dụng đồng hồ đánh cờ thì:

a)Đấu theo thể thức hai ván (lượt đi,lượt về) thì mỗi ván mỗi bên được 60 phút (cả 2 bên được 120 phút), không kiểmtra số nước đi.

b)Nếu chỉ đấu 1 ván thì mỗi bên được 90phút (hai bên được 180 phút). Bên nào hết giờ trước bị xử thua (có hoặc khôngkiểm tra số nước đi).

c)Mỗi bên được 120 phút (hai bên được240 phút) có kiểm tra số nước đi.

d)Thi đấu theo thể thức quốc tế: cứ 15phút mỗi bên phải đi đủ 10 nước cho tới khi kết thúc ván cờ.

e)Giải cờ nhanh mỗi bên được 15, hoặc25 hoặc 30 phút.

10.1.2.Các hình thức kiểm tra số nước đitừng ván như sau:

Thiđấu 1 ván, mỗi bên được 90 phút thì 60 phút đầu mỗi bên phải đi tối thiểu 25nước, không đi đủ 25 nước bị xử thua. Sau đó mỗi bên còn 30 phút để kết thúc váncờ. Hoặc với thời gian mỗi bên 120 phút thì 60 phút đầu phải đi tối thiểu 25 nước,sau đó mỗi bên có 60 phút để hoàn thành ván cờ.

Vớithể thức thi đấu quốc tế thời gian sử dụng cho 1 ván cờ được quy định như sau(theo Luật Cờ Tướng châu Á):

- 60phút đầu phải đi đủ 25 nước.

- 75phút phải đi đủ 35 nước.

- 90phút phải đi đủ 45 nước.

- 105phút phải đi đủ 55 nước đi.

- 120phút phải đi đủ 65 nước.

- Sauđó cứ 5 phút phải đi đủ 10 nước cho đến khi kết thúc ván cờ nhưng đấu thủ đượcmiễn ghi biên bản. Lúc này biên bản do đại diện trọng tài ghi. Trong khoảng thờigian này nước chiếu Tướng không được vượt quá bốn lần.

10.2.Quy định về việc bấm đồng hồ:

10.2.1.Đi quân xong (tay đã rời khỏi quân)mới được bấm đồng hồ. Tay nào đi quân cờ thì phải dùng tay đó để bấm đồng hồ.Nếu đấu thủ quên bấm đồng hồ, thì trọng tài nhắc nhở. Đấu thủ nào quên khôngbấm đồng hồ sau khi đi quân xong thì tự chịu thiệt thòi về thời gian của mình.

a)Đến giờ thi đấu, nếu một hoặc cả haiđấu thủ đến chậm, trọng tài vẫn bấm đồng hồ chạy và tính vào thời gian quyđịnh. Ai đến chậm quá thời gian do ban tổ chức quy định (15, 30 hay 60 phúttheo quy định) thì bị tính thua ván cờ đó.

b)Đấu thủ bắt buộc phải có mặt tại giảicờ, nếu vắng mặt quá giờ quy định bị xử thua mà không được ủy quyền cho bất cứngười nào khác thay mặt mình xin hòa hay có những đề nghị khác. Ngoài đấu thủ,bất kỳ người nào khác cũng không được phép đưa ra những đề nghị này.

10.2.2.Nếu đấu thủ có ý kiến thắc mắc, khiếunại thì phải sử dụng thời gian của mình và không được bấm dừng đồng hồ (trừtrường hợp trọng tài vắng mặt quá lâu và chỉ được bấm dừng đồng hồ theo những điềuđược luật cho phép, ví dụ như phát hiện đồng hồ bị hư hỏng...). Nếu có mặttrọng tài mà đấu thủ tự ý dừng đồng hồ sẽ bị cảnh cáo, nếu tái phạm thì bị ghilỗi tác phong. Trong trường hợp cần thiết, trọng tài dừng đồng hồ để giảiquyết,

10.2.3.Nếu phát hiện đồng hồ bị trục trặc(chạy sai, không chạy...) thì phải kịp thời báo cáo ngay cho trọng tài để sửachữa hay thay đồng hồ khác.

10.2.4. Khi một đấu thủ đi nước chiếu hếtTướng đối phương, nhưng chưa kịp bấm đồng hồ mà kim đồng hồ đã báo hết giờ(rụng kim) thì đấu thủ đó vẫn bị tính là thua ván cờ do hết thời gian.

10.3.Quy định về hoãn đấu:

10.3.1.Mỗi ván đấu cố gắng kết thúc ngay tạinơi thi đấu. Nếu gặp trường hợp hết buổi đấu mà vấn cờ chưa kết thúc thì phảithực hiện niêm phong nước đi. Người đến lượt đi ghi một nước cờ kín vào biênbản và bỏ vào phong bì dán kín nộp cho trọng tài. Đấu thủ phải sử dụng thờigian của mình suy nghĩ nước kín, ghi xong nước kín mới bấm dừng đồng hồ.

10.3.2.Khi mở niêm phong nước kín lúc hoãn cờmà nước đi không hợp lệ thì bị xử thua.

Điều 11. GHI BIÊN BẢN

11.1.Trong quá trình diễn ra ván đấu, mỗiđấu thủ phải tự ghi chép nước đi vào tờ biên bản được phát trước khi ván cờ bắtđầu. Mỗi đấu thủ phải ghi cả nước đi của mình và nước đi của đối phương. Đi nướcnào phải ghi kịp thời nước đó. Nước đi phải được ghi chính xác và rõ ràng.

a)Trong trường hợp còn thời gian ít hơn5 phút, đấu thủ được phép không ghi biên bản. Khi đó trọng tài giúp ghi biênbản cho đấu thủ tới khi ván đấu kết thúc. Khi ván đấu kết thúc, các đấu thủphải ghi bổ sung các nước mình còn thiếu trong thời gian 5 phút đó để nộp đầyđủ biên bản cho trọng tài.

b)Quy trình hoàn thành biên bản đượctiến hành như sau:

- Saukhi kết thúc ván đấu, biên bản phải được ghi hoàn chỉnh, mỗi đấu thủ tự ghi tỷsố ván đấu vào biên bản của mình rồi đưa cho trọng tài.

- Trọngtài nhận biên bản, ghi phán quyết bên nào thắng, thua hay hòa rồi ký vào biênbản.

- Sauđó trọng tài đưa biên bản cho hai đấu thủ để cả hai ký tên vào biên bản củamình và của đối phương. Chỉ khi ký xong biên bản, đấu thủ mới được rời khỏiphòng thi đấu.

- Nếuphát hiện có sự nhầm lẫn, sai sót về tỷ số thì đấu thủ yêu cầu trọng tài sửađổi hay giải thích. Nếu chưa đồng ý, được đề đạt ý kiến của mình lên tổng trọngtài hay ban tổ chức để xử lý.

11.Cách ghi các ký hiệu của quân cờ đượcquy ước như sau:

Tướng (Soái):

Tg

Sĩ:

S

Tượng:

T

Xe:

X

Pháo:

P

Mã:

M

Tốt (Binh)

B

 

Cáchký hiệu ghi các nước đi:

a) Ở Việt Nam, hướng quân đi được quy ước:

Tiến(quân của mỗi bên tiến về phía đối phương), hoặc dùng ký hiệu dấu chấm (.).

Thoái(quân của mỗi bên lùi về phía của mình), hoặc dùng ý hiệu gạch chéo (/).

Bình(đi ngang), hoặc dùng ký hiệu gạch ngang (-).

Khighi mỗi một nước cờ vào biên bản phải ghi lần lượt từ trái qua phải như sau: Sốthứ tự nước đi, tên quân cờ (bằng chữ in lớn), số hiệu cột quân đó xuất phát,hướng quân đi và số hiệu cột (nếu là đi ngang hay chéo) hay số bước tiến haylùi (nếu đi theo cùng một cột dọc).

Vídụ một ván cờ có thể ghi:

1) Pháo2 bình 5 Mã 2 tiến 3

2) Mã8 tiến 7 Pháo 8 bình 5

Hoặccó thể ghi theo ký hiệu:

1) P2-5 M2.3

2) M8.7 P8-5

Nếutrên cùng một cột dọc có hai quân của một bên giống nhau thì sẽ dùng thêm chữ“t” chỉ quân trước, chữ “s” chỉ quân sau. Đối với Tốt thì ngoài chữ trước vàsau còn dùng chữ “g” để chỉ Tốt giữa. Ví dụ:

12) Pt/1 Bg.1

13) Xs.2 Bt-3

b)Ở các giải châu Á và thế giới, các kýhiệu tiến, thoái, bình được ký hiệu như sau:

Tiếnlà dấu cộng (+)

Thoáilà dấu chấm (.)

Bìnhlà dấu bằng (=).

11.3.Nếu ván đấu có kiểm tra thời gian, dophải đi rất nhanh không thể ghi kịp tại thời điểm diễn ra nước đi thì phải ghibổ sung ngay nước ghi thiếu vào thời gian tiếp theo.

a)Được phép mượn biên bản của đối thủđể bổ sung nước đi của mình, nhưng không được mượn liên tục nhiều lần nhằm lợidụng việc mượn liên tục để gây mất tập trung cho đối phương. Nếu đối phươngphát hiện ý đồ này thì được thông báo cho trọng tài. Trọng tài xét thấy như thếthì sẽ ghi cho người mượn 1 lỗi tác phong.

b)Nếu một đấu thủ trong biên bản củamình không ghi 4 nước liên tục mà không chịu ghi bổ sung trong quá trình ván đấuthì bị xử một lỗi kỹ thuật. Nếu tái diễn 3 lần việc này trong một ván đấu thìbị xử thua ván cờ.

c)Để kiểm soát việc ghi biên bản đúngquy định trên, trọng tài được phép xem biên bản của đấu thủ.

Trongtrường hợp vì lý do đặc biệt không thể ghi biên bản được do đấu thủ quá nhỏ,chưa biết chữ, người dân tộc không biết tiếng quốc ngữ, người mù chữ hay bịthương ở tay... thì phải báo cáo trước cho ban tổ chức để xác nhận và có biệnpháp giải quyết thích hợp.

d)Biên bản thuộc quyền sở hữu của bantổ chức, nên sau mỗi ván đấu trọng tài bàn phải nộp đầy đủ cho ban tổ chức. Đấuthủ nào muốn chép lại ván cờ của mình thì ngay sau khi ký biên bản xong có thểmượn lại của trọng tài để sao chép. Việc sao chép phải tiến hành ngay trongphòng thi đấu và không được đem ra ngoài. Sau khi sao chép xong phải đưa lạicho trọng tài để nộp cho ban tổ chức.

Điều 12. HẠN ĐỊNH SỐ NƯỚC ĐI DẪN TỚI HÒA CỜ

Trongquá trình tiến hành ván cờ mà một đấu thủ hoặc cả hai đấu thủ phát hiện trong50 nước đi liên tiếp không bên nào thực hiện nước ăn quân thì có quyền đề nghịtrọng tài xử hòa ván cờ. Trọng tài cho dừng đồng hồ và kiểm tra theo yêu cầu.

a)Nếu đúng có 50 nước đi trở lên liêntục, kể từ bất cứ thời điểm nào của ván cờ thì ván cờ đó mặc nhiên được xử hòadù cục thế ván cờ trên bàn cờ ra sao.

b)Nếu trọng tài phát hiện ra chưa đủ 50nước thì sẽ phạt người đề nghị bằng cách tăng thêm thời gian 2 phút cho đốiphương rồi cho tiến hành tiếp ván cờ.

c)Nếu sau đó một đấu thủ lại đề nghị,thì trọng tài lại dừng đồng hồ; nếu ván cờ vẫn tiếp diễn tình trạng không bênnào bắt quân thì sẽ cộng số nước không có bắt quân trước đó với số nước đã tiếpdiễn để xác định có đủ 50 nước hay không để xử hòa hoặc cộng tiếp 2 phút chođối phương. Những nước chiếu hợp lệ tính tối đa 5 nước.

Điều 13. KẾT THÚC VÁN CỜ

13.1.Khi ván cờ kết thúc, các đấu thủ ghitỷ số ván đấu vào biên bản của mình, rồi cùng với trọng tài kiểm tra sự chínhxác của biên bản bằng cách bày lại bàn cờ, đối chiếu với biên bản, kiểm tra từnước đầu tới nước cuối. Sau đó trọng tài và hai đấu thủ ký biên bản xác nhậnkết quả ván đấu.

13.2.Trước khi rời phòng thi đấu, các đấuthủ phải xếp quân cờ ngay ngắn ở vị trí ban đầu. Trọng tài phải nhanh chóng nộpbiên bản cho ban tổ chức.

CHƯƠNG 3

ĐẤU THỦ, LÃNH ĐỘI, HUẤN LUYỆN VIÊN

Điều 14. QUY ĐỊNH CHUNG

Huấnluyện viên, lãnh đội là những người chịu trách nhiệm về chuyên môn và quản lýđội cờ của mình, phải nắm vững luật Cờ Tướng, điều lệ giải và chấp hành nghiêmchỉnh luật, điều lệ và các quy định của giải.

Trongquá trình diễn ra ván đấu, huấn luyện viên, lãnh đội, đấu thủ phải được tôntrọng và được tạo điều kiện để hoàn thành chức trách của mình như: được cungcấp đầy đủ các văn bản về bốc thăm, về điểm số của các đấu thủ, biên bản cácván đấu, kết quả giải đấu, được dự các cuộc họp có liên quan tới công tác củamình, được tư vấn khi cần thiết...

Điều 15. TƯ CÁCH ĐẤU THỦ, HUẤN LUYỆN VIÊN VÀ LÃNH ĐỘI

15.1.Các đấu thủ là những người trực tiếpthi đấu với nhau nhằm đạt được những kết quả tốt nhất cũng như giành được nhữngphần thưởng và những đẳng cấp do giải quy định phong tặng. Điều đó không chỉđem lại uy tín và quyền lợi cho đấu thủ mà còn làm vẻ vang cho đơn vị, tỉnh,thành và quốc gia mình. Vì vậy đấu thủ phải được tôn trọng xứng đáng và đượctạo mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện thi đấu thành công.

15.2.Tất cả những hành động, thái độ làm ảnh hưởng tới phong độ, uy tín, danh dự, sức khỏe và điều kiện thi đấu của đấuthủ đều bị nghiêm cấm.

15.3.Huấn luyện viên và lãnh đội là những ngườichịu trách nhiệm về chuyên môn, tổ chức và các công tác khác cho đội của mình,nên phải được tạo điều kiện và được cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác đểtiến hành thuận tiện các công việc của mình.

Huấnluyện viên và lãnh đội phải làm gương tốt cho các đấu thủ trong đơn vị củamình.

15.4.Đấu thủ phải nắm vững các điều khoảncủa luật Cờ Tướng, chương trình thi đấu, điều lệ mà Ban tổ chức giải đã banhành.

15.5.Đấu thủ phải có tinh thần, đạo đức,tác phong của một vận động viên thể thao chân chính theo tinh thần “đoàn kết,trung thực, cao thượng”. Khi thua cờ phải biết nhận thua một cách đàng hoàng,không cay cú hay phản ứng. Biết tôn trọng ban tổ chức, trọng tài, đối thủ vàkhán giả.

Nghiêmcấm đấu thủ mua bán điểm, dàn xếp tỉ số và thực hiện các hành vi tiêu cực khác.

Khithi đấu, đấu thủ phải ăn mặc đứng đắn, lời nói cử chỉ phải có văn hóa, lịch sự,phải giữ thái độ bình tĩnh trong những trường hợp có tranh chấp khiếu nại.

15.6.Nếu ban tổ chức hay trọng tài pháthiện được các hành vi sai trái, tiêu cực thì có quyền đình chỉ thì đấu và hủybỏ điểm số đạt được đối với những đấu thủ vi phạm. Nếu sự việc nghiêm trọng thìban tổ chức sẽ đề nghị Liên đoàn Cờ hoặc cơ sở truất quyền thi đấu từ 1 đến 3năm.

15.7.Trong quá trình thi đấu, đấu thủ phảilàm đúng các quy định dưới đây:

a)Trước khi bắt đầu ván cờ, đấu thủphải tự kiểm tra vị trí các quân cờ, màu quân mà mình đi, đồng hồ, tờ ghi biênbản. Nếu phát hiện ra những gì bị thiếu hay không đúng phải báo cáo trọng tàiđể kịp thời bổ sung, sửa chữa.

b)Không được tự ý rời phòng thi đấu,nói chuyện, trao đổi ý kiến với người khác. Khi cần thiết phải rời phòng đấu,đấu thủ phải thông báo cho trọng tài biết và được sự đồng ý của trọng tài.

c)Không được sử dụng bất cứ sách báo,tài liệu hoặc công cụ gì để tham khảo hay phân tích ván cờ trong khi đang thiđấu.

d)Không được gây ồn ào hoặc làm cácđộng tác gây ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và sự tập trung tư tưởng của đốiphương như: Đập mạnh quân cờ hoặc đập mạnh vào núm đồng hồ, làm cử chỉ khiêukhích hay bất lịch sự với đối thủ như: gõ tay lên mặt bàn, rung đùi, vỗ tay...Nếu làm hư hỏng, mất mát các dụng cụ, trang thiết bị thi đấu thì phải bồi thường.

e)Động tác đi quân phải dứt khoát, gọnghẽ. Nhấc quân lên và đặt ngay quân vào vị trí mới rồi đưa tay nhanh ra khỏibàn cờ. Không được phép cầm quân giữ lâu trên tay hay vừa cầm quân vừa huơ tayphía trên bàn cờ. Không được chỉ, gõ hay di tay trên mặt bàn cờ hay dùng taychỉ để tính toán nước đi từ vị trí này tới vị trí kia trên mặt bàn cờ. Khôngđược đẩy quân cờ qua lại trên mặt bàn cờ.

g)Không được tính toán bằng lời nước đi của mình hay bình luận nước đi của đối phương trong thời gian diễn ra ván đấu.

h)Quân bị nhấc ra khỏi bàn cờ phải đểriêng ra một chỗ trên mặt bàn. Không được phép nắm giữ quân đã bị loại ra khỏibàn cờ trong tay mình.

i)Không được phép nhận ám hiệu, tínhiệu mách nước từ người bên ngoài. Không được thông báo, trao đổi nước đi củamình cho người ngoài.

k) Đấu thủ muốn đề nghị hòa chỉ được đưa ra lời đề nghịhòa khi tới lượt mình đi, tức là trong thời gian suy nghĩ của mình.

15.5.Huấn luyện viên, lãnh đội không được làmbất cứ điều gì gây ảnh hưởng xấu đến trận đấu như mách nước, làm ám hiệu, khiếunại trực tiếp với trọng tài hay ban tổ chức, gây mất trật tự.

a)Việc thắc mắc và khiếu nại khi đangdiễn ra ván đấu phải do bản thân đấu thủ đề xuất thì mới có giá trị. Trọng tàivà ban tổ chức không xét các ý kiến thắc mắc, khiếu nại nếu không phải do đấuthủ đề xuất.

b)Trước khi thắc mắc hay khiếu nại, đấuthủ có quyền tham khảo ý kiến lãnh đội hay huấn luyện viên và có thể cùng huấnluyện viên hay lãnh đội làm văn bản gửi tổng trọng tài, ban tổ chức các thắcmắc và khiếu nại của mình.

c)Huấn luyện viên, lãnh đội, thân nhâncủa đấu thủ, khán giả... không được khiếu nại khi đang diễn ra ván cờ, tự tiệnvào nơi thi đấu để khiếu nại, nhưng có quyền phát hiện những sai trái, tiêucực... và cung cấp thông tin chính xác cho tổng trọng tài, ban tổ chức để cónhững quyết định đúng đắn, kịp thời.

d)Huấn luyện viên, lãnh đội được quyềnthắc mắc, khiếu nại những vấn đề không thuộc phạm vi ván đấu như: kết quả bốc thăm,kết quả toàn bộ của giải,... với thái độ xây dựng, lịch sự với trọng tài và bantổ chức.

15.6.Khi đấu thủ nhận thấy thắc mắc, khiếunại của mình chưa được trọng tài bàn giải quyết thỏa đáng thì được phép gặptrực tiếp tổng trọng tài hay ban tổ chức để trình bày. Nếu vẫn chưa thỏa mãnthì vẫn phải chấp hành sự phán quyết của tổng trọng tài hay ban tổ chức, nhưngsau ván đấu được phép khiếu nại bằng văn bản.

15.7.Nếu đang thi đấu có vấn đề tranh chấpthì hai đấu thủ không được to tiếng đấu khẩu mà phải bình tĩnh trình bày rõ sựviệc để trọng tài nghe và quyết định.

a)Không được có lời nói, hành vi khôngtôn trọng trọng tài, đối thủ, khán giả, phản ứng không đúng mức đối với sự phánquyết của trọng tài, ban tổ chức, cãi cọ, làm ồn, mất trật tự trong khi thiđấu...

b)Trọng tài sẽ cảnh cáo khi xảy ra cácvi phạm nói trên, được gọi là lỗi tác phong, trọng tài sẽ cảnh cáo, nếu tiếptục tái phạm thì người vi phạm bị xử phạm lỗi tác phong, hoặc xử thua ván cờ.Nếu cả hai đấu thủ cùng vi phạm lỗi nặng thì có thể xử thua cờ cả hai đấu thủđó.

Điều 16. XỬ LÝ CÁC VI PHẠM

16.1. Khi đấu thủ vi phạm các luật lệ và quy định, bantrọng tài tùy mức độ vi phạm để quyết định xử lý theo các mức sau:

a) Nhắc nhở.

b) Cảnh cáo.

c) Xử thua ván cờ.

d) Truất quyền thi đấu.

e) Xóa tên đấu thủ khỏi danh sách của giải cờ.

16.2.Trọng tài bàn được quyền cảnh cáo,nhắc nhở và xử phạt đúng theo luật.

- Tổngtrọng tài có quyền truất quyền thi đấu.

- Xóatên trong danh sách và kết quả thi đấu phải qua ý kiến của tổng trọng tài,trưởng ban tổ chức của giải. Ban tổ chức giải phải tuyên bố hình thức kỷ luậtnày bằng văn bản.

16.3.Các trường hợp phạm lỗi kỹ thuật

a)Các trường hợp vi phạm lỗi kỹ thuật thườngthấy gồm:

- Điquân sai luật định.

- Chạmquân mà không đi được quân nào.

- Nêuý kiến hay vấn đề khi đang đến lượt đối phương đi.

- Ghibiên bản sót 4 nước liên tục (một lần phạm lỗi kỹ thuật).

- Điquân thành nước cho đối phương bắt Tướng hay để lộ mặt Tướng do vô ý hay cố ý.

- Kếtthúc ván cờ không ghi bổ sung các nước còn thiếu.

- Viphạm các quy định khác về mặt kỹ thuật.

b)Khi đấu thủ phạm lỗi kỹ thuật, trọngtài phải tuyên bố rõ lý do và mức phạt cho đấu thủ đó biết.

CHƯƠNG 4

TỔ CHỨC THI ĐẤU

Điều 17. CÁC HÌNH THỨC THI ĐẤU

17.1.Phương thức thi đấu một ván cờ là đốikháng giữa hai cá nhân.

Trậnđấu là cuộc thi đấu giữa hai cá nhângồm nhiều ván.

Giảiđấu là hình thức tổ chức thi đấu gồmnhiều đấu thủ tham dự. Giải đấu gồm các thể thức là giải cá nhân và giải đồngđội.

17.2.Tên các giải đấu bao gồm: giải hạngnhất toàn quốc, giải đồng đội toàn quốc, giải trẻ toàn quốc, giải hữu nghị,giải tuyển chọn, giải mời, giải khu vực, giải quốc tế...

17.3.Hình thức thi đấu gồm: Đấu loại, đấuvòng tròn, đấu theo hệ Thụy Sĩ, đấu hỗn hợp... (xem chương VI).

Điều 18. ĐIỀU LỆ GIẢI ĐẤU

a)Đơn vị tổ chức giải phải ban hành vàcông bố điều lệ giải trước khi tiến hành giải.

b)Điều lệ giải bao gồm: Tên giải, mụcđích, tên đơn vị đăng cai, đối tượng tham dự, cách đăng ký, tiền lệ phí, chươngtrình và địa điểm thi đấu, thể thức thi đấu, thời gian quy định cho ván đấu,tiêu chuẩn tính thành tích, các đặc cách (nếu có), các tài trợ cho giải (nếucó), luật lệ áp dụng trong giải và hình thức khen thưởng kỷ luật...

Điều 19. BAN TỔ CHỨC

19.1.Đơn vị đứng ra tổ chức giải phải lậpBan tổ chức để điều hành cuộc thi đấu, giải quyết mọi vấn đề vượt quá quyền hạncủa ban trọng tài, xử lý các vi phạm của trọng tài, thay đổi bổ sung điều lệgiải nếu xét thấy cần thiết.

19.2. Trong những giải lớn nhiều vận độngviên tham gia, nếu cần thiết thì thành lập ban giải quyết khiếu nại, ban kiểmtra tư cách đấu thủ.

19.3.Ban tổ chức phải có biện pháp đảm bảosự an toàn về mọi phương diện trong quá trình tiến hành giải đấu, đảm bảo sựyên tĩnh và điều kiện thuận tiện nhất để các đấu thủ tập trung tư tưởng thi đấuvà có các biện pháp dự phòng những sự cố bất lợi có thể xảy ra.

19.4.Mỗi một giải đều phải có lễ khai mạc,bế mạc và tùy tình hình cụ thể để làm giản đơn gọn nhẹ hay long trọng và quymô. Tại lễ bế mạc phải công bố đầy đủ kết quả thi đấu và khen thưởng, mứcthưởng cũng như các văn bản khác như danh sách được phong cấp, danh sách vậnđộng viên được tuyển chọn lên các giải cao hơn...

19.5.Quản lý giải đấu theo đúng luật đãđược ban hành. Không được đưa vào điều lệ giải các quy định, quy tắc, điềukhoản trái với Luật Cờ Tướng này.

Điều 20. BAN TRỌNG TÀI

20.1.Ban trọng tài do cấp có thẩm quyền(hoặc ban tổ chức) thành lập tùy theo quy mô của giải, gồm: Tổng trọng tài, mộthoặc nhiều phó tổng trọng tài, một thư ký trọng tài và các trọng tài bàn. Bantrọng tài phụ trách điều hành công tác thi đấu.

20.2.Tổng trọng tài:

Tổngtrọng tài là người am hiểu và có kinh nghiệm về công tác trọng tài, đủ tư cách,nắm vững luật cờ, đủ trình độ năng lực chuyên môn điều hành giải.

20.3.Chức trách của tổng trọng tài:

a)Đại diện thường trực của ban tổ chứcđiều hành toàn diện quá trình thi đấu giải.

b)Phân công trọng tài cho các trận đấu.

c)Nắm vững điều lệ thi đấu và có khảnăng giải thích bất cứ điều luật nào cho đấu thủ thông hiểu và chấp hành. Khicó vấn đề phát sinh thì căn cứ vào luật, điều lệ giải để xử lý và quyết định kểcả những vấn đề mà luật và điều lệ chưa quy định chi tiết. Khi gặp trường hợpphức tạp liên quan tới nhiều bên thì tổng trọng tài báo cáo ban tổ chức để cùnggiải quyết.

d)Khi thi đấu giải, do nguyên nhân đặcbiệt không thể thi đấu được thì tổng trọng tài có quyền tuyên bố tạm đình chỉgiải đấu và định lại thời gian, địa điểm để tiếp tục giải đấu.

e)Giải quyết những thắc mắc kiến nghịvà khi cần thiết triệu tập Hội nghị các lãnh đội khác hoặc với các ban được lậpra để giải quyết kịp thời các vấn đề trên.

g)Đình chỉ công tác của các trọng tàikhông làm tròn nhiệm vụ, mắc sai lầm nghiêm trọng và thay bằng trọng tài khác.

h)Giữ vững kỷ cương và đảm bảo điềukiện thuận lợi cho giải. Nếu có đấu thủ hoặc đội cờ vi phạm nghiêm trọng luậtthì tổng trọng tài có quyền tước bỏ tư cách thi đấu.

i)Phụ trách việc thu nhận biên bản vàphân công thư ký ghi điểm của các đấu thủ, thực hiện bắt thăm, lập các bảngđiểm, tổng hợp kết quả.

k) Quyết định thưởng phạt theo quy định của điều lệ.

l)Hoàn tất mọi văn bản và báo cáo quyđịnh gửi cho ban tổ chức giải và công bố kết quả khi bế mạc giải.

m) Phán quyết của tổng trọng tài về các vấn đề chuyênmôn và kỹ thuật là phán quyết cuối cùng.

Phánquyết của ban tổ chức về các vấn đề khác là phán quyết cuối cùng.

20.3.Chức trách của phó tổng trọng tài

Giúptổng trọng tài điều hành giải. Khi tổng trọng tài vắng mặt thì phó tổng trọngtài thay thế điều hành thi đấu.

20.4.Chức năng và nhiệm vụ của trọng tàibàn:

a)Trọng tài bàn là người trực tiếp điềuhành công tác thi đấu và xử lý mọi tình huống xảy ra, là người đảm bảo cho luậtlệ được tôn trọng và giải đấu thành công. Trọng tài bàn phải có các điều kiệncơ bản:

a.1)Biết chơi cờ và nắm vững luật cờ, phải được đào tạo về công tác trọng tài hayđược tập huấn về luật cờ.

a.2)Có đạo đức, tác phong, tư cách tốt, khách quan, vô tư, trung thực và công bằngtrong khi thi hành nhiệm vụ của mình. Phải lắng nghe thấu đáo mọi ý kiến củađấu thủ, nói năng ôn tồn, lịch sự, nhã nhặn và giải quyết mọi vấn đề phát sinh theo đúng luật.

b)Nhiệm vụ của trọng tài bàn:

b.1)Theo dõi chặt chẽ việc tuân thủ luật Cờ Tướng, duy trì mọi điều kiện thuận lợinhất để đấu thủ tập trung thi đấu.

b.2)Phải luôn luôn có mặt tại khu vực được giao trong suốt quá trình thi đấu. Trướckhi bắt đầu ván đấu phải kiểm tra vị trí các quân cờ, màu quân của các bên,đồng hồ và phát biên bản cho các đấu thủ.

b.3)Giám sát chặt chẽ tiến trình của các ván đấu, đặc biệt khi các đấu thủ còn ítthời gian, xác định mức phạt đúng luật cho đấu thủ phạm lỗi.

b.4) Khi thời gian đấu của đấu thủ còn ít hơn 5 phút không phải ghi biên bản thìtrọng tài ghi biên bản thay cho đấu thủ đó.

b.5)Khi phát sinh tình huống vượt khỏi khả năng xét đoán của mình thì trọng tài bànphải báo cáo ngay cho tổng trọng tài biết, để có phương hướng xử lý và giảiquyết kịp thời.

b.6) Nếu cờ của cả hai đấu thủ đều không còn Xe, Pháo, Mã, Tốt tức không còn quânsang bên trận địa đối phương tấn công thì có quyền tuyên bố ván cờ hòa hay chodùng đồng hồ và tuyên bố hòa (nếu đánh có đồng hồ) mà không cần có đề nghị củamột trong hai đấu thủ. Xử các thế cờ khác theo luật 60 nước đã nói trên.

Trọngtài là người ký vào biên bản xác nhận kết quả ván đấu và giao đầy đủ biên bảncho thư ký trọng tài.

b.7)Để đảm bảo cho môi trường thi đấu lành mạnh, trọng tài phải chú ý người vào xemthi đấu. Trường hợp người xem làm mất trật tự hay gây ảnh hưởng không tốt tớiđấu thủ hay can thiệp vào ván đấu trọng tài sẽ nhắc nhở. Nếu cần thiết, trọngtài mời người vi phạm ra khỏi khu vực thi đấu.

b.8) Trọng tài chỉ nhận ý kiến thắc mắc hay khiếu nại của đấu thủ mà không nhận củabất kỳ ai khác.

b.9)Tùy mức độ vi phạm nặng nhẹ, trọng tài xử lý theo các mức: nhắc nhở, cảnh cáo,ghi lỗi kỹ thuật và lỗi tác phong, xử thua ván cờ khi phạm 3 lỗi kỹ thuật hay 3lỗi tác phong; nếu nghiêm trọng hơn thì phải báo cáo với tổng trọng tài để xửlý ở mức nặng hơn.

c)Nghiêm cấm trọng tài:

c.1)Thiên vị với đấu thủ (nhất là đấu thủ của địa phương mình, đơn vị mình) haytham gia vào các vụ việc: mách nước, chuyển tài liệu hay nước đi cho đấu thủ,làm trung gian trong việc mua bán điểm, dàn xếp tỷ số,... cũng như các vụ việctiêu cực khác.

b) Phânbiệt, định kiến, gây ảnh hưởng bất lợi cho đấu thủ, cố tình bắt các lỗi khôngđáng bắt, gây căng thẳng trong giải đấu, đứng quá gần đấu thủ.

Tổngtrọng tài và ban tổ chức sẽ nhắc nhở, cảnh cáo, truất quyền trọng tài tại giảihay đình chỉ công tác trọng tài trong một khoảng thời gian thích đáng đối vớitrọng tài vi phạm vào các điều trên theo từng mức độ.

Nếuphát hiện năng lực chuyên môn của trọng tài yếu kém, không nắm vững luật, khibắt lỗi có nhiều sai sót thì tổng trọng tài hay ban tổ chức phải nhanh chóngđiều động trọng tài khác thay thế để đảm bảo sự thành công của giải cờ.

Điều 21. CÁCH TÍNH THÀNH TÍCH

21.1.Cách tính điểm thống nhất của hệthống thi đấu trên phạm vi toàn quốc tại tất cả các giải cờ là: Thắng được 1điểm, hòa được nửa điểm và thua được 0 điểm.

21.2.Trường hợp đặc biệt thi đấu một trậngồm 2 ván thì: mỗi ván thắng được 2 điểm, hòa được 1 điểm, thua 0 điểm và gọiđó là “điểm ván”. Mỗi trận đấu (gồm cả hai ván) bên thắng được ghi 1 điểm (dùthắng 2 ván hoặc thắng 1 hòa 1); hòa nửa điểm; thua 0 điểm, đây là điểm trận.Khi tính thành tích xếp hạng trước hết phải căn cứ vào điểm trận, ai nhiều điểmhơn được xếp trên. Nếu điểm trận bằng nhau thì căn cứ vào điểm ván để xếp hạng,ai có tổng điểm ván cao hơn sẽ được xếp trên. Nếu một đấu thủ vắng mặt thì đốiphương có mặt thắng cuộc được 1 điểm trận và 4 điểm ván.

21.3.Thể thức đấu vòng tròn:

Xếpthứ hạng theo tổng số điểm của các đấu thủ. Nếu tổng số điểm bằng nhau thì căncứ vào ván cờ đối kháng giữa các đấu thủ bằng điểm, ai thắng xếp trên. Nếu vẫnbằng nhau thì tính đến hệ số của đấu thủ, ai có hệ số cao hơn được xếp trên.Tính hệ số của từng đấu thủ như sau: Cộng tổng số điểm của các đối phương màđấu thủ đó thắng, nửa tổng số điểm của đối phương mà đấu thủ hòa. Nếu vẫn bằngnhau thì lấy số ván thắng, ai có số ván thắng nhiều thì xếp trên. Nếu vẫn bằngnhau, thì lấy số ván thắng bằng quân Đen, ai được nhiều hơn thì xếp trên. Nếuvẫn bằng nhau thì bốc thăm may rủi để xếp hạng (Điều lệ giải có quyền quy địnhcụ thể xét yếu tố nào trước, yếu tố nào sau).

21.4.Thể thức thi đấu theo hệ Thụy Sĩ:

Xếpthứ hạng theo tổng điểm. Nếu bằng nhau thì tính đến hệ số của đấu thủ, ai có hệsố cao hơn được xếp trên (xem phần thể thức thi đấu ở chương 6).

21.5.Bỏ cuộc và xếp thứ hạng

21.5.1.Thể thức đấu vòng tròn: Nếu một đấuthủ chỉ chơi nửa số trận đấu trở xuống rồi bỏ cuộc (như 8 trận chỉ chơi 4 trận)thì hủy bỏ tất cả các trận đã đấu cũng như các điểm của các đối phương đã đạtđược. Trên bảng điểm đánh dấu chéo (X) để biểu thị những ván đánh với người bỏcuộc.

Trườnghợp đã đấu được quá nửa số trận rồi mới bỏ cuộc thì các kết quả đã đấu vẫn giữnguyên. Các trận chưa đấu thì tính cho đối phương thắng cuộc.

21.5.2.Thể thức đấu theo hệ Thụy Sĩ:

Nếumột đấu thủ giữa chừng bỏ cuộc, thì dù đấu thủ đã đấu được quá nửa hay chưa đềugiữ nguyên kết quả đã chơi. Ai bốc thăm gặp tiếp đấu thủ bỏ cuộc được xử thắng.Trên bảng điểm ghi “0” cho người bỏ cuộc và ghi “X” cho người thắng đối phươngbỏ cuộc.

Chương 5.

CÁC LUẬT CHI TIẾT

Điều 22. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

1.Bắt quân hay ăn quân: Quân của mộtbên thay thế vào vị trí của một quân đối phương và nhấc quân đó của đối phươngbỏ ra ngoài một cách hợp lệ.

2.Chiếu Tướng: là nước đi quân trựctiếp tấn công vào Tướng của đối phương. Hai quân cùng chiếu một lúc gọi là“lưỡng chiếu”.

3.Dọa hết: Đi một nước cờ dọa nước sauchiếu hết Tướng đối phương.

4.Dọa bắt: Đi một nước cờ dọa nước saubắt quân của đối phương (trừ quân Tướng).

5.Đổi quân: Nước đi mà hai bên bắt quânlẫn nhau.

6.Cản quân: Đi quân làm cản trở đườngdi chuyển của quân đối phương.

7.Thí quân: Đi quân cho đối phương bắtđể đổi lại một lợi thế khác hoặc chiếu hết Tướng đối phương.

8.Nước chờ: Là nước đi không thuộc cácnước chiếu hết, dọa hết, dọa bắt, đổi quân, chặn quân, thí quân.

9.Chiếu mãi: Là nước chiếu liên tục,không ngừng.

10.Dọa hết mãi: Là nước liên tục dọahết.

11.Đuổi bắt mãi: Đuổi bắt mãi một quâncủa đối phương, lặp đi lặp lại nhiều lần không thay đổi.

12.Nước đỡ: Là nước chống đỡ một nướcchiếu hoặc nước dọa bắt quân của đối phương.

13.Chiếu lại: Đi một nước phá bỏ đượcnước chiếu của đối phương, đồng thời chiếu lại đối phương.

14.Có căn, không căn: Quân cờ được quânkhác bảo vệ thì gọi là “có căn” (hay “hữu căn”). Ngược lại nếu quân cờ không cóquân khác bảo vệ thì gọi là “không căn” (hay “vô căn”).

15.Căn thật: Khi bị quân đối phương bắtmà quân bảo vệ của mình có thể bắt lại ngay quân của đối phương thì đó là “cănthật”.

16.Căn giả: Nếu quân bảo vệ của mìnhkhông ăn lại được quân đối phương thì đó là “căn giả”.

17.Một chiếu, một dọa hết: Chiếu Tướngđối phương một nước, tiếp sau đi một nước dọa hết. Điều giải thích này cũngđược dùng cho “một chiếu, một bắt”.

18.Hai chiếu, một chiếu lại: Một bên đimãi nước chiếu, còn bên kia chống đỡ nước chiếu thì cứ hai nước có một nướcchiếu lại.

19.Hai đuổi bắt, một bắt lại: Một bênđuổi bắt liên tục quân đối phương, còn bên kia trong hai lần giải thoát có mộtlần bắt lại quân đối phương.

20.Hai đuổi bắt, hai đuổi bắt lại: Mộtbên đi liên tục hai lần đuổi bắt quân đối phương, còn bên kia hai lần giảithoát lại là hai lần đuổi bắt lại quân đối phương.

Điều 23. MƯỜI ĐIỂM CHÍNH KHI XỬ VÁN CỜ

Điểm1: Chiếu mãi bị xử thua.

Điểm2: Dọa hết mãi, một chiếu một dọahết, một chiếu một bắt, một chiếu một dừng, một chiếu một đòi rút ăn quân, mộtbắt một rút ăn quân, nếu hai bên không thay đổi nước đi thì xử hòa.

Điểm3: Một quân đuổi bắt mãi một quân thìxử thua (trừ đuổi bắt mãi Tốt chưa qua sông). Hai quân hoặc nhiều quân bắt mãimột quân cũng xử thua.

Điểm4: Một quân lần lượt đuổi bắt mãi haihoặc nhiều quân thì xử hòa. Hai quân thay nhau bắt mãi hoặc nhiều quân cũng xửhòa.

Điểm5: Hai bắt một bắt lại, thì bên haibắt (chỉ bắt cùng một quân) cũng là phạm luật bắt mãi, phải thay đổi nước đi,nếu không sẽ bị xử thua.

Điểm6: Đuổi bắt mãi quân có căn thật thìxử hòa, bắt mãi quân có căn giả thì xử thua. Nhưng quân Mã hoặc quân Pháo nếuđuổi bắt mãi quân Xe có căn thật cũng bị xử thua.

 

Điểm7: Đuổi bắt mãi quân có căn thật thìxử hòa, nhưng nếu quân ấy bị ghim không dịch chuyển được thì vẫn coi là bắtmãi, nếu không đổi thì xử thua. Quân Mã chạy đuổi bắt mãi quân Mã bị cản vẫncoi là đuổi bắt mãi, phải đổi nước đi, nếu không đổi thì xử thua.

Điểm8: Đuổi bắt hai nước nhưng trong đócó một nước thực chất là đổi quân mà đối phương không chịu thì vẫn coi là bắtmãi. Bắt mãi kèm đòi đổi mãi đều coi là bắt mãi, bắt buộc phải thay đổi nước đi.

Điểm9: Tướng hoặc Tốt bắt mãi bất kỳ quânnào nếu không thay đổi nước đi thì xử hòa. Nếu chúng phối hợp với một Xe, mộtMã hoặc một Pháo để bắt mãi một quân thì cũng xử hòa.

Điểm10: Các nước cản mãi, thí quân mãi,đòi đổi mãi, dọa mãi chiếu rút bắt quân đều cho phép,

nhưng nếu không đổi nước đi, đều xử hòa.

Điều 24. CÁC VÍ DỤ CỤ THỂ

24.1.Ván cờ mà hai bên không có cách đánh thắnghoặc một bên đề nghị hòa, bên kia đồng ý, hoặc trọng tài xử hòa, được coi làhòa.

24.2.Nếu đi cờ luân phiên nguyên trạng màhai bên không phạm luật, lại không đổi nước đi, thì xử hòa.

Từhình 1 đến hình 3, bên Trắng không ngừng chiếu Tướng. Bất kể một quân chiếumãi, hoặc hai quân thay nhau chiếu mãi đều phạm luật, bên Trắng phải đổi nướcđi, không đổi bị xử thua.

Hình 1:

Hình 1

1. X2.1  -Tg6.1

2. X2/1  -Tg6/1

3. X2.1  -Tg6.1

4. X2/1  -Tg/1...

Hình 2:

1. X4-5  -Tg5-6

2. X5-4  -Tg6-5

3. X4-5  -Tg5-6

Hình 2

4. X5-4 - Tg6-5...

Hình 3:

1. X4.1 - Tg4.1

2. X5-6 - Tg4-5

3. X6-5 - Tg5-4

4. X4/1 - Tg4/1

5. X4.1 - Tg4.1

 

Các hình 1,2,3 đều cho thấy: bên Trắng đều không ngừng chiếu Tướng; bất kể một quân chiếu mãi hoặc hai quân thay nhau chiếu mãi đều phạm luật; bên Trắng phải thay đổi.

24.3. Vừa đỡ vừa chiếu lại.

Hình 4:

1. X5.1 - P6-5

2. X5.4 - P5-6

3. X4-5 - P6-5

4. X5-4 - P5-6

5. X4-5 - P6-5

6. X5-4 - P5-6

Bên Trắng bình quân Xe vừa đỡ, vừa chiếu lại, bên Đen bình Pháo cũng đối phó thế, hai bên không đổi, xử hòa.

24.4. Hai chiếu một chiếu lại. Bên chiếu mãi thua.

Hình 5:

1. B4-5 - B6-5

2. B5-4 - B5-6

3. B4-5 - B6-5

4. B5-4 - B5-6

5. B4-5 - B6-5

6. B5-4 - B5-6

Hình 5

Bên Trắng tiếp tục chiếu Tướng, bên Đen thì một chiếu một ngừng. Như vậy bên Trắng phạm luật, Trắng phải thay đổi nước đi, nếu không sẽ bị xử thua.

24.5. Dọa hết mãi: Hòa

Hình 6:

1. X2-3 - T7.9

2. X3-2- T9/7

3. X2-3 - T7.9

4. X3-2 – T9/7

5. X2-3 – T7/9

6. X3-2 - T9/7

Hình 7

Hình 7

1. M6.7 - Tg6.1

2. M7/6 - Tg6/1

3. M6.7 - Tg6.1

4. M7/6 - Tg6/1

5. M6.7 - Tg6.1

6. M7/6 - Tg6/1

Hình 8:

1. P7-3 - P3-7

2. P3-7 - P7-3

3. P7-3 - P3-7

4. P3-7 - P7-3

5. P7-3 - P3-7

6. P3-7 - P7-3

Cả ba hình 6, 7, 8 Trắng cứ đi nước dọa hết, nhưng không hề chiếu Tướng, hai bên không đổi, xử hòa.

Hình 9:

1. P7-5 - P6-5

2. P5-2 - P5-8

3. P2-5 - P8-5

4. P5-2 - P5-8

5. P2-5 - P8-5

6. P5-2 - P5-8

Pháo Trắng bình 2 là nước dọa hết rõ. Còn chơi 1. P7-5 để nước sau: 2. B4.1 Tg5-6 3. B3-4 Tg6-5 4. B4-5 Tg5-6 5. B5-4 thắng cuộc. Như vậy Trắng bình Pháo vào trung lộ là nước dọa hết, nên Đen được quyền cản. Do đó xử hòa.

24.6. Đỡ nước dọa hết và dọa hết lại thì xử hòa.

Hình 10

1. B5-4 - Tg6-5

2. Tg5-4 - B5-6

3. B4-5 - Tg5-6

4. Tg4-5 - B6-5

5. B5-4 - Tg6-5

6. Tg5-4 - B6-5

 

Bên Trắng bình Tướng bên Đen bình Tốt, đều thuộc nước đỡ dọa hết, đồng thời lại dọa hết lẫn nhau, xử hòa.

24.7. Một chiếu một dọa hết mãi: hòa.

Hình 11:

1. X4-2 - Tg5-6

2. X2-4 - Tg6-5

3. X4-2 - Tg5-6

4. X2-4 - Tg6-5

5. X4-2 - Tg5-6

6. X2-4 - Tg6-5

Bên Trắng dọa hết mãi, hai bên không thay đổi, xử hòa.

Hình 12:

1. P4-5 - Tg5-6

2. P5-4 - Tg6-5

3. P4-5 - Tg5-6

4. P5-4 - Tg6-5

5. P4-5 - Tg5-6

6. P5-4 - Tg6-5

Trắng chơi nước chiếu, rồi lại bình Pháo vào trung lộ với ý đồ đe dọa chiếu hết bằng cách: X7-5 tiếp theo X7.2... thắng cờ. Thí dụ này thuộc về một chiếu, một dọa hết nên xử hòa.

24.8. Một chiếu, một dọa bắt: hòa.

Hình 13:

1. X2.3 - Tg6.1

2. X2/9 - P9/5

3. X2.8 - Tg6/1

4. X2/3 - P9/2

5. X2.4 - Tg6.1

6. X2/2 - P9.4

7. X2.1 - Tg6/1

8. X2.1 - Tg6.1

XeTrắng một nước chiếu hoặc nhiều nước chiếu bắt quân, Pháo Đen tuy không có căn,nhưng không phải bắt mãi nên hòa.

24.9. Một chiếu một ngừng, hoặc một chiếu một đòi rút ănquân, đều xử hòa.

Hình 14:

1.X7.1 - S5/4

2. X7/1 - S4.5

3.X7.1 - S5/4

4. X7/1 - S4.5

5.X7.1 - S5/4

6. X7/1 - S4.5

Hình 14

Bên Trắng một chiếu một ngừng, nên hòa.

Hình 15

1. X8/1 - Tg5/1

2. X8.1 - Tg5.1

3. X8/1 - Tg5/1

4. X8.1 - Tg5.1

Bên Trắng một chiếu một dọa rút Pháo ăn quân Xe, nên hòa.

Hình 16:

1. X7.4 - Tg4/1

2. X7/4 - Tg4/1

3. X7.4 - Tg4.1

4. X7/4 - Tg4/1

5. X7.4 - Tg4.1

6. X7/4 - Tg4/1

Bên Trắng chiếu xong thoái Xe, ý đồ bình Xe chiếu, buộc Đen phải lên Sĩ và tiếp theo bình Xe rút ăn Xe hoặc Mã. Ở đây vẫn thuộc loại một chiếu một ngừng, nên xử hòa.

24.10. Một lần bắt, một lần rút dọa bắt: hòa.

Hình 17:

1. X6-2 - Tg5/1

Hình 17

2. X2-6 - Tg5.1

3. X6-2 - Tg5/1

4. X2-6 - Tg5.1

5. X6-2 - Tg5/1

6. X2-6 - Tg5.1

Để cứu quân Mã biên, buộc Trắng phải thực hiện kế hoạch một nước bắt Mã, một nước dọa bắt, nên xử hòa.

24.11.

Một Pháo hoặc hai Pháo không được đuổi bắt mãi một Xe, dù Xe được bảo vệ (có căn), hoặc ngay Xe bị đuổi có một lần bắt lại đối phương không được bảo vệ.

Hình 18

1. P4/2 - Xt.2

2. P4.2 - Xt/2

3. P4/2 - Xt.2

4. P4.2 - Xt/2

5. P4/2 - Xt.2

6. P4/2 - Xt/2

Pháo Trắng đuổi bắt mãi Xe có căn, nên thua.

Hình 19:

1. P2/1 - X4/2

2. P2.2 - X4.2

3. P2/2 - X4/2

4. P2.2 - X4.2

5. P2/2 - X4/2

Hình 19

6. P2.2 - X4.2

Pháo Trắng đi liên hai nước bắt Xe Đen, Xe này một nước có căn, một nước bắt lại Pháo Trắng. Tình huống này cần phân rõ ai phạm luật. Bên Đen một nước bắt Pháo, và một nước ngừng, nên chưa phạm luật. Bên Trắng bắt mãi Xe Đen, nên phạm luật bắt mãi, xử thua.

Hình 20

1. P2.1 - X4.2

2. P2/2 - X4/2

3. P2.2 - X4.2

4. P2/2 - X4/2

5. P2.2 - X4.2

6. P2/2 - X4/2

Pháo Trắng đuổi mãi Xe Đen, phạm vào luật trường tróc, bị xử thua. Xe Đen một nước bắt Mã, một nước bắt Pháo, như vậy luật cho phép: Một quân luân phiên đuổi bắt hai quân.

Hình 21

1. M5.6 - X3.1

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

2. P2/1 - P7.1

3. S5.6 - P7.1

4. S6/5 - P7/1

5. S5.6 - P7.1

6. S6/5

Pháo Trắng lợi dụng lên Sĩ đuổi mãi Xe có căn, nên phạm luật: xử thua.

Hình 22:

1. P8/1 - X6/1

2. P8.1 - X6.1

3. P8/1 - X6/1

4. P8.1 - X6.1

5. P8/1 - X6/1

6. P8.1 - X6.1

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 23:

Hình 23

1. P5-7 - X3-4

2. P7-6 - X4-3

3. P6-7 - T5-3

4. T7-9 - T3/5

5. T9.7 - X3-4

6. P7-6 - X4-3

7. P6-7

Hình 22 và 23 Pháo Trắng đuổi bắt mãi Xe Đen, tuy ăn được Xe rồi nhưng cũng mất lại Xe, nhưng ở tình huống trước mắt Pháo Trắng đuổi bắt mãi Xe, nên phạm luật, bị xử thua.

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 24

 

1. P2.4 - X4.3

2. P4.1 - X4.2

3. P2/5 - X4/5

4. P4.3 - X4.3

5. P2.2 - X4.2

6. P4/5

1. P2.4 - X4.3

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 25

2. P4.1 - X4.2

3. P4/2 - X4/2

4. P2/3 - X4/3

5. P4.5

Hình 24 và 25 hai Pháo Trắng đuổi bắt mãi Xe, nên phạm luật, xử thua.

24.12. Một Pháo dọa bắt hai Xe hoặc hai Pháo luân phiên đuổi bắt Xe: hòa

Hình 26:

1. P2-1 - X9-8

2. P1-9 - X1-2

3. P9-2 - X8-9

4. P2-8 - X2-1

5. P8-1

Hình 27:

1. P4.1 - X2.2

2. P4.3 - X4.3

3. P4/5 - X2/5

4. P4.2 - X2/5

5. P4.3

Hình 26 và 27, Trắng dùng Pháo lần lượt đuổi bắt mãi hai Xe, tuy Xe Hình 27 không có căn, nhưng luật cho phép một quân luân phiên đuổi bắt mãi hai hoặc nhiều quân, nên xử hòa.

Hình 28:

1. P4.1 - X2/3

 

2. P2/1 - X4/4

3. P4.2 - X4.2

4. P2.2 - X4.2

5. P2.3 - X2.3

6. P4/4 - X4.4

7. P2/3 - X2/3

8. P4.4 - X4.4

9. P2.3

Hai quân Pháo luân phiên đuổi bắt hai quân Xe, nên xử hòa.

24.13. Dọa bắt mãi quân đối phương có căn bảo vệ: hòa

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 29:

1. X1-2 - P8-9

2. X2-1 - P9-8

3. X1-2 - P8-9

4. X2-1 - P9-8

5. X1-2 - P8-9

6. X2-1 - P9-8

Hình 30:

1. X4-3 - P7-3

2. X3-7 - P3-7

3. X7-3 - P7-3

4. X3-7- P3-7

Hình 30

5. X7-3 - P7-3

6. X3-7 - P3-7

Hình 29 và 30: Xe Trắng bắt mãi quân Pháo Đen có căn, nên đúng luật, xử hòa.

Hình 31:

1. X2-1 - P9-8

2. X1-2 - P8-9

3. X2-1 - P9-8

 

4. X1-2 - P8-9

5. X2-1 - P9-8

Hình 31

6. X1-2 - P8-9

Xe Trắng đi một nước bắt quân Pháo có căn, một nước bắt quân Pháo không có căn, nên không phạm luật, hai bên cứ lặp lại thì xử hòa.

24.14. Bắt mãi quân không có căn: thua

Hình 32:

1. X8-9 - P1-5

2. X9-5 - P5-1

3. X5-9 - P1-5

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 32

4. X9-5 - P5-1

5. X5-9 - P1-5

6. X9-5 - P5-1

Hình 33:

1. X2-1 - P9-8

2. X1-2 - P8-9

3. X2-1 - P9-8

4. X1-2 - P8-9

5. X2-1 - P9-8

Hình 33

6. X1-2 - P8-9

Hình 32 và 33: Xe bên Trắng đuổi bắt mãi quân Pháo Đen không có căn, nên phạm luật, bị xử thua.

Hình 34:

1. X3-2 - P8-3

2. X2-7 - P3-8

3. X7-2 - P8-3

4. X2-7 - P8-8

5. X7-2 - P8-3

6. X2-7 - P3-8Hình 34

Hình 35:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. X6-3 - P7-3

2. X3-7 - P3-7

3. X7-3 - P7-3

4. X3-7 - P3-7

5. X7-3 - P7-3

6. X3-7

Bên Đen dọa hết mãi, nhưng không phạm luật. Bên Trắng dùng Xe đuổi bắt mãi quân Pháo nên phạm luật, xử thua.

Hình 36:

1. X2-7 - P3-7

2. X7-3 - P7-3

3. X3-7 - P3-7

4. X7-3 - P7-3

5. X3-7 - P3-8

6. X7-3 - P7-3

Pháo Đen luân phiên đuổi bắt hai quân, nên chưa phạm luật. Xe Trắng đuổi bắt mãi quân Pháo, nên phạm luật, xử thua.

Hình 37:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. X8.1 - P1.1

2. X8/1 - P1/1

3. X8.1 - P1.1

4. X8/1 - P1/1

5. X8.1 - P1.1

6. X8/1 - P1/1

Pháo đen luân phiên một chiếu, một bắt Mã nên chưa phạm luật. Xe Trắng đuổi bắt mãi quân xử thua.

Hình 38

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. X1-7 - P3-8

 

2. X7-2 - P8-3

3. X2-7 - P3-8

4. X7-2 - P8-3

5.X2-7 - P3-8

6. X7-2 - P8-3

Pháo Đen luân phiên bắt Mã và dọa chiếu hết, nên không phạm luật. Xe Trắng đuổi bắt mãi quân Pháo, nên phạm luật, bị xử thua.

24.15. Bắt mãi một quân đối phương không di động được: thua.

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 39

1. X8.2 - S6.5

2. X8/3 - S5/6

3. X8.3 - S6.5

4. X8/2 - S5/6

5. X8.2 - S6.5

6. X8/2 - S5/6

Hình 40:

1. P8/1 - S5/6

Hình 40

2. P8.1 - S6.5

3. P8/1 - S5/6

4. P8.1 - S6.5

5. P8/1 - S5/6

6. P8.1 - S6.5

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 41

1. M9.8 - S6.5

2. M8/7 - S5/6

3. M7.6 - S6.5

4. M6/7 - S5/6

5. M7.8 - S6.5

6. M8/7 - S5/6

Hình 39, 40, 41 tuy Mã Trắng không có căn, nhưng Xe Đen không di động được, nên không tính là bắt mãi quân Mã này. Bên Trắng lợi dụng Xe Pháo hoặc Mã Pháo bắt mãi Xe Đen, nên phạm luật bị xử thua.

24.16.Pháo, Mã luân phiên bắt mãi một quân,bị xử thua (các hình 42, 43, 44).

Hình 42:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. X3-4 - M7.8

2. X4-3 - M8/7

3. X3-4 - M7.8

4. X4-3 - M8/7

5. X3-4 - M7.8

6. X4-3 - M8/7

Xe Trắng một bắt, một ngừng nên chưa phạm luật, Mã và Pháo bên Đen đuổi bắt mãi Xe nên phạm luật, bị xử thua.

Hình 43:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. X4-3 - M8/7

2. X3-4 - M7.8

3. X4-3 - M8/7

4. X3-4 - M7.8

5. X4-3 - M8/7

6. X3-4 - M7.8

Xe bên Trắng luân phiên bắt hai quân, nên chưa phạm luật. Mã và Pháo Đen đuổi bắt mãi Xe, nên phạm luật, bị xử thua.

Hình 44:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. X4-3 - M8/7

2. X3-4 - M7.8

3. X4-3 - M8/7

 

4. X3-4 - M7.8

5. X4-3 - M8/7

6. X3-4 - M7.8

Mã và Pháo Đen đuổi bắt mãi Xe, nên phạm luật, xử thua.

24.17. Hai bắt, một bắt lại: hai bắt thua (các hình 45, 46, 47).

Hình 45:

1. M4.3 - X5/1

2. M3.4 - X5.1

3. M4/3 - X5/1

4. M3/4 - X5.1

5. M4.3 - X5/1

6. M3.4 - X5.1

Hình 46:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. X7.2 - M1.2

2. X7/1 - M2/1

3. X7/1 - M1.2

4. X7/1 - M2/1

5. X7.1 - M1.2

6. X7/1 - M2/1

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 47

1. M1.3 - X8-7

2. M3/1 - X7-8

3. M1.3 - X8-7

4. M3/1 - X7-8

5. M1.3 - X8-7

6. M3/1 - X7-8

Hình 45, 46, 47 đều là hai bắt, một bắt lại, nên bên hai bắt bị xử thua.

24.18. Một bắt, một bắt lại: hòa.

Hình 48:

 

 

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. X8.1 - M4.3

2. X8-7 - M3/5

3. X7/1 - M5/4

4. X7-6 - M4.6

5. X6.1 - M6.5

6. X6-5 - M5/3

7. X5/1 - M3/4

8. X5-6

24.19.Bắt mãi một quân: thua (các hình 49,50).

Hình 49

1. X7/1 - M2.1

2. X7/2 - M1/2

3. X7.2 - M2.1

4. X7/2 - M1/2

5. X7.2 - M2.1

6. X7/2 - M1/2

Mã Đen một bắt một ngừng nên không phạm luật, Xe Trắng đuổi bắt mãi quân Mã, nên phạm luật, bị xử thua.

Hình 50:

1. X6.2 - M2.3

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 50

2. X6/2 - M3/2

3. X6.2 - M2.3

4. X6/2 - M3/2

5. X6.2 - M2.3

6. X6/2 - M3/2

 

Mã Đen một chiếu, một bắt, nên chưa phạm luật, Xe Trắng đuổi bắt mãi quân Mã, nên phạm luật, bị xử thua.

24.20.Bắt mãi quân cùng loại (Xe bắt Xe,Pháo bắt Pháo hoặc Mã bắt Mã):

- Nếuquân hai bên đều không bị giam, có thể ăn quân thì coi là thí mãi, không đổi xửhòa.

- Nếuquân một bên bị giam không ăn được quân, thì đối phương không được bắt mãi.(Các hình từ 51 đến 55).

Hình 51:

1. X3-1 - X9-8

2. X1-2 - X8-7

3. X2-3 - X7-8

4. X3-2 - X8-9

5.X2-1 - X9-7

6. X1-3

Hình 52:

1. X8.2 - X5.3

2. X8/3 - X5/2

3. X8.2 - X5.2

4. X8/2 - X5/1

5. X8.1 - X5.1

6. X8/1

Hình 51 và 52: Xe Trắng thí mãi, còn Xe Đen thì chưa bị giam, nên cả hai bên đều không bị phạm luật, xử hòa.

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 53

1. P3-8 - P2-3

2. P8-7 - P3-2

3. P7-8 - P2-3

4. P8-7 - P3-2

5. P7-8 - P2-3

6. P8-7 - P3-2

Hình 54:

 

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. P7-2 - P8-7

2. P2-3 - P7-8

3. P3-2 - P8-7

4. P2-3 - P7-8

5. P3-2 - P8-7

6. P2-3 - P7-8

Pháo Đen tuy bị giam, nhưng vì có một nước có căn, nên Pháo Trắng không bị coi là bắt mãi, do đó xử hòa.

Hình 55:

1. M2.4 - M7.9

2. M4/2 - M9/7

3. M2.4 - M7.9

4. M4/2 - M9/7

Mã Đen bị vướng chân không thể ăn Mã Trắng, nên không phạm luật.

Mã Trắng đuổi bắt mãi Mã Đen, nên phạm luật, bị xử thua

24.21.Pháo lợi dụng quân khác làm ngòi đểbắt quân không có căn, thì coi là bắt mãi, bị xử thua. Nhưng nếu bắt mãi Tốtchưa qua sông, thì xử hòa. (Các hình từ 56 đến 60).

Hình 56:

1. Bl-2 - P5-8

2. B2-3 - P8-7

3. B3-2 - P7-8

4. B2-3 - P8-5

5. B3-2 - P5-8

6. B2-3 - P8-7

7. B3-2

Mã Đenkhông căn, Pháo Trắng thay đổi ngòi bắt mãi là phạm luật, nên bên Trắng bị xửthua.

Hình 57:

1. P3-4 - P9-6

2. S4/5 - P6-8

3. S5.4 - P8-6

 

4. S4/5 - P6-8

5. S5.4 - P8-6

6. S4/5 - P6-8

7. S5.4

Hình 58:

1. P4-3 - P7-6

2. T1.3 - P6-7

3. T3/1 - P7-8

4. T5.3 - P8-7

Hình 58

5. T3/5 - P7-6

6. T1.3 - P6-7

7. T3/1

Hình 57 và 58: Pháo bên Trắng lợi dụng thay đổi ngòi để bắt mãi Sĩ, Tượng, nên phạm luật, bị xử thua.

Hình 59:

1. T3.1 - P7-9

2. T1.3 - P9-6

3. T3/1 - P6-9

4. T1.3 - P9-6

5. T3/1 - P6-9

6. T1.3 - P9-6

Tốt Đen qua sông không có căn, Pháo Trắng thay đổi ngòi để bắt mãi Tốt Đen đã qua hà, nên phạm luật, bị xử thua.

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 60:

1. T3.1 - P7-9

2. T1.3 - P9-6

3. T3/1 - P6-9

4. T1.3 - P9-6

5. T3/1 - P6-9

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

 

Hình 60

6. T3.1

Tốt Đen tuy không có căn, nhưng chưa qua sông, Pháo Trắng có thể thay đổi ngòi để bắt mãi Tốt này nên không phạm luật.

24.22. Pháo lợi dụng quân khác làm ngòi bắt Xe đối phương (có căn hay không cũng thế), tuy Xe đối phương bất động, hai bên chỉ di động ngòi Pháo, thì vẫn coi là bắt mãi, không đổi xử thua. (Các hình 61, 62).

Hình 61:

1. P2/7 - M9.7

2. T5.3 - M7.5

3. T3.5 - M5/7

4. T5/3 - M7/6

5. T3.5 - M6.7

6. T5/3 - M7/6

7. T3.5

Hình 62:

1. P1/1 - P8/1

2. S5/6 - P8.1

3. S6.5 - P8/1

4. S5/6 - P8.1

5. S6.5 - P8/1

6. S5/6 - P8.1

7. S6.5

PháoTrắng lợi dụng lên xuống Sĩ Tượng bắt mãi Xe là phạm luật, bị xử thua.

24.23.Khi Xe bị Pháo giam không thể rờituyến được thì sự di động của nó trên tuyến đó không phải là bắt quân, nếu lấyXe bắt nó thì không coi là nước thí quân, nên không được bắt mãi, nếu trong đócó một nước có căn thì nước này không coi là nước bắt quân; nếu lấy Mã hoặcPháo để bắt thì bất kể Xe có căn hay không, cũng đều không được bắt mãi, đều bịxử thua. (Các hình từ 63 đến 66).

Hình 63:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. P8.3 - X5.1

2. P8.1 - X5/1

 

3. P8/2 - X5.2

4. P8.3 - X5/3

5. P8/1 - X5.1

Xe bên Đen bị giam không thể rời tuyến, rõ ràng không thể lấy quân Xe Đen đó bắt mãi Pháo, nên không phạm luật, xử hòa.

Hình 64

1. X8.4 - X5.4

2. X8/4 - X5/1

3. X8.1 - X5.1

4. X8/1 - X5/1

5. X8.1 - X5.1

6. X8/1 - X5/1

Hình 64 và 65: Xe Đen bị Pháo Trắng trói buộc, không thể rời tuyến ăn quân, Xe Trắng tiến, thoái bắt mãi là phạm luật, bị xử thua.

Hình 66

1. X3-2 - X8-7

2. X2-3 - X7-8

3. X3-2 - X8-7

4. X2-3 - X7-8

5. X3-2 - X8-7

6. X2-3 - X7-8

Xe Đen đi một nước có căn, một nước không căn, Xe Trắng không tính là bắt mãi, nên không phạm luật

24.24. Tướng bắt mãi một quân của đối phương có sự hỗ trợ hay không cũng hòa. (Các hình 67, 68).

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 67:

1. Tg6-5 - P5-6

2. Tg5-4 - P6-5

3. Tg4-5 - P5-6

4. Tg5-4 - P6-5

5. Tg4-5 - P5-6

6. Tg5-4 - P6-5

 

Tướng Trắng bắt mãi Pháo Đen chưa phạm luật, xử hòa.

Hình 68:

1. Tg4-5 - B5-6

2. Tg5-4 - B6-5

3. Tg4-5 - B5-6

4. Tg5-4 - B6-5

5. Tg4-5 - B5-6

6. Tg5-4 - B6-5

Tướng Trắng phối hợp với quân Mã bắt mãi Tốt Đen, nên chưa phạm luật, xử hòa.

24.25.Tốt bắt mãi là hòa. Hai Tốt hoặcnhiều Tốt hợp sức với nhau bắt một quân hoặc nhiều quân cũng hòa. Nếu trong đócó một nước hợp sức với Xe hoặc Mã hoặc Pháo bắt mãi một quân cũng hòa. (Cáchình 69, 70).

Hình 69:

1. B2-1 - P9-8

2. B1-2 - P8-9

3. B2-1 - P9-8

4. B1-2 - P8-9

5. B2-1 - P9-8

6. B1-2 - P8-9

Tốt bắt mãi một quân, nên xử hòa.

Hình 70:

1. B2-3 - M7/8

2. B3-2 - M8.7

3. B2-3 - M7/8

4. B3-2 - M8.7

5. B2-3 - M7/8

6. B3-2 - M8.7

7. B2-3

Tốt Trắng hợp sức với Pháo mình bắt mãi Mã Đen, nên không phạm luật, xử hòa.

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

24.26. Tướng hoặc Tốt nếu phối hợp với quân khác bắt mãi một quân thì xử thua. (Các hình 71, 72, 73).

 

Hình 71:

1. Tg6-5 - B5-4

2. Tg5-6 - B4-5

3. Tg6-5 - B5-4

4. Tg5-6 - B4-5

5. Tg6-5 - B5-4

6. Tg5-6 - B4-5

Khi Tướng Trắng bắt mãi Tốt Đen, hai quân Mã Trắng cũng đồng thời bắt mãi Tốt nên phạm luật, bị xử thua.

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 72:

1. B7-8 - P2-3

2. B8-7 - P3-2

3. B7-8 - P2-3

4. B8-7 - P3-2

5. B7-8 - P2-3

6. B8-7 - P3-2

Khi Tốt Trắng bắt mãi Pháo Đen, hai quân Mã cũng đồng thời bắt mãi Pháo nên phạm luật, bị xử thua.

Hình 73:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. B9-8 - X2-1

2. B8-9 - X1-2

3. B9-8 - X2-1

4. B8-9 - X1-2

5. B9-8 - X2-1

6. B8-9 - X1-2

Khi Tốt Trắng bắt mãi Xe Đen, hai Pháo cũng đồng thời bắt mãi Xe nên phạm luật, xử thua.

24.27.Xe không được bắt mãi Tốt đã quasông, bất kể Tốt ấy có liên tục bắt lại quân hay không, Xe phải thay đổi nướcđi, không đổi bị xử thua. (Các hình 74, 75).

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 74:

1. X4-5 - B5-6

2. X5-4 - B6-5

3. X4-5 - B5-6

4. X5-4 - B6-5

5. X4-5 - B5-6

6. X5-4 - B6-5

Xe Trắng không được mượn cớ bảo vệ Mã mình mà bắt mãi Tốt Đen không có căn, nên phạm luật, bị xử thua.

Hình 75:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. X6-5 - B5-4

2. X5-6 - B4-5

3. X6-5 - B5-4

4. X5-6 - B4-5

5. X6-5 - B5-4

6. X5-6 - B4-5

TốtĐen bắt mãi Pháo Trắng không phạm luật, Xe Trắng bắt mãi Tốt Đen là phạm luật,bị xử thua.

24.28.Một quân lần lượt đuổi bắt hai quânhoặc nhiều quân là hòa. Hai quân thay phiên nhau bắt mãi hai hoặc nhiều quâncũng hòa. (Các hình 76, 80).

Hình 76:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 76

1. X8-7 - M3.2

2. X7-8 - M2/3

3. X8-2 - P8-9

4. X2-7 - M3.2

5. X7-8 - M2/3

6. X8-1

Hình 77:

1. X1-2 - B8-7

2. X2-3 - B7-8

 

3. X3-8 - B2-3

4. X8-7 - B3-2

5. X7-2 - B8-7

6. X2-3 - B7-8

Hình 78:

1.X2-7- M3.1

2. X7-5 - P5-6

3. X5-4 - P6-5

4. X4-3 - B7-8

5. X3-9 - M1/3

6. X9-7 - M3.1

Hình 76, 77 và 78, Xe Trắng lần lượt đuổi hai quân hoặc nhiều quân đều không phạm luật, nên hòa.

Hình 79

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. P7.1 - X4/2

2. P7/2 - X4.2

3. P7.2 - X4/2

4. P7/2 - X4.2

5. P7.2 - X4/2

6. P7/2 - X4.2

Pháo Trắng lần lượt đuổi bắt hai Tốt nên không phạm luật, Xe Đen bắt mãi Pháo Trắng là phạm luật, bị xử thua.

Hình 80:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. X1-2 - P8-9

2. X8-9 - P1-2

3. X2-1 - P9-8

4. X9-8 - P2-1

5. X1-2 - P8-9

6. X8-9 - P1-2

 

Hai Xe Trắng luân phiên bắt hai Pháo Đen nên không phạm luật, xử hòa.

24.29. Hai quân hoặc nhiều quân luân phiên nhau đuổi bắt mãi một quân thì xử thua. (Các hình 81, 82).

Hình 81:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 81

1. X2.1 - P9/2

2. X3.1 - P9.1

3. X2.1 - P9.1

4. X3/2 - P9/2

5. X2.1 - P9.1

6. X3.1 - P9.1

Hình 82:

1. M7/5 - B5-4

2. M5.7 - B4-5

3. M7/5 - B5-4

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 82

4. M5.7 - B4-5

5. M7/5 - B5-4

6. M5.7 - B4-5

Hình 81 và 82 đều thuộc hai quân bắt mãi một quân nên phạm luật, xử bên Trắng thua.

24.30.Bắt mãi quân đối phương có căn giả bịthua. (Các hình 83, 84, 85).

Hình 83:

1. X6-3 - P7-3

2. X3-7 - P3-7

3. X7-3 - P7-3

4. X3-7 - P3-7

5. X7-3 - P7-3

6. X3-7 - P3-7

Hình 84:

 

1. X2-3 - P7-8

2. X3-2 - P8-7

3. X2-3 - P7-8

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 84

4. X3-2 - P8-7

5. X2-3 - P7-8

6. X3-2 - P8-7

Hình 85:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. X3/1 - P6/2

2. X3.2 - P6.2

3. X3/2 - P6.2

4. X3/2 - P6/2

5. X3.2 - P6.2

6. X3/2 - P6/2

Hình 84, 84 và 85 Xe Trắng bắt mãi quân có căn giả, nên bị xử thua.

24.31. Hai hoặc nhiều quân bắt một quân của đối phương có căn thật thì hòa. (Các hình từ 86 đến 89).

Hình 86:

1. X2.2 - P9.2

2. X2/2 - P9.1

3. X2/1 - P9/1

4. X2.1 - P9/2

5. X2.2 - P9.2

6. X2/1 - P9/2

Hình 87:

1. X7/1 - P5/1

2. X7.1 - P5/1

3. X7/1 - P5.1

4. X7.1 - P5/1

5. X7/1 - P5.1

 

6. X7.1 -P5/1

P5.1

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 88:

1. X4.3 - Pt.1

2. X4/1 -Pt.1

3. X4/1 - Pt/2

4. X4.2 - Pt.1

5. X4/1 - Pt/1

6. X4.1 - Pt.1

Hình 89:

1. P6-7 - M3/1

2. X7-9 - M1.3

3. X9-7 - M3/1

4. X7-9 - M1.3

5. X9-7 - M3/1

6. X7-9 - M1.3

Bốn hình trên (86, 87, 88 và 89) các quân bên Trắng bắt mãi quân có căn của đối phương nên không phạm luật, xử hòa.

24.32. Bắt mãi một quân đối phương đồng thời là đòi đổi quân vẫn thuộc về luật bắt mãi, nên bị xử thua. (Các hình 90, 91, 92, 93).

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 90:

1. X2-9 - P1-2

2. X9-8 - P2-1

3. X8-9 - P1-2

4. X9-8 - P2-1

5. X8-9 - P1-2

6. X9-8 - P2-1

Hình 91

 

1. X8-9 - P1-2

2. X9-8 - P2-1

3. X8-9 - P1-2

4. X9-8 - P2-1

5. X8-9 - P1-2

6. X9-8 - P2-1

Hình 90 và 91, Trắng một nước đuổi bắt Pháo, nước sau cũng bắt Pháo kiêm cả đòi đổi quân, nhưng vẫn bị phạm luật, nên xử thua.

Hình 92:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. X5-6 - X4-5

2. X6-5 - X5-4

3. X5-6 - X4-5

4. X6-5 - X5-4

5. X5-6 - X4-5

6. X6-5 - X5-4

Hình 93:

1. X7-8- X2-3

2. X8-7 - X3-2

3. X7-8 - X2-3

4. X8-7 - X3-2

5. X7-8 - X2-3

6. X8-7 - X3-2

Hình 92 và 93, Xe Trắng tuy đòi đổi mãi Xe Đen, nhưng lại có một quân khác bắt mãi Xe Đen, nên phạm luật, xử thua.

24.33. Một quân bắt mãi một quân của đối phương để gỡ nước mất quân thì thua. (Từ hình 94 đến hình 96).

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 94:

1. M4/2 - X6-7

2. M2.4 - X7-6

 

 

3. M4/2 - X6-7

4. M2.4 - X7-6

5. M4/2 – X6-7

6. M2.4 - X7-6

Hình 95:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. M4/2 - X8-7

2. M2.4 - X7-8

3. M4.2 - X8-7

4. M2/1 - X7-8

5. M1.2 - X8-7

6. M2/1 - X7-8

Hình 94 và 95, bên Trắng dùng Mã đuổi bắt mãi Xe Đen, nên bị xử thua.

Hình 96:

1. P9/6 - X6/1

2. P9.1 - X6/1

3. P9.1 - X6.2

4. P9/2 - X6/1

5. P9.1 - X6.2

6. P9/2 - X6/1

Pháo Trắng liên tục đuổi bắt mãi Xe Đen, nên bị xử thua.

24.34. Dọa chiếu rút ăn quân, hoặc dọa chiếu Tướng ăn quânmãi, xử hòa.

Hình 97

1. P9/1 - Tg6/1

2. P9.1-Tg6.1

3. P9/1 - Tg6/1

4. P9.1 - Tg6.1

5. P9/1 - Tg6/1

6. P9.1 - Tg6.1

Hình 98:

 

 

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. X1-2 - P9-8

2.X2-3 -P8-7

3. X3-1 - P7-9

4. X1-2 - P9-8

5. X2-1 - X2-1

6. X1-2 - P9-8

24.35. Cản mãi không thay đổi, xử hòa. (Các hình 99, 100).

Hình 99:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. P2-1 - P9-8

2. P1-2 - P8-9

3. P2-1 - P9-8

4. P1-2 - P8-9

5. P2-1 - P9-8

6. P1-2 - P8-9

Hình 100:

X2-4 - P8-6

X4-1 - P6-9

X1-8 - P1-2

X8-3 - P9-7

X3-4 - P6-6

X4-9 - P2-1

24.36. Đòi đổi mãi, thí mãi đều xử hòa. (Các hình từ 101 đến 104).

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 101

1. Xt.1 - X1.3

2. Xt/3 - X1/2

 

3. Xt.2 - X1/3

4. Xt.3 - X1/2

5. Xt/2 - X1/1

6. Xt.1 - X1/2

Hình 102:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. X7-3 - X6-7

2. X3-2 - X7-8

3. X2-4 - X8-6

4. X4-1 - X6-9

5. X1-2 - X9-8

6. X2-3 - X8-7

1. X8/3 - X4/1

2. X8.1 - X4/2

3. X8.2 - X4.3

4. X8/3 - X4/1

5. X8.1 - X4/2

6. X8.2 - X4.3

Hình 104:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 104

1. B7-8 - X2-3

2. B8-7 - X3-2

3. B7-8 - X2-3

4. B8-7 - X3-2

5. B7-8 - X2-3

6. B8-7 - X3-2

Thí dụ về bắt mãi

Hình 105:

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

1. B7-6 - T1.3

2. B6-7 - T3/1

3. B7-8- T5.3

4. B8-7 -T3/5

5. B7-6 - T1.3

6. B6-7 - T3/1

Xe Trắng lợi dụng di chuyển Tốt, khiến Pháo Đen mất ngòi không giữ Mã được, Xe Trắng cũng như là bắt mãi mà không có căn của Đen, nên Trắng bị xử thua.

Thí dụ về không phải bắt mãi

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 106:

1. X2.1 - P8.1

2. X2/1 - P8/1

3. X2.1 - P8.1

4. X2/1 - P8/1

5. X2.1 - P8.1

6. X2/1 - P8/1

BênTrắng tiến thoái Xe để mỗi nước đều bắt Pháo Đen, nhưng Pháo Đen không chạy cũngkhông có quân khác bảo vệ, Xe Trắng không tính bắt mãi Pháo, nên xử hòa.

Thí dụ về bắt nhau mãi

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Hình 107

1. X4/2 - S4.5

2. X4.2 - S5/4

3. X6/4 - S4.5

4. X6.4 - S5/4

5. X4/2 - S4.5

6. X4.2 - S5/4

6. X6/4 - S4.5

Haibên đều phạm luật bắt mãi nên hòa.

Chương6.

CÁCHÌNH THỨC THI ĐẤU

Nhằmtạo thuận lợi cho các ban tổ chức giải cờ cũng như tạo cho các đấu thủ, rútkinh nghiệm qua nhiều cuộc thi đấu, người ta đã đề ra các hình thức thi đấu đadạng và thích hợp cho từng giải cờ.

Điều 25. HỆ THỐNG ĐẤU LOẠI TRỰC TIẾP

Thiđấu theo hệ thống này, các đấu thủ (hoặc đội) gặp nhau một trận đấu đối kháng.Các đấu thủ thua bị loại ngay. Mỗi cặp đấu thủ phải gặp nhau trong một trận đấuđối kháng thông thường là hai ván để mỗi người để được đi trước một ván. Nếuhòa đấu thêm hai ván nữa để phân thắng bại. Trường hợp hòa nữa, trọng tài chobốc thăm màu quân đấu thêm một ván nữa hoặc cho bốc thăm may rủi để chọn người thắng,thi đấu tiếp vòng sau. Thi đấu theo hệ thống này người ta không cho hoãn đấu vìsẽ ảnh hưởng đến tiến trình chung của giải. Các trận bán kết (còn lại 16người), tứ kết (còn lại 8 người), bán kết (còn lại 4 người), và chung kết (còn lại2 người) thì số đấu thủ phải là 32, 64 hoặc 128. Trường hợp không đúng số ngườitrên thì nên chọn một số đấu thủ hạt giống từ những người tham dự cho miễn đấu1 - 2 trận để khi họ vào đấu thì khớp với các con số trên.

Điều 26. HỆ THỐNG VÒNG TRÒN

Tronghệ thống này các đấu thủ (đội) gặp nhau lần lượt, màu quân của các đấu thủ(đội) được xác định theo bảng (xem phụ lục).

Điều27. HỆ THỤY SĨ

Thiđấu theo hệ Thụy Sĩ áp dụng trong trường hợp có nhiều đấu thủ (theo quy định từ20 trở lên) chơi với số vòng đấu hạn chế được thông báo từ trước (thông thườngcứ 20-30 đấu thủ thì đấu 7-9 vòng, từ 30-50 đấu thủ thì đấu 9 hay 11 vòng, nếu sốlượng lớn hơn thì đấu 11 hay 13 vòng).

TrongĐiều 4 nói về một dạng đặc biệt của hệ thống này được áp dụng trong những cuộc đấumà kết quả được Liên đoàn Cờ Tướng thế giới xác nhận (hệ thống Thụy Sĩ có điềuchỉnh) những trường hợp khác có thể sử dụng những dạng khác ví dụ như “Hệ ThụySĩ theo bốc thăm”. Trong hệ Thụy Sĩ các đấu thủ không được gặp nhau hai lần vàđược ghép thành từng cặp có chung số điểm hoặc sao cho sự chênh lệch điểm lànhỏ nhất. Không được phép chơi ba ván liên tiếp cùng màu quân hoặc hơn đấu thủkhác tới ba ván cùng màu quân.

Quytắc này có thể bị xóa bỏ ở vòng đấu cuối cùng nếu nó làm cản trở việc xếp cặptheo cùng số điểm. Nên xếp sao cho mỗi đấu thủ có số ván cầm quân Đen và quânTrắng như nhau và màu quân thay đổi lần lượt.

Điều 28. HỆ THỤY SĨ ĐIỀU CHỈNH

28.1. Các đấu thủ được sắp xếp thứ tự theohệ số quốc tế (ELO) (bắt đầu từ cao nhất), trong trường hợp có cùng hệ số (hoặckhông có) xếp theo danh hiệu quốc tế được phong, hệ số của quốc gia hoặc đẳngcấp theo thứ hạng quốc gia, cuối cùng là theo bốc thăm.

28.2.Những đấu thủ có cùng số điểm hợpthành nhóm. Nếu trong vòng đấu nào đó số lượng đấu thủ là lẻ thì người có sốcuối cùng trong nhóm điểm thấp nhất mà trước đó chưa được điểm nào do thiếu đấuthủ, sẽ được một điểm không phải chơi như không có đấu thủ và không tính màuquân.

28.3.Xếp các cặp bắt đầu từ nhóm điểm caonhất (từ trên xuống dưới) và tiếp tục cho đến nhóm giữa (nhóm những đấu thủđược 50% số điểm); sau đó xếp các cặp trong nhóm điểm thấp nhất trở lên (theonguyên tắc như đối với nhóm điểm cao) cho đến hết nhóm giữa. Những đấu thủ cùngnhóm được xếp theo thứ tự tăng dần và người đầu tiên sẽ gặp người đứng đầu nửasau...

28.4.Nếu đấu thủ không có đấu thủ cùngnhóm điểm thì xếp đấu thủ đó sang nhóm điểm lân cận, cũng áp dụng như vậy trongtrường hợp trong nhóm có số đấu thủ lẻ. Đấu thủ bị chuyển dịch khi ghép đôi ởnhóm trên xuống sẽ ghép với nhóm điểm thấp hơn gần nhất. Khi ghép đôi từ dướithì đấu thủ đó được xếp lên nhóm cao điểm hơn gần nhất. Nếu có khả năng lựachọn đấu thủ lên hay xuống cần phải căn cứ theo những điểm sau:

28.4.1.Việc đấu thủ đánh lên hay xuống phảigóp phần vào việc cân bằng số lượng đấu thủ cầm quân Trắng và quân Đen, nếu sốlượng bằng nhau thì chọn đấu thủ số thứ tự lớn nhất nếu đánh xuống hay đấu thủcó số thứ tự nhỏ nhất nếu đánh lên.

28.4.2.Khi ghép đôi từ trên xuống dưới, thìđấu thủ đánh xuống không được có hệ số lớn hơn đấu thủ cùng nhóm có số thứ tựlớn nhất 100 đơn vị, trong trường hợp ngược lại đấu thủ có số thứ tự lớn nhấttrong nhóm sẽ đánh xuống.

28.4.3.Khi ghép đôi đánh lên, thì đấu thủ đókhông được có hệ số lớn hơn đấu thủ có số thứ tự nhỏ nhất trong nhóm 100 đơnvị, trong trường hợp ngược lại, người có số thứ tự nhỏ nhất sẽ đánh lên.

Chúý: Những giới hạn này chỉ được ápdụng trong những giải mà số đấu thủ lớn hơn 2n (2 lũy thừa n) trong đó “n” là sốvòng đấu.

- Đấuthủ đánh xuống hay đánh lên phải có đấu thủ trong nhóm mới có số điểm cao nhất(thấp nhất) hoặc trong trường hợp bằng điểm thì phải có số thứ tự nhỏ nhất (lớnnhất).

- Nếukhông chọn được đối thủ cho đấu thủ đánh lên (hay xuống) thì phải chọn đấu thủkhác trong nhóm để đánh lên (hay xuống).

28.5.Trong trường hợp có nhiều đấu thủđánh xuống thì trong nhóm đó đầu tiên chọn cặp có điểm cao nhất, trong trườnghợp bằng điểm thì có thứ tự nhỏ nhất.

Trongtrường hợp đánh lên thì chọn cặp có số điểm ít nhất, nếu bằng điểm thì chọn cặpcó số thứ tự lớn nhất.

28.6.Đấu thủ đánh lên (hay xuống) đượcghép đối với đấu thủ có số thứ tự lớn nhất (hay nhỏ nhất) và đấu thủ đó phảichơi màu quân ngược lại với màu quân mà đấu thủ đánh lên (hay xuống) phải chơi,nếu vì lý do này phải thay đấu thủ khác thì hệ số của đấu thủ mới này cũngkhông được chênh nhau quá 100 đơn vị. Sau đó kiểm tra lại những cặp đã chọn(kiểm tra lần thứ nhất). Khi ghép đôi từ trên xuống dưới thì kiểm tra bắt đầutừ đấu thủ có số thứ tự nhỏ nhất (nếu không dung hợp được thì thay thế đấu thủcó số thứ tự lớn hơn). Khi ghép đôi từ dưới lên trên - bắt đầu từ đấu thủ có sốthứ tự lớn nhất (nếu không dung hợp được thì lấy đấu thủ có số thứ tự nhỏ hơn).

Khikhông thể thực hiện được điều kiện trên thì đấu thủ số 1 giữ nguyên đối thủ,còn đấu thủ số 2 phải đánh lên hay xuống, trong đó:

28.6.1.Nếu trong nhóm ban đầu là lẻ và đấuthủ có số thứ tự lớn nhất phải đánh xuống, thì đấu thủ đó đổi chỗ cho đấu thủsố 2.

28.6.2. Nếu số đấu thủ trong nhóm ban đầu làchẵn thì đấu thủ có số thứ tự lớn nhất cùng với đấu thủ số 2 đều đánh xuống.

Tronglần kiểm tra thứ hai của các đấu thủ, theo khả năng có màu quân và các ván lầnlượt và sau số vòng đấu chẵn có số ván đã chơi quân Đen bằng quân Trắng. Nếu cảhai đấu thủ trong một cặp có cùng màu quân ở trận đấu trước thì màu quân sẽ xácđịnh trên cơ sở màu quân của những ván trước, còn nếu cũng giống nhau thì màuquân sẽ xếp lần lượt cho đấu thủ có số thứ tự nhỏ hơn.

Nếucả hai đấu thủ cùng cầm một màu quân để cân bằng màu quân của các ván đã chơi,mà tiếp theo không thể thay thế được, thì màu quân của những ván trước đó sẽquyết định, còn nếu chúng giống nhau thì phải cân bằng màu quân của đấu thủ có sốthứ tự nhỏ hơn.

Nhữngthay thế theo những nguyên nhân đã nêu chỉ được phép trong những trường hợp nếuhệ số của những đấu thủ trong cặp thay thế chênh nhau không quá 100 đơn vị.

Trongvòng đấu bốc thăm xác định màu quân cho những đấu thủ số lẻ và số chẵn trongnhóm nửa trên.

28.7. Nếu đấu thủ thông báo về việc bỏ (muộn) một hay haivòng (và được trọng tài cho phép) thì trong những vòng không chơi, đấu thủ đókhông được điểm và số thứ tự của nó được xếp sau khi đấu thủ đó có mặt (trướcđó số thứ tự của các đấu thủ coi là tạm thời).

Điều 29. HỆ THỐNG THỤY SĨ THEO BỐC THĂM (Hệ thống Đạituần hoàn)

Hệthống Đại tuần hoàn là hệ thống thi đấu dựa theo kết quả bốc thăm sau mỗi trậnđấu, rất thông dụng trong các cuộc thi đấu có tính chất quần chúng. Hệ thốngnày cho phép tổ chức thi đấu với bất kỳ số lượng vận động viên là bao nhiêu vớisố lượt đấu không lớn lắm. Ưu điểm chính của hệ thống này là bảo đảm cho sốđông đấu thủ được tham gia, thời gian thi đấu có thể ấn định tùy ý, hơn nữa cácđấu thủ lại được tham dự từ đầu cho đến cuối giải không bị loại như trong hệđấu loại trực tiếp.

Tronghệ thống Đại tuần hoàn, tại mỗi lượt thi đấu các đấu thủ chỉ gặp các đấu thủ cócùng số điểm, hoặc có số điểm gần bằng nhau. Các cặp đấu thủ gặp nhau, đều đượcxác định qua bốc thăm.

Nhượcđiểm của hệ thi đấu này là số lần đi trước của đấu thủ có thể chênh lệch, nêntốt nhất cần quy định số lượt thi đấu là một số lẻ để cho sự chênh lệch trongquyền đi trước không quá một lần.

Phươngthức tổ chức thi đấu bao gồm các điểm sau:

29.1.Thẻ theo dõi thi đấu.

Banđầu cũng tổ chức xác định số thứ tự cho các đấu thủ. Số thứ tự này chỉ có nghĩatrong vòng đấu đầu số 1 gặp số 2, số 3 gặp số 4... và số nhỏ cầm quân Trắng.Trong những vòng sau, số thứ tự không có giá trị mà các cặp sẽ gặp nhau theokết quả bốc thăm cho từng nhóm riêng có số điểm bằng nhau. Quyền cầm quân Trắngcũng sẽ được ấn định dựa vào việc bốc thăm lựa chọn các cặp đấu thủ (sau vòng 1thường có ba nhóm: Nhóm 1 điểm, nhóm 1/2 điểm và nhóm 0 điểm. Sau vòng 2 có thểcó năm nhóm điểm...).

Mỗiđấu thủ được ban tổ chức thi đấu chuẩn bị sẵn cho một thẻ thi đấu do trọng tàitheo dõi ghi sau khi bốc thăm và kết thúc trận đấu. Mẫu thẻ như sau:

MẪU THẺ THEO DÕI THI ĐẤU

Tên đấu thủ: Nguyễn Văn A

Đẳng cấp: Kiện tướng Số: 1

Vòng đấu

 

Tên đối thủ

 

Đẳng cấp

 

Số

 

Màu quân

 

Kết quả

 

Nhóm

 

Tổng số điểm

 

Ghi chú

 

1

 

Trần Văn B

 

KT

 

4

 

T

 

1

 

I

 

1

 

 

2

 

Trịnh Văn C

 

 

7

 

Đ

 

0,5

 

IV

 

1,5

 

 

3

 

Lê Đình D

 

C.1

 

2

 

T

 

0

 

II

 

1,5

 

 

Ghichú: KT=Kiện tướng, C.1=cấp 1, T=Trắng, Đ=Đen

29.2.Chia các nhóm để bốc thăm.

Saumỗi vòng đấu, thẻ các đấu thủ có tổng số điểm ngang nhau được xếp vào cùng mộtnhóm.

Trướckhi bốc thăm, để bảo đảm quyền cầm quân Trắng được công bằng, số thẻ trong mỗinhóm lại được chia thành 4 phân nhóm.

29.2.1.Sau số vòng đấu lẻ (1 vòng, 3 vòng, 5vòng...)

- Phânnhóm 1: Thẻ các đấu thủ cầm quân Đen liền hai ván cuối cùng.

- Phânnhóm 2: Thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Đen lớn hơn.

- Phânnhóm 3: Thẻ các đấu thủ có số ván cần quân Trắng lớn hơn.

- Phânnhóm 4: Thẻ các đấu thủ cầm quân Trắng liền hai ván cuối cùng.

29.2.2.Sau số vòng đấu chẵn (2 vòng, 4 vòng,6 vòng...).

- Phânnhóm 1: Thẻ các đấu thủ hai ván cuối cùng cầm quân Đen hoặc số ván cầm quân Đenlớn hơn.

- Phânnhóm 2: Thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Trắng và quân Đen bằng nhau, nhưngván cuối cùng cầm quân Đen.

- Phânnhóm 3: Thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Trắng và quân Đen bằng nhau, nhưngván cuối cùng cầm quân Trắng.

- Phânnhóm 4: Thẻ các đấu thủ hai ván cuối cùng cầm quân Trắng hoặc số ván cầm quânTrắng lớn hơn.

29.3.Nguyên tắc bốc thăm

Dựatrên cơ sở là đấu thủ phân nhóm 1 trong trận sau dứt khoát được cầm quân Trắngvà đấu thủ ở phân nhóm 4 sẽ phải cầm quân Đen, vì việc bốc thăm lại phải tiếnhành rộng rãi (không riêng phân nhóm 1 gặp phân nhóm 4), cần tiến hành bốc thămtheo thứ tự sau, từ nhóm có điểm cao nhất xuống các nhóm dưới:

29.3.1.Chọn đấu thủ cho phân nhóm 1 ở trong sốđấu thủ phân nhóm 3 và 4 gộp lại.

29.3.2.Số đấu thủ còn lại ở phân nhóm 4 sẽchọn đối phương ở phân nhóm 2 (đấu thủ phân nhóm 2 cầm quân Trắng).

29.3.3.Số đấu thủ còn lại ở phân nhóm 2 sẽchọn đối phương ở phân nhóm 3 (đấu thủ phân nhóm 2 cầm quân Trắng).

29.3.4.Số đấu thủ còn lại của phân nhóm 2 (hoặcphân nhóm 3) sẽ đấu với nhau. Màu quân sẽ định bằng bốc thăm.

Trongtrường hợp số thẻ trong một nhóm đấu thủ bằng điểm nhau là số lẻ, thì một đấuthủ không có đối phương trong nhóm ấy và như vậy phải chọn cho đấu thủ đó một đốithủ trong nhóm dưới theo nguyên tắc sau:

29.3.5.Nếu đấu thủ thuộc phân nhóm 1 và 2thì chọn đối phương ở phân nhóm 3 và 4 nhóm dưới và trong vòng sau đấu thủ cầmquân Trắng.

29.3.6.Nếu đấu thủ thuộc phân nhóm 3 và 4thì chọn đối phương ở nhóm 1 và 2 nhóm dưới và trong vòng sau đối thủ cầm quân Đen.

Trongthẻ theo dõi, trọng tài sẽ ghi ký hiệu (đi xuống) trong một nhóm đối với đấuthủ đó và ký hiệu (đi lên) cho đối phương của anh ta. Nếu trong nhóm này số đấuthủ là chẵn, thì sau đó lại xảy ra trường hợp một đấu thủ không có cặp và do đólại tìm đối phương cho đấu thủ này ở nhóm dưới nữa.

29.4. Những vấn đề cần lưu ý

29.4.1.Hai đấu thủ chỉ được quyền gặp nhau 1lần trong suốt hệ thi đấu. Nếu khi bốc thăm xảy ra trường hợp hai đấu thủ gặpnhau lần nữa, thì kết quả này coi như không có giá trị và bốc thăm lại để chọnđối thủ khác, nếu cần có thể thay đổi cả kết quả bốc thăm ở các cặp trước, nhấtthiết không được để hai đấu thủ gặp lại lần thứ hai.

29.4.2.Mỗi đấu thủ không được chơi quá haiván với cùng một màu quân và tránh tình trạng số lần giữ quân Trắng và quân Đencủa một đấu thủ quá chênh lệch (lớn quá 1 ván khi số vòng đấu lẻ, quá 2 ván khisố vòng đấu chẵn).

29.4.3. Có trường hợp một số đấu thủ không cóđối phương ở cùng nhóm hoặc ở cả nhóm dưới (vì lý do màu quân).

Trườnghợp này phải tìm cho đấu thủ một đối thủ ở nhóm trên và như vậy tức là phảithay đổi cả kết quả bốc thăm ở nhóm trên này.

29.4.4.Nếu có điều kiện tránh tình trạng mộtđấu thủ “đi lên” lại có lần “đi xuống” rồi thì có thể coi như đấu thủ đó chưa“đi lên” và “đi xuống”.

Dễdàng nhận thấy rằng việc bốc thăm chọn cặp đấu thủ trong hệ đấu Đại tuần hoànđòi hỏi trọng tài phải nhạy bên khéo léo, cân nhắc và suy nghĩ kỹ càng. Kết quảbốc thăm thường được tiến hành ngay sau một vòng đấu và được công bố cho đấuthủ biết trước để chuẩn bị cho vòng đấu sau. Hội đồng trọng tài có trách nhiệmxử lý mọi khiếu nại về kết quả bốc thăm sau khi việc bốc thăm hoàn thành, mọikhiếu nại được giải quyết, kết quả bốc thăm có hiệu lực và các đấu thủ có tráchnhiệm thi hành.

29.5.Phân bố kết quả

Sốvòng thi đấu trong hệ Đại tuần hoàn thì ít nhất là 6 vòng và ít khi vượt quá 15vòng. Nếu số vòng thi đấu lớn hơn tức là điều kiện về thời gian rộng rãi thìnên chia số đấu thủ thành nhiều bảng để thi đấu vòng tròn kết quả sẽ công bằnghơn.

Sốđấu thủ trong hệ Đại tuần hoàn không được ít hơn 18 vận động viên, nhưng thôngthường số đấu thủ phải từ 30 trở lên thì việc vận dụng hệ thi đấu này mới cókết quả tốt và đảm bảo được tính chất công bằng hợp lý trong kế hoạch bốc thăm.

Saukhi vòng đấu kết thúc, các đấu thủ được xếp hạng theo tổng số điểm thu được.

Trongtrường hợp nhiều đấu thủ bằng điểm nhau (điều này rất dễ xảy ra), không chỉphân định thứ tự bằng cách tính hệ Búcgôn như trong hệ đấu vòng tròn vì mỗi đấuthủ đã gặp các đấu thủ khác nhau. Để xác định thứ hạng cho các đấu thủ này,người ta quy ước tính hệ số Búcgôn cho các đấu thủ đó. Hệ số Búcgôn được tínhbằng cách cộng số điểm thu được của tất cả các đối phương đã gặp của một đấuthủ. Giữa 2 hay nhiều đấu thủ bằng điểm nhau, ai có hệ số lớn hơn sẽ được xếphạng trên.

Riêngtrong trường hợp tính hệ số Búcgôn mà có một đấu thủ bỏ cuộc giữa chừng, thìđiểm của đấu thủ này được xác định bằng cách lấy trung bình cộng của số điểmthu được của các đấu thủ cùng nhóm với đấu thủ trước khi bỏ cuộc. Trong hệ ThụySĩ nếu có đấu thủ lẻ, thì đấu thủ nào được nghỉ sẽ tính hệ số của ván đó bằngsố điểm của người xếp cuối cùng giải.

Hệthi đấu Đại tuần hoàn có nhược điểm là tổ chức các cặp đấu dựa vào kết quả bốcthăm nên không tránh khỏi một số ngẫu nhiên. Tuy nhiên, mặt tích cực của nó rấtrõ ràng, trừ một số trường hợp phải xác định đấu thủ giỏi nhất một cách chínhxác trong các cuộc thi đấu.

Mộtđiểm cần lưu ý là khi vận dụng hệ thi đấu này các ván cờ phải được kết thúctrong một buổi, chứ không tổ chức hoãn đấu.

Điều 30. THI ĐẤU ĐỒNG ĐỘI

 

Cáchình thức thi đấu đồng đội cũng tương tự như các hình thức thi đấu cá nhân vàchỉ khác là mỗi đội thi đấu được coi là một đơn nguyên.

Theoquy định chung các cuộc thi đấu đồng đội chính thức mỗi đội chỉ có từ 3-6 đấuthủ chính thức và 1-3 đấu thủ dự bị. Các cuộc thi đấu hữu nghị cho phép các độithi đấu với số vận động viên không giới hạn (thậm chí mỗi đội từ 20-30 đấu thủhoặc hơn nữa) với mục đích tuyên truyền phát triển phong trào.

30.1.Nguyên tắc tổ chức chung.

30.1.1. Trong một cuộc thi đấu, các đấu thủ của một đội chỉgặp các đấu thủ trong cùng một đội khác.

Nhưvậy tức là các đấu thủ 1, 2, 3, 4... của đội A chỉ gặp các đấu thủ 1, 2, 3,4... của đội B, số 2 của đội A gặp số 2 của đội C, số 3 của đội A gặp số 3 củamột đội khác nữa... trong một buổi.

30.1.2.Trong một đội mỗi đấu thủ sẽ đượcchia vào một bảng khác nhau. Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể 2-3 đấuthủ cùng một đội được chia vào một bảng nhưng họ không đấu với nhau.

30.1.3.Các đội sẽ lập danh sách đấu thủ theothứ tự trình độ chuyên môn. Đấu thủ khá nhất mang số 1, đấu thủ yếu nhất mang sốcuối.

Đểphân biệt các đấu thủ mang cùng số, các đội bốc thăm lấy số thứ tự A, B, C...các đấu thủ của đội A sẽ có số A1, A2, A3, của đội B là B1, B2, B3... Các đấuthủ cùng thứ tự sẽ vào cùng một bảng: Bảng 1 có các đấu thủ A1, B1, C1... bảng4 có các đấu thủ A4, B4, C4... và chỉ thi đấu trong bảng đó không chuyển sangbảng khác.

Riêngtrong các cuộc đấu hữu nghị giữa hai đội với số lượng đấu thủ rất đông (mỗi bên30-40 đấu thủ trở lên) theo hình thức đối kháng đồng loạt, thì không bắt buộcphải ghi tên đấu thủ vào từng bảng và cho phép sau một ván cờ có thể sắp xếplại thứ tự các đấu thủ.

30.1.4. Trong một thi đấu, nếu vì một lý do chính đáng, màmột đấu thủ chính thức không thể tham gia được thì đội được quyền thay đấu thủdự bị vào đúng bảng có đấu thủ phải nghỉ thi đấu. Việc thay thế được ban tổchức cho phép không được chậm quá giờ thi đấu là 15 phút và tuyệt đối khôngđược tiến hành khi ván cờ đang dở dang. Nếu có trường hợp giữa ván cờ đấu thủchính thức không thể tiếp tục được thì coi như đấu thủ thua ván cờ đó và đấuthủ dự bị chỉ được vào thay thế trong lượt thi đấu sau.

Riêngcuộc thi đấu đối kháng giữa hai đội với số lượng đông có tính chất hữu nghị,nếu trước giờ thi đấu, một đấu thủ chính thức không tham dự được thì chuyển đấuthủ dưới lên và đấu thủ dự bị thay vào bảng cuối cùng (khi mỗi đội có 30 đấuthủ trở lên).

30.1.5.Thành tích của một đội là tổng số cácđiểm mà các đấu thủ của đội đã giành được trong các cuộc đấu. Đội nào có tổngsố điểm cao hơn sẽ được xếp hạng trên.

Nếuhai đội bằng điểm nhau, thì người ta xét thành tích của đấu thủ khá nhất (đấuthủ bảng 1), nếu hai đấu thủ này bằng điểm nhau, thì xét tiếp đến bảng 2 vàtiếp tục như thế.

30.2.Hệ thống đối kháng

Hệthống đối kháng là hình thức thi đấu đồng đội, khi chỉ có hai đội gặp nhau. Hệthống đối kháng có thể tổ chức theo hai thể thức tùy theo số lượng đấu thủ,thời gian thi đấu và yêu cầu của tổ chức thi đấu.

30.2.1.Đối kháng đồng loạt

Theothể thức này, hai đội lập danh sách đấu thủ (theo nguyên tắc 3) và các đấu thủcó cùng số thứ tự sẽ cùng gặp nhau trong một trận gồm từ 1-4 ván.

 

Sốván cờ thường được quy định là chẵn để đảm bảo quyền đi trước của hai đội bằngnhau. Trong trường hợp mỗi đội có từ 10 đấu thủ trở lên thì có thể chỉ cần đánhmột ván và khi đó các số lẻ của đội A được cầm quân Trắng đi trước và số chẵnđội A giữ quân Đen đi sau (bốc thăm giữa hai đội lấy thứ tự A và B; số đấu thủnên là số chẵn).

Thểthức thi đấu này có ưu điểm là đơn giản, tổ chức nhanh và gọn nên thường đượcvận dụng trong các cuộc thi đấu hữu nghị giữa các cơ sở với nhau.

Nhượcđiểm là chưa đánh giá một cách chính xác được thực lực của các đội và yếu tốngẫu nhiên còn có nhiều tác dụng, nhất là trong trường hợp các trận đấu chỉ cómột ván.

30.2.2.Đối kháng kiểu Anh

Thườngđược vận dụng khi số đấu thủ chính thức của mỗi đội ít (6 người trở xuống).Theo thể thức này, mỗi đấu thủ của đội sẽ lần lượt gặp tất cả các đấu thủ củađội kia và mỗi trận chỉ có một ván.

Haiđội bốc thăm và tiến hành thi đấu theo thứ tự quy định theo lịch thi đấu sau:

Đội 3 đấu thủ

Lượt đấu

 

Bàn 1

 

Bàn 2

 

Bàn 3

 

1

 

A1 - B3

 

A2 - B1

 

A3 - B2

 

2

 

A1 - B2

 

A2 - B3

 

A3 - B1

 

3

 

A1 - B1

 

A2 - B2

 

A3 - B3

 

 

Đội 4 đấu thủ

Lượt đấu

 

Bàn 1

 

Bàn 2

 

Bàn 3

 

Bàn 4

 

1

 

A1 - B4

 

A2 - B1

 

A3 - B2

 

A4 - B3

 

2

 

A1 - B3

 

A2 - B4

 

A3 - B1

 

A4 - B2

 

3

 

A1 - B2

 

A2 - B3

 

A3 - B4

 

A4 - B1

 

4

 

A1 - B1

 

A2 - B2

 

A3 - B3

 

A4 - B4

 

 

Đội 5 đấu thủ

Lượt đấu

 

Bàn 1

 

Bàn 2

 

 

Bàn 3

 

Bàn 4

 

Bàn 5

 

1

 

A1 - B5

 

A2 - B1

 

A3 - B2

 

A4 - B3

 

A5 - B4

 

2

 

A1 - B4

 

A2 - B5

 

A3 - B1

 

A4 - B2

 

A5 - B3

 

3

 

A1 - B3

 

A2 - B4

 

A3 - G5

 

A4 - B1

 

A5 - B2

 

4

 

A1 - B2

 

A2 - B3

 

A3 - B4

 

A4 - B5

 

A5 - B1

 

5

 

A1 - B1

 

A2 - B2

 

A3 - B3

 

A4 - B4

 

A5 - B5

 

 

Đội 6 đấu thủ

Lượt đấu

 

Bàn 1

 

Bàn 2

 

Bàn 3

 

Bàn 4

 

Bàn 5

 

Bàn 6

 

1

 

A1 - B6

 

A2- B1

 

A3 - B2

 

A4- 83

 

A5- B4

 

A6 - B5

 

2

 

A1 -B5

 

A2- B6

 

A3- B1

 

A4 - B2

 

A5 - B3

 

A6 -B4

 

3

 

A1 - B4

 

A2 - B5

 

A3- B6

 

A4 - 81

 

A5- B2

 

A6 - B3

 

4

 

A1 - B3

 

A2-B4

 

A3 -G5

 

A4 - B6

 

A5- B1

 

A6- B2

 

5

 

A1 -B2

 

A2- B3

 

A3- B4

 

A4 ' B5

 

A5 - B6

 

A6 - B1

 

6

 

A1 - B1

 

A2- B2

 

A3- B3

 

A4 - B4

 

A5- B5

 

A6 - B6

 

 

Quyềnthi đấu được xác định theo nguyên tắc sau:

Cácđấu thủ số lẻ đội A đi trước với các số lẻ đội B và đi sau với các số chẵn. Cácđấu thủ số chẵn đội A đi trước với số chẵn đội B và đi sau với các số lẻ. Nhưvậy, trong các trận giữa các đấu thủ cùng thứ tự, bên A bao giờ cũng được đitrước và nếu số đấu thủ lẻ thì đội A được đi trước nhiều hơn một ván. Cũng vìvậy, nên trong nhiều trường hợp người ta thường bố trí trận đấu hai ván để chocông bằng.

Thểthức này có ưu điểm là xác định đội thắng một cách chính xác, nhưng đòi hỏiphải có thời gian thi đấu dài.

30.3.Hệ thống đấu loại trực tiếp

Hệthống đấu loại trực tiếp được vận dụng khi số đội dự giải tương đối đông và khiban tổ chức thi đấu không có điều kiện tập trung nhiều đấu thủ trong cùng mộtthời gian.

Hìnhthức tổ chức này được tiến hành đúng như khi tổ chức thi đấu loại trực tiếp chocá nhân, chỉ khác là trong giải cá nhân thì cập đấu thủ gặp nhau, còn tronggiải đồng đội thì các đội gặp nhau theo thể thức đối kháng, thường là đối khángkiểu Anh.

Cáccuộc thi đấu theo hình thức này thường kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm, nhưng cóưu điểm là đơn giản cho công tác tổ chức thi đấu.

Thôngthường ban tổ chức thi đấu chỉ cần lập bảng chung, công bố hạn định thời giancho từng vòng. Các đội phải gặp nhau sẽ trao đổi và quyết định về địa điểm vàngày giờ thi đấu trong phạm vi hạn định trên và báo cáo ban tổ chức cử cán bộvà trọng tài xuống theo dõi và lập biên bản xác định kết quả.

30.4.Hệ thống đấu vòng tròn

Hìnhthức tổ chức này được vận dụng khi số đội tham dự giải dưới 16 đội và khi điềukiện tổ chức cho phép tập trung được số lượng lớn đấu thủ trong cùng một thờigian liên tục.

 

Phươngthức tổ chức cũng giống bảng đấu vòng tròn cá nhân, nhưng thay vào số thứ tựcủa cá nhân là thứ tự của đội. Do đó, đối với cuộc thi 16 đội sẽ vận dụng bảngđấu vòng tròn cho 16 đấu thủ, cuộc thi 8 đội áp dụng bảng cho 8 đấu thủ...

Lịchthi đấu cho một giải 8 đội sẽ như sau (số 1 là đội A, số 2 là đội B (số 3 là độC...):

Lượt đấu

 

 

 

 

1

 

A - H

 

B - G

 

C - F

 

D - E

 

2

 

H - E

 

F - D

 

G - C

 

A - B

 

3

 

B - H

 

C - A

 

D - G

 

E - F

 

4

 

H - F

 

G - E

 

A - D

 

B - C

 

5

 

C - H

 

D - B

 

E - A

 

F - G

 

6

 

H - G

 

A - F

 

B - E

 

C - D

 

7

 

D - H

 

E - C

 

F - B

 

G - A

 

 

Trậnđội A gặp đội H thì đấu thủ A1 gặp H1, A2 gặp H2, trận đội C gặp đội F thì đấuthủ C1 gặp đấu thủ F1, C2 gặp F2... Hội trường thi đấu bố trí thành từng khuvực cho hai đội một và các đấu thủ của một đội đều ngồi cùng về một phía.

Quyềnđi trước được xác định theo quy tắc sau: Dựa vào cách xác định quyền đi trướctheo bảng cá nhân, xác định ưu tiên của đội (nếu số 3 được đi trước thì tức làđội C được ưu tiên đi trước, số 7 đi trước thì đội G được ưu tiên).

Trongcác trận đấu giữa hai đội, các đấu thủ số lẻ đội ưu tiên được đi trước và sốchẵn đi sau.

Quacách tổ chức thi đấu này ta thấy là các đội gặp nhau theo quy tắc nhất định vàchỉ các đấu thủ có cùng số thứ tự (cùng trong một bảng) mới gặp nhau mà thôi.

30.5.Hệ thống Đại tuần hoàn

Cáchthức tiến hành cũng giống thi đấu cá nhân: Sau mỗi vòng đấu các đội thu được sốđiểm như nhau sẽ được xếp vào cùng nhóm và cũng chia theo phân nhóm để bốc thămcho vòng sau.

Khicác đội gặp nhau, số 1 gặp số 1, số 2 gặp số 2..., quyền đi trước cũng được xácđịnh giống như thi đấu hệ Đại tuần hoàn cá nhân, đội được quyền đi trước thìcác số lẻ được đi trước và số chẵn đi sau. Mọi nguyên tắc tổ chức cho giải cánhân đều được áp dụng đúng cho giải đồng đội.

PHỤ LỤC 1

BẢNG TRÌNH TỰ THI ĐẤU

Bảngthi đấu nhằm xác định thứ tự trận đấu trong các cuộc thi và để xác định đấu thủnào cầm quân Trắng đi trước. Trước tiên các đấu thủ sẽ bốc thăm và mỗi người sẽnhận được một số từ 01 đến số cuối cùng tương ứng với số lượng đấu thủ tham giacuộc thi. Sau đó theo bảng thi đấu, đã chỉ rõ các cặp đấu thủ nào sẽ gặp nhautrong lượt thi đấu thứ mấy. Nếu số lượng đấu thủ là số lẻ thì đấu thủ nào gặpđấu thủ có số thứ tự đặt trong dấu ngoặc () sẽ được nghỉ trong lượt đấu ấy.

Dướiđây là bảng thi đấu lập mẫu cho các vòng đấu từ 3 đến 16 đấu thủ (đấu thủ ở sốbên trái gạch ngang đều cầm quân Trắng):

Bảng cho 3 - 4 đấu thủ

Lượt đấu

 

Bàn 1

 

Bàn 2

 

1

 

1 - (4)

 

2 - 3

 

2

 

(4) - 3

 

1 - 2

 

3

 

2 - (4)

 

3 - 1

 

 

Nếucó 3 đấu thủ, thì đấu thủ nào gặp số 4 sẽ được nghỉ trong lượt đấu ấy.

Bảng cho 5 - 6 đấu thủ

Lượt đấu

 

Bàn 1

 

Bàn 2

 

Bàn 3

 

1

 

1 - (6)

 

2 - 5

 

3 - 4

 

2

 

(6) - 4

 

5 - 3

 

1 - 2

 

3

 

2 - (6)

 

3 - 1

 

4 - 5

 

4

 

(6) - 5

 

1 - 4

 

2 - 3

 

5

 

3 - (6)

 

4 - 2

 

5 - 1

 

 

Nếucó 5 đấu thủ, thì đấu thủ nào gặp số 6 sẽ được nghỉ trong lượt đấu ấy.

Bảng cho 7 - 8 đấu thủ

Lượt đấu

 

Bàn 1

 

Bàn 2

 

Bàn 3

 

Bàn 4

 

1

 

1 - (8)

 

2 - 7

 

3 - 6

 

4 - 5

 

2

 

(8) - 5

 

6 - 4

 

7 - 3

 

1 - 2

 

3

 

2 - (8)

 

3 - 1

 

4 - 7

 

5 - 6

 

4

 

(8) - 6

 

7 - 5

 

1 - 4

 

2 - 3

 

5

 

3 - (8)

 

4 - 2

 

5 - 1

 

6 - 7

 

6

 

(8) - 7

 

1 - 6

 

2 - 5

 

3 - 4

 

7

 

4 - (8)

 

5 - 3

 

6 - 2

 

7 - 1

 

 

Nếucó 7 đấu thủ, thì đấu thủ nào gặp số 8 sẽ được nghỉ trong lượt đấu ấy.

Bảng cho 9 - 10 đấu thủ

Lượt đấu

 

Bàn 1

 

Bàn 2

 

Bàn 3

 

Bàn 4

 

Bàn 5

 

1

 

1 - (10)

 

2 - 9

 

3 - 8

 

4 - 7

 

5 - 6

 

2

 

(10) - 6

 

7 - 5

 

8 - 4

 

9 - 3

 

1 - 2

 

3

 

2 - (10)

 

3 -1

 

4 - 9

 

5 - 8

 

6 - 7

 

4

 

(10) - 7

 

8 - 6

 

9 - 5

 

1 - 4

 

2 - 3

 

5

 

3 - (10)

 

4 - 2

 

5 - 1

 

6 - 9

 

7 - 8

 

6

 

(10) - 8

 

9 - 7

 

1 - 6

 

2 - 5

 

3 - 4

 

7

 

4 - (10)

 

5 - 3

 

6 - 2

 

7 - 1

 

8 - 9

 

8

 

(10) - 9

 

1 - 8

 

2 - 7

 

3 - 6

 

4 - 5

 

 

9

5 - (10)

 

6 - 4

 

7 - 3

 

8 - 2

 

9 - 1

 

 

Bảng cho 11-12 đấu thủ

Lượt đấu

 

Bàn 1

 

Bàn 2

 

Bàn 3

 

Bàn 4

 

Bàn 5

 

Bàn 6

 

1

 

1 - (12)

 

2 - 11

 

3 - 10

 

4 - 9

 

5 - 8

 

6 - 7

 

2

 

(12) - 7

 

8 - 6

 

9 - 5

 

10 - 4

 

11 - 3

 

1 - 2

 

3

 

2 - (12)

 

3 - 1

 

4 - 11

 

5 - 10

 

6 - 9

 

7 - 3

 

4

 

(12) - 8

 

9 - 7

 

10 - 6

 

11 - 5

 

1 - 4

 

 

2 - 3

 

5

 

3 - (12)

 

4 - 2

 

5 - 1

 

6 - 11

 

7 - 10

 

8 - 9

 

6

 

(12) - 9

 

10 - 8

 

11 - 7

 

1 - 6

 

2 - 15

 

3 - 4

 

7

 

4 - (12)

 

5 - 3

 

6 - 2

 

7 - 1

 

8 - 11

 

9 - 10

 

8

 

(12) - 10

 

11 - 9

 

1 - 8

 

2 - 7

 

3 - 6

 

4 - 5

 

9

 

5 - (12)

 

6 - 4

 

7 - 3

 

8 - 12

 

9 -1

 

10 - 11

 

10

 

(12) - 11

 

1 - 10

 

2 - 9

 

3 - 8

 

4 - 7

 

5 - 6

 

11

 

6 - (12)

 

7 - 5

 

8 - 4

 

9 - 3

 

10 - 2

 

11 - 1

 

 

Bảng cho 13 - 14 đấu thủ

Lượt đấu

 

Bàn 1

 

Bàn 2

 

Bàn 3

 

Bàn 4

 

Bàn 5

 

Bàn 6

 

Bàn 7

 

1

 

1 - (14)

 

2 - 13

 

3 - 12

 

4 - 11

 

5 - 10

 

6 - 9

 

7 - 8

 

2

 

(14) - 8

 

9 - 7

 

10 - 6

 

11 - 5

 

12 - 4

 

13 - 3

 

1 - 2

 

3

 

2 - (14)

 

3 - 1

 

4 - 13

 

5 - 12

 

6 - 11

 

7 - 10

 

8 - 9

 

4

 

(14) - 9

 

10 - 8

 

11 - 7

 

12 - 6

 

13 - 5

 

1 - 4

 

2 - 3

 

5

 

3 - (14)

 

4 - 2

 

5 - 1

 

6 - 13

 

7 - 12

 

8 - 11

 

9 - 10

 

6

 

(14) - 10

 

11 - 9

 

12 - 8

 

13 - 7

 

1 - 6

 

2 - 5

 

3 - 4

 

7

 

4 - (14)

 

5 - 3

 

6 - 2

 

7 - 1

 

8 - 13

 

9 - 12

 

10 - 11

 

8

 

(14) - 11

 

12 - 10

 

13 - 9

 

1 - 8

 

2 - 7

 

3 - 6

 

4 - 5

 

9

 

5 - (14)

 

6 - 4

 

7 - 3

 

8 - 2

 

9 - 1

 

10 - 13

 

11 - 12

 

10

 

(14) - 12

 

13 - 11

 

1 - 10

 

2 - 9

 

3 - 8

 

4 - 7

 

5 - 6

 

11

 

6 - (14)

 

7 - 5

 

8 - 4

 

9 - 3

 

10 - 2

 

11 - 1

 

12 - 13

 

12

 

(14) - 13

 

1 - 12

 

2 - 11

 

3 - 10

 

4 - 9

 

5 - 8

 

6 - 7

 

13

 

7 - (14)

 

8 - 6

 

9 - 5

 

10 - 4

 

11 -3

 

12 - 2

 

13 - 1

 

 

Bảng cho 15 - 16 đấu thủ

Lượt đấu

 

Bàn 1

 

Bàn 2

 

Bàn 3

 

Bàn 4

 

Bàn 5

 

Bàn 6

 

Bàn 7

 

Bàn 8

 

1

 

1 - (16)

 

2 - 15

 

3 - 14

 

4 - 13

 

5 - 12

 

6 - 11

 

7 - 10

 

8 - 9

 

2

 

(16) - 9

 

10 - 8

 

11 - 7

 

12 - 6

 

13 - 5

 

14 - 4

 

15 - 3

 

1 - 2

 

3

 

2 - (16)

 

3 - 1

 

4 - 15

 

5 - 14

 

6 - 13

 

7 - 12

 

8 - 11

 

9 - 10

 

4

 

(16) - 10

 

11 - 9

 

12 - 8

 

13 - 7

 

14 - 6

 

15 - 5

 

1 - 4

 

2 - 3

 

5

 

3 - (16)

 

4 - 2

 

5 - 1

 

6 - 15

 

7 - 14

 

8 - 13

 

9 - 12

 

10 - 11

 

6

 

(16) - 11

 

12 - 10

 

13 - 9

 

14 - 8

 

15 - 7

 

1 - 6

 

2 - 5

 

3 - 4

7

 

4 - (16)

 

5 - 3

 

6 - 2

 

7 - 1

 

8 - 15

 

9 - 14

 

10 - 13

 

11 - 12

 

8

 

(16) - 12

 

 

13 - 11

 

14 - 10

 

15 - 9

 

1 - 8

 

2 - 7

 

3 - 6

 

4 - 5

 

9

 

5 - (16)

 

6 - 4

 

7 - 3

 

8 - 2

 

9 - 1

 

10 - 15

 

11 - 14

 

12 - 13

 

10

 

(16) - 13

 

14 - 12

 

15 - 11

 

1 - 10

 

2 - 9

 

3 - 8

 

4 - 7

 

5 - 6

 

11

 

6 - (16)

 

7 - 5

 

8 - 4

 

9 - 3

 

10 - 2

 

11 - 1

 

12 - 15

 

13 - 14

 

12

 

(16) - 14

 

15 - 13

 

1 - 12

 

2 - 11

 

3 - 10

 

4 - 9

 

5 - 8

 

6 - 7

 

13

 

7 - (16)

 

8 - 6

 

9 - 5

 

10 - 4

 

11 - 3

 

12 - 2

 

13 - 1

 

14 - 15

 

14

 

(16) - 15

 

1 - 14

 

2 - 13

 

3 - 12

 

4 - 11

 

5 - 10

 

6 - 9

 

7 - 8

 

15

 

8 - (16)

 

9 - 7

 

10 - 6

 

11 - 5

 

12 - 4

 

13 - 3

 

14 - 2

 

15 - 1

 

 

Bảng cho 17 - 18 đấu thủ

Lượt đấu

 

Bàn 1

 

Bàn 2

 

Bàn 3

 

Bàn 4

 

Bàn 5

 

Bàn 6

 

Bàn 7

 

Bàn 8

 

Bàn 9

 

1

 

1 - (18)

 

2 - 17

 

3 - 16

 

4 - 15

 

5 - 14

 

6 - 13

 

7 - 12

 

8 - 11

 

9 - 10

 

2

 

(18) -10

 

11 - 9

 

12 - 8

 

13 - 7

 

14 - 6

 

15 - 5

 

16 - 4

 

17 - 3

 

1 - 2

 

3

 

2 - (18)

 

3 - 1

 

4 - 17

 

5 - 16

 

6 - 15

 

7 - 14

 

8 - 13

 

9 - 12

 

10 - 11

 

4

 

(18) -11

 

12 - 10

 

13 - 9

 

14 - 8

 

15 - 7

 

16 - 6

 

17 - 5

 

1 - 4

 

2 - 3

 

5

 

3 - (18)

 

4 - 2

 

5 - 1

 

6 - 17

 

7 - 16

 

8 - 15

 

9 - 14

 

10 - 13

 

11 - 12

 

6

7

 

(18) -12

4 - (18)

 

13 - 11

5 - 3

 

14 - 10

6 - 2

 

15 - 9

7 - 1

 

16 - 8

8 - 17

 

17 - 7

9 - 16

 

1 - 6

10 - 15

 

2 - 5

11 - 14

 

3 - 4

12 - 13

 

8

 

(18) -13

 

14 - 12

 

15 - 11

 

16 - 10

 

17 - 9

 

1 - 8

 

2 - 7

 

3 - 6

 

4 - 5

 

9

 

5 - (18)

 

6 - 4

 

7 - 3

 

8 - 2

 

9 - 1

 

10 - 17

 

11 - 16

 

12 - 15

 

13 - 14

 

10

 

(18) -14

 

15 - 13

 

16 - 12

 

17 - 11

 

1 - 10

 

2 - 9

 

3 - 8

 

4 - 7

 

5 - 6

 

11

 

6 - (18)

 

7 - 5

 

8 - 4

 

9 - 3

 

10 - 2

 

11 - 1

 

12 - 17

 

13 - 16

 

14 - 15

 

12

 

(18) -15

 

 

16 - 14

17 - 13

 

1 - 12

 

2 - 11

 

3 - 10

 

4 - 9

 

5 - 8

 

6 - 7

 

13

 

7 - (18)

 

8 - 6

 

9 - 5

 

10 - 4

 

11 - 3

 

12 - 2

 

13 - 1

 

14 - 17

 

15 - 16

 

14

 

(18) -16

 

17 - 15

 

1 - 14

 

2 - 13

 

3 - 12

 

4 - 11

 

5 - 10

 

6 - 9

 

7 - 8

 

15

 

8 - (18)

 

9 - 7

 

10 - 6

 

11 - 5

 

12 - 4

 

13 - 3

 

14 - 2

 

15 - 1

 

16 - 17

 

16

 

(18) -17

 

1 - 16

 

2 - 15

 

3 - 14

 

4 - 13

 

5 - 12

 

6 - 11

 

7 - 10

 

8 - 9

 

17

 

9 - (18)

10 - 8

 

11 - 17

 

12 - 6

 

13 - 5

 

14 - 4

 

15 - 3

 

16 - 2

 

17 - 1

 

 

 

 

 

Trongcác cuộc thi đấu hệ vòng tròn theo bảng mẫu trên, trọng tài cần nắm chắc 2 quytắc sau:

a)Nếu đấu thủ mang số chẵn gặp đấu thủ mang số lẻ thì đấu thủ có số thứ tự nhỏhơn sẽ cầm quân Trắng. Nếu số thứ tự của 2 đấu thủ gặp nhau cùng là chẵn, hoặclẻ thì đấu thủ cầm quân Trắng là đấu thủ có số thứ tự lớn.

Riêngđối với đấu thủ mang số chẵn cuối cùng thì quy tắc này không vận dụng được, đấuthủ này cầm quân Đen với tất cả các đấu thủ có số thứ tự nửa trên của số đấuthủ và cầm quân Trắng với số đấu thủ còn lại.

b) Muốnxác định được xem 2 đấu thủ sẽ gặp nhau ở lượt đấu nào thì chỉ cần cộng 2 sốthứ tự lại và trừ đi 1. Nếu tổng số này lớn hơn số lượt đấu thủ thì trừ tiếp sốlượng lượt đấu. Thí dụ: Trong vòng đấu 12 người, đấu thủ mang số 3 và số 5 sẽgặp nhau ở lượt đấu thứ (3+5-1) = 7, đấu thủ số 9 và 11 gặp nhau lượt thứ(9+11-1) = 8.

Riêngđối với đấu thủ mang số chẵn cuối cùng thì quy tắc này không áp dụng được. Muốnxác định lượt đấu của đấu thủ này, ta phải thay tổng số trên cho đấu thủ cuốicùng bằng chính số của đấu thủ mà anh ta đã gặp. Thí dụ: Trong vòng đấu 12người, đấu thủ số 12 sẽ gặp đấu thủ số 3 ở lượt đấu thứ (3+3-1) = 5 và gặp đấuthủ số 10 ở lượt thứ (10+10-1) = 8.

Cuốicùng nếu cả hai chỉ số trên đều bằng nhau thì người ta tính đến ván cờ giữa cácđấu thủ bằng điểm, đấu thủ nào thắng trong ván đó sẽ được xếp hạng trên.

Hiếmcó trường hợp các chỉ số trên của các đấu thủ bằng điểm nhau hoàn toàn ngangnhau, nhưng nếu điều này xảy ra thì phải dùng biện pháp bốc thăm để phân địnhthứ hạng.

Hộiđồng trọng tài cho các cuộc thi đấu theo hệ vòng tròn phải lập biên bản chotừng lượt đấu, lên bảng điểm sau mỗi lượt đấu và công bố cho đấu thủ và khan giả được biết.

PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀTHAM GIA XÂY DỰNG CÂU LẠC BỘ CỜ(Thuộc Liên đoàn Cờ Việt Nam)

1. Liênđoàn Cờ Việt Nam:

- Thànhlập theo Quyết định số 10/NV ngày 9 tháng 1 năm 1965 của Bộ Nội vụ với tên gọi“Hội Cờ Tướng Việt Nam”.

- Đổitên là “Hội Cờ Việt Nam” theo quyết định số 65/BT ngày 25 tháng 1 năm 1981 củaBộ trưởng - Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng.

- Đổitên là “Liên đoàn Cờ Việt Nam” theo Quyết định 514/TCCP ngày 15 tháng 8 năm1992 của Bộ trưởng - Trưởng ban tổ chức cán bộ của Chính phủ.

2. Liênđoàn Cờ Việt Nam mong các vận động viên cờ, các nhà chơi cờ ủng hộ môn thể thaotrí tuệ này sẽ gia nhập Liên đoàn và góp phần xây dựng nhiều Câu lạc bộ Cờ (CờVua, Cờ Tướng...), đồng thời rèn luyện, thi đấu để nâng cao thành tích ở địaphương, trong nước và quốc tế.

3. Dướiđây Ban tổ chức thuộc Liên đoàn trích nguyên văn một số điều trong bản điều lệcủa Liên đoàn Cờ Việt Nam để các bạn tìm hiểu và thực hiện nếu muốn xin gianhập làm hội viên của Liên đoàn tại cơ sở.

VỀ TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH CỦA LIÊN ĐOÀN CỜ VIỆT NAM

Điều2. Liên đoàn Cờ Việt Nam là một tổ chứcxã hội về thể thao có tính chất văn hóa, nghề nghiệp, tập hợp rộng rãi mọingười chơi và hoạt động về các loại Cờ Vua, Cờ Tướng..., tự nguyện hoạt độngtrong tổ chức của Liên đoàn.

Hoạtđộng của Liên đoàn là nhằm phát huy vai trò chủ động của quần chúng, thu hútngày càng nhiều người Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi, giới tính, dân tộc, nghềnghiệp tập luyện, thi đấu, tuyên truyền, ủng hộ, giúp đỡ phát triển và nâng caochất lượng phong trào cờ trong cả nước góp phần rèn luyện trí não, bồi dưỡngphẩm chất tốt đẹp của con người XHCN Việt Nam, trao đổi văn hóa, thể thao vớicác nước và đưa bộ môn này nhanh chóng tiếp cận trình độ quốc tế.

Điều3. Liên đoàn Cờ Việt Nam là một bộ phậncủa Phong trào Olympic Quốc gia Việt Nam và là thành viên chính thức của Liên đoànCờ Quốc tế.

Điều4. Liên đoàn cờ Việt Nam có tư cáchtrước pháp luật về mọi hoạt động của mình...

Điều8. Điều kiện và tiêu chuẩn gia nhậpLiên đoàn.

8.1.Là công dân, có đạo đức, khả năng và nguyện vọng hoạt động cho phong trào cờ.

8.2.Tán thành Điều lệ Liên đoàn; tự nguyện làm đơn xin gia nhập Liên đoàn và hoạtđộng trong một tổ chức cơ sở (Câu lạc bộ Cờ) hoặc các tổ chức khác quy địnhtrong Điều lệ của Liên đoàn.

8.3.Được sự giới thiệu của một hội viên của Liên đoàn và tổ chức của Liên đoàn côngnhận, cấp thẻ hội viên.

Điều9. Nghĩa vụ của hội viên

9.1.Chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị của Liên đoàn và mọi quy định của tổchức cơ sở, câu lạc bộ.

9.2.Hoàn thành nhiệm vụ do tổ chức Liên đoàn ở cơ sở phân công.

9.3.Tham gia sinh hoạt đều đặn ở tổ chức cơ sở của Liên đoàn, rèn luyện môn cờ,phát triển hội viên mới, đóng hội phí...

Điều10. Quyền lợi của hội viên

10.1.Thảo luận, biểu quyết các chủ trương, kế hoạch công tác của Liên đoàn và góp ýkiến lên các cấp của Liên đoàn.

10.2.Có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn.

10.3.Có quyền tham gia một cách có tổ chức các hoạt động cờ trong nước và quốc tế.

10.4.Có quyền xin ra Liên đoàn và thôi giữ các cương vị công tác sau khi đã có đơngửi Ban chấp hành Liên đoàn ở đơn vị cơ sở. Trước khi ra Liên đoàn phải bàngiao lại công việc, tiền, thiết bị... và trả lại thẻ hội viên.

Điều12. Đơn vị cơ sở của Liên đoàn là“Câu lạc bộ Cờ”, tổ chức theo đơn vị dân cư, làm việc, học tập (của khu tậpthể, hộ dân cư, cơ quan, xí nghiệp, trường học, đơn vị bộ đội...), câu lạc bộCờ trong nhà (cung) văn hóa, thể thao của các ngành, các giới, các địa phương.Mỗi Câu lạc bộ cờ có thể chia thành những “nhóm cờ”, những “điểm chơi cờ” hoạtđộng tại các điểm thuận lợi đối với hội viên.

Điều14. Các cơ quan của Liên đoàn cờ ởcấp tỉnh

Đạihội đại biểu của Liên đoàn cấp tỉnh bầu ra Ban chấp hành Liên đoàn cấp tỉnh cónhiệm kỳ hoạt động là 3 năm.

Đạihội đại biểu của Liên đoàn cấp huyện bầu ra Ban chấp hành cấp huyện có nhiệm kỳhoạt động là 2 năm.

CácBan chấp hành nói trên cử ra Ban thường trực gồm Chủ tịch hoặc Phó chủ tịchthường trực, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký để điều hành công việc hàng ngày. Cácquy định cụ thể về sự hoạt động của các cơ quan của Liên đoàn cấp tỉnh, cấphuyện sẽ do đại hội đề ra, phù hợp với điều lệ của Liên đoàn Cờ Việt Nam, đượcchính quyền địa phương phê chuẩn.

Điều15.

15.1.Cấp cơ sở của Liên đoàn có tổ chức “Câu lạc bộ cờ” theo đơn vị dân cư, học tập,làm việc gồm hai hình thức chính:

Câulạc bộ Cờ riêng của tập thể, phường xã, trường học, cơ quan, xí nghiệp công,nông, lâm trường...

Câulạc bộ Cờ trong Câu lạc bộ (hoặc Cung) văn hóa, thể thao của địa phương hoặcngành, giới.

15.2.Câu lạc bộ kết nạp cấp thẻ sinh hoạt hội viên, theo đơn xin gia nhập của từngngười và hoạt động theo những điều lệ của Liên đoàn và luật pháp Nhà nước.

15.3.Câu lạc bộ họp hội nghị toàn thể hàng năm để bầu ra Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ(Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm) với số lượng tùy theo quyết định của hội nghị nóitrên, bàn thực hiện chủ trương công tác hướng dẫn của cấp trên, thông qua nộiquy và hoạt động của Câu lạc bộ và kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm côngtác, kiểm tra tài chính khen thưởng, kỷ luật hội viên...

15.4.Nguồn thu của Câu lạc bộ gồm hội phí, tiền quyên góp và các dịch vụ hợp pháp.

15.5.Hội viên không đóng hội phí 6 tháng hoặc không sinh hoạt liên tục 6 tháng sẽ bịkhai trừ khỏi Liên đoàn. Hội viên không muốn tham gia Liên đoàn nữa phải làmđơn và trả lại thẻ sinh hoạt Câu lạc bộ.

Điều16. Mỗi cấp của Liên đoàn Cờ tổ chứcBan bảo trợ của Liên đoàn Cờ cấp đó, gồm những người nhiệt tình giúp đỡ thiếtthực cho Liên đoàn về tinh thần, vật chất, tài chính, nhằm góp phần phát triểnphong trào và giúp đỡ phát triển tài năng cờ của đất nước.

PHỤ LỤC 3

CÁCHGHI CHÉP CỜ TƯỚNGMỚI

Để khắcphục sự khó khăn trong cách ghi chép thế cờ trong cách ghi truyền thông và giúpbạn chơi cờ làm quen với các chương trình Cờ Tướng trên máy vi tính, Tạp chí NGƯỜICHƠI CỜ của Liên đoàn Cờ Việt Nam đã đề xuất một cách ghi chép mới, được trìnhbày dưới đây:

Cáccột được ký hiệu cố định từ trái sang phải bằng các chữ cái a, b, c, d, e, f,g, h, i.

Các hàng được đánh số từ dưới lên từ 0 tới 9.

Ví dụ như 2 nước bên sẽ ghi:

1. Phe2 Mg7

Nước thứ hai:

2. Pb1 Bg5

(xem hình)

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Các quân Cờ Tướng được ký hiệu:

Nếu có 2 quân cùng tên có thể tới một vị trí thì ghi thêm hàng hay cột xuất phát của quân đó.

Cách ghi này đơn giản: không cần ký hiệu tiến, bình, thoái. Không cần ghi cột xuất phát, chỉ cần ghi vị trí sẽ đến là đủ. Xếp thế cờ thuận tiện vì tọa độ ghi luôn cố định, giống như cách ghi của cờ Vua, không bị phụ thuộc vào hai bên. Ví dụ thế cớ sau đây sẽ được ghi lại như sau:

Tướng                  = T

 

 

Sĩ                          = S

 

 

Tượng               = V (voi)

 

 

Xe                      = X

 

 

Pháo                 = P

 

 

Mã                   = M

 

 

Tốt                  = B (binh)

 

 

 

Trắng:Te0 Sd0 Sf0 Ve2 Xf8

Đen:Te9 Sd9 Mb2 Ba4 Bb4

Việc ghi biên bản ván cờ theo cách này gọn nhẹ, đỡ nhầm lẫn. Ví dụ nước đi tiếp theo, nếu ghi theo cách cũ là:

1. X4-7 B2.1 thì với cách mới sẽ ghi:

1. Xc8 Bb3

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

PHỤ LỤC 4

SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ CỜ VÀMẪU BIÊN BẢN

Đồnghồ cờ là một đồng hồ kép, mỗi mặt đồng hồ chỉ thời gian đã dùng để suy nghĩ củamỗi bên. Khi đi xong một nước, đấu thủ A phải dùng chính tay đã di chuyển quâncờ bấm vào nút đồng hồ của bên mình. Khi đó đồng hồ của A ngừng chạy, còn đồnghồ của B sẽ chạy để đo thời gian suy nghĩ của B. Về phía B, sau khi đi xong mộtnước cũng sẽ bấm vào nút đồng hồ khiến đồng hồ của B ngừng chạy còn đồng hồ củaA sẽ chạy và đo thời gian suy nghĩ của A (xem hình).

Khi thờigian quy định cho mỗi đấu thủ sắp hết thì kim đồng hồ sẽ đẩy vào một cái chốtmàu đỏ ở vị trí số 12 (trong thuật ngữ thi đấu người ta gọi đó là lá cờ) khiếnchốt này bị đẩy lên nằm ngang và sau đó khi hết thời gian thì rơi xuống (rụngcờ). Dù chưa bị chiếu hết, nhưng bên nào bị rụng cờ trước (tức là hết thời gianquy định trước) là bên đó thua.

Gầnđây người ta còn sử dụng đồng hồ đánh cờ điện tử, về cơ chế tính giờ cũng giốngnhư đồng hồ nói trên, chỉ khác là thì giờ suy nghĩ của mỗi đấu thủ được đếmngược bằng số, khi hết giờ đồng hồ sẽ báo về số 0. Loại đồng hồ điện tử còn cóthể định thời gian cho nhiều dạng thi đấu như cờ nhanh, cờ chớp (5 phút 1ván)... rất tiện lợi.

Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành

Khi đi xong một nước, bên A bấm nút, đồng hồ bên A ngừng, đồng hồ bên B chạy để đo thời gian suy nghĩ của B. Sau khi đi xong, B bấm nút, đồng hồ của B dừng, đồng hồ A chạy, đo thời gian suy nghĩ của A.

 

 

BIÊN BẢN THI ĐẤU

 

Têngiải:

 

Vòngđấu: …………….. Ngày ………. tháng.... năm ………………

 

Trắng:……………………………………………...Số: ……………….

 

Đen:………………………………………………..Số: ……………….

 

Trọngtài: ……………………………………………………………….

 

 

TT

Trắng

Đen

TT

Trắng

Đen

1

P2-5

 

M8.7

 

31

 

 

 

2

M2.3

 

P2-4

 

32

 

 

 

3

 

 

 

33

 

 

 

4

 

 

 

34

 

 

 

5

 

 

 

35

 

 

 

6

 

 

 

36

 

 

 

7

 

 

 

37

 

 

 

 

 

28

 

 

 

58

 

 

 

29

 

 

 

59

 

 

 

30

 

 

 

60

 

 

 

 

Trắng :                        Đen:

Text Box: Trắng :                        Đen:

 

Tỷ số ván đấu:

 

 

 

Phán Quyết của Trọng tài:……………………………………………

Trắng ký Trọng tài ký: Đen ký

Text Box: Phán Quyết của Trọng tài:……………………………………………
Trắng ký Trọng tài ký: Đen ký

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trắng ký Trọng tài ký: Đen ký:

Ghichú: Phần tiêu đề “Trắng” “Đen” nghĩalà họ tên đấu thủ cầm quân Trắng và cầm quân Đen. Số là mã số của đấu thủ đượcxác định trước khi bắt thăm. Tiêu đề biên bản có thể thêm các mục: Đơn vị, Lứatuổi, Địa điểm... nếu cần. Tỷ số do các đấu thủ ghi. Phán quyết của trọng tàigồm Trắng thắng, Đen thắng, hòa.

PHỤ LỤC 5

HƯỚNG DẪN SOẠN THẢOĐIỀU LỆ TỔ CHỨC GIẢI CỜ TƯỚNG

Khitổ chức một giải Cờ Tướng thì việc quan trọng trước tiên là soạn thảo và côngbố điều lệ của giải. Điều lệ khác với luật ở chỗ: điều lệ chỉ có giá trị vớitừng giải một trong khi luật có giá trị với tất cả các giải.

Điềulệ cần chính xác, rõ ràng để các đấu thủ có cơ sở quyết định tham dự hay không.Điều lệ giải đã công bố thì không thay đổi, trừ khi có vấn đề đột xuất về tổchức cần bổ sung. Điều lệ không những cần cho các đấu thủ mà còn cần cho ban tổchức, trọng tài để chuẩn bị mọi mặt cho cuộc thi đấu: từ chuẩn bị kinh phí, cơsở vật chất, tập huấn kỳ thủ, tập huấn trọng tài, các vấn đề nhân sự, chuyênmôn v.v...

Thôngthường một điều lệ giải phải có các nội dung chính sau:

1.Mục đích ý nghĩa và tên giải:

Cầnnêu ngắn gọn, rõ ràng, chính xác. Thí dụ:

GiảiVô địch Cờ Tướng toàn quốc

GiảiVô địch Cờ Tướng thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc

GiảiCờ Tướng giao hữu...

2.Thời hạn tổ chức giải:

(Từngày nào tới ngày nào).

3.Đơn vị đăng cai và đơn vị, cá nhân tài trợ:

(Nêurõ tên. Ví dụ: Sở Thể dục thể thao tỉnh...., Nhà tài trợ: Công ty....).

4.Đối tượng tham gia giải:

Cầnxác định rõ:

- Vềcá nhân: đấu thủ cần có điều kiện gì: nam, nữ, lứa tuổi, trình độ cờ...

- Vềđịa phương hay đơn vị:

Quyđịnh cử số đấu thủ chính thức dự giải cá nhân, đồng đội.

- Thamgia đặc cách: các cá nhân được đặc cách, đơn vị đăng cai được cử thêm bao nhiêuđấu thủ v.v...

5.Địa điểm thi đấu:

Nêurõ tên địa điểm, địa chỉ và có thể cả một số đặc điểm địa lý, khí hậu, điềukiện thuận lợi khó khăn đối với thi đấu.

6.Lịch thi đấu:

Ngàytập trung, thời điểm họp và bốc thăm, lịch thi đấu, ngày nghỉ giữa giải, ngàybế mạc...

7.Hình thức thi đấu:

Đấuloại trực tiếp, loại vòng tròn, theo hệ Thụy Sĩ, số ván v.v...

8.Luật lệ thi đấu:

Cầnnói rõ áp dụng luật nào, chương mục nào của luật, quy định thời gian ván đấu,và thời gian một nước đi nếu cần, kiểm tra số nước đi, sử dụng đồng hồ chuyêndùng hay không v.v...

9.Nguyên tắc xếp hạng cá nhân đồng đội:

Quyđịnh thứ tự lựa chọn xếp hạng, cách tính hệ số... (theo luật).

10.Giải thưởng cho cá nhân, đồng đội, toàn đoàn:

Số giải thưởng, hình thức thưởng: huy chương, tiền, hiện vật...

11.Tiêu chuẩn được phong cấp kiện tướng, vận động viên cấp I, quyền lợi được thi đấutrong các giải sau:

Cácvấn đề này cần phải nêu chi tiết.

12.Quyền lợi và nghĩa vụ về vật chất:

Nơiăn, nghỉ của các đấu thủ, cán bộ phụ trách và người cùng đi, giá tiền và tráchnhiệm thanh toán.

13.Lệ phí: các đấu thủ phải nộp (quyđịnh rõ số tiền, thời gian nộp...).

14.Mẫu đăng ký danh sách trưởng đoàn,huấn luyện viên và đấu thủ (nếu có tham gia đồng đội thì cần báo rõ danh sáchđấu thủ tính điểm đồng đội trước khi đấu).

Danhsách đấu thủ có những chi tiết cần thiết để xem xét tư cách đấu thủ.

15.Thời hạn chậm nhất phải gửi danh sáchđăng ký thi đấu đến ban tổ chức giải.

Ngoàinhững điều nói trên, điều lệ giải còn có thể nêu lên những chi tiết cần thiếtkhác.

Điềulệ giải tùy theo tính chất giải và điều kiện địa lý, phải tính toán cẩn thận trướcđể gửi điều lệ đến người nhận trước một thời gian cần thiết (nếu là các giảilớn thì phải gửi trước từ 2 tới 3 tháng) để đủ thời gian triển khai các côngviệc tham gia thi đấu, chuẩn bị tài chính và chuẩn bị cho công tác tổ chứcgiải. Trong quá trình đó nếu có vấn đề gì cần trao đổi, thắc mắc hay đề nghịthêm thì các đơn vị tham gia có đủ thời gian phản hồi tới cơ quan ban hành điềulệ.

PHỤ LỤC 6

TIÊU CHUẨN PHONG CẤPVẬN ĐỘNG VIÊN CỜ TƯỚNG CẤP QUỐC GIA

A.ĐỐI VỚI VẬN ĐỘNG VIÊN NAM:

1.Cấp kiện tướng quốc gia:

Đạtmột trong các tiêu chuẩn sau đây tại các giải quốc gia:

a) Đạt72% số điểm tại giải Vô địch đồng đội toàn quốc: Thi đấu 9 ván đạt 6,5 điểm, 11ván đạt 8 điểm, 13 ván đạt 9,5 điểm.

b)Đạt thứ hạng từ 1 đến 6 tại giải Vô địch toàn quốc.

c) Đạttiêu chuẩn kiện tướng dự bị hai lần trong năm.

D)Đạt kiện tướng của Liên đoàn Cờ Tướng Thế giới hoặc châu Á.

2.Cấp kiện tướng dự bị quốc gia:

a) Đạtsố điểm kém điểm chuẩn của kiện tướng 0,5 điểm tại giải Vô địch đồng đội toànquốc.

b) Đạtthứ hạng từ 7 tới 10 tại giải Vô địch toàn quốc.

c) Đạtthứ hạng nhất cá nhân tại giải trẻ toàn quốc hạng tuổi 18.

3.Cấp I quốc gia:

a) Đạt55% số điểm tại giải Vô địch đồng đội toàn quốc: Thi đấu 9 ván đạt 5 điểm, 11ván đạt 6 điểm, 13 ván và đạt 7 điểm.

b) Đạtthứ nhất cá nhân hạng tuổi 15 và nhì, ba hạng tuổi 18 tại giải trẻ toàn quốc.

B.ĐỐI VỚI VẬN ĐỘNG VIÊN NỮ:

1.Cấp kiện tướng quốc gia:

a) Đạtthứ nhất cá nhân giải Vô địch đồng đội toàn quốc.

b) ĐạT thứ hạng từ 1 đến 3 tại giải Vô địch toàn quốc.

c) Đạtkiện tướng của Liên đoàn Cờ Tướng Thế giới hoặc châu Á.

d) Đạttiêu chuẩn kiện tướng dự bị hai lần trong năm.

2.Cấp kiện tướng dự bị quốc gia:

a) Đạtthứ hạng cá nhân từ 2 đến 3 tại giải Vô địch đồng đội toàn quốc.

b) Đạtthứ hạng từ 4 tới 5 tại giải vô địch quốc gia (cá nhân).

c) Đạtthứ hạng nhất tại giải trẻ toàn quốc hạng tuổi 18.

3.Cấp I quốc gia:

Phảiđạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Đạt55% số điểm tại giải Vô địch đồng đội toàn quốc: Thi đấu 9 ván đạt 5 điểm, 11ván đạt 6 điểm, 13 ván đạt 7 điểm.

b) Đạtthứ nhất cá nhân hạng tuổi 15 và nhì, ba hạng tuổi 18 tại giải trẻ toàn quốc.

Ghichú: Tiêu chuẩn phong cấp cóthể được điều chỉnh cho phù hợp từng thời kỳ, được công bố trong Điều lệ củacác giải toàn quốc.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG QUYỂNLUẬT CỜ TƯỚNG

QuyểnLuật Cờ Tướng tuy đã đề cập tới những vấn đề căn bản nhất của quá trình tổ chứcvà thi đấu, nhưng cũng như bất cứ luật nào, không thể đưa vào toàn bộ những vấnđề sẽ nảy sinh trong quá trình thi đấu.

Do CờTướng ở nước ta có truyền thống hàng trăm năm, nên các quan niệm, tập quán, thểlệ, ngôn ngữ, thói quen,... ở các vùng địa phương cũng còn khác nhau. Các hìnhthức thi đấu cờ rất đa dạng, phong phú, nhất là đối với hình thức chơi cờ tronglễ hội, cờ người, cờ bỏi... có kết hợp với biểu diễn nghệ thuật, võ thuật.

Gầnđây phong trào chơi cờ nhanh (từ 15 tới 30 phút mỗi ván), cờ chớp (5 phút mộtván), chơi đồng loạt, chơi cờ tưởng (cờ mù), đấu cờ với máy vi tính... cũng phổbiến rộng rãi và phát triển mạnh.

Tấtcả những vấn đề đó chưa thể đưa hết vào một quyển luật, mà luật chỉ định ranhững vấn đề căn bản nhất, quan trọng nhất, làm nền tảng thống nhất cho môn CờTướng trong cả nước.

Cácđiều luật của quyển Luật Cờ Tướng, dù đã được biên soạn kỹ càng, nhưng vẫn cầnnhững chỉ dẫn. Vì vậy khi áp dụng quyển luật này đề nghị xem kỹ một số giảithích, hướng dẫn sau đây:

1.Từ ngữ: Trong Cờ Tướng, tuy trên bàncờ cùng một thế cờ, cùng một nước đi nhưng mỗi miền, mỗi vùng có thể sử dụngcác cách diễn đạt khác nhau, ngôn ngữ khác nhau. Trong quyển Luật này thốngnhất chọn một. Là luật toàn quốc nên phải giảm bớt dùng ngôn ngữ của địaphương, chú trọng sử dụng các ngôn từ văn bản và chỉ sử dụng từ Hán - Việt khinào không có ngôn từ Việt Nam thay thế.

2.Thời gian ván đấu: Vì sao Luật chưaquy định dứt khoát thời gian mà dùng câu “đưa ra một số cách tính thời gianđể ban tổ chức từng giải lựa chọn”. Hiện nay ngoài các giải được đưa vào hệthống thi đấu quốc gia, thời gian đấu được tính bằng đồng hồ đánh cờ một cách nghiêmngặt thì còn nhiều giải đấu ở địa phương, làng xã... do nhiều yếu tố khách quannên chưa thể quy chuẩn thời gian mỗi ván đấu, mà chỉ đưa ra một số mẫu để bantổ chức lựa chọn. Đó là chưa nói phần lớn các giải ở địa phương chưa có đồng hồđánh cờ và cũng chưa có thói quen ghi chép biên bản, nên việc quy định quá chặtchẽ là chưa thích hợp. Tùy quá trình phát triển cao hơn và có được trang thiếtbị đầy đủ thì sẽ có những bổ sung chặt chẽ hơn.

3.Màu quân: Trong dân gian thường sửdụng hai màu là Đỏ (điều) và Đen. Trước đây, theo truyền thống, một số nơi quyước Đen đi trước theo quan niệm “hắc giả tiên hành”. Nay dùng hai màu Trắng vàĐen với quy định bên cầm quân Trắng đi trước nhằm đảm bảo sự tiện lợi, dễ xem,dễ in ấn và đúng theo luật cờ chung của châu Á và thế giới, nhất là khi ViệtNam đã là thành viên của các tổ chức này.

4.Tổ chức thi đấu: Thành lập Ban kiểmtra tư cách đấu thủ, ban giải quyết khiếu nại, chủ yếu là ở các giải lớn, đông ngườitham dự. Ban kiểm tra tư cách đấu thủ ở các giải đánh theo hạng tuổi (các giảitrẻ, Hội khỏe Phù Đổng, thi đấu trong học sinh...) để thu nhận và kiểm tra hồsơ, phát hiện sự gian lận ngày tháng năm sinh, sửa chữa, trao đổi hồ sơ, lýlịch, học bạ.

Ởcác giải khác, tuy không thành lập các ban trên nhưng công việc kiểm tra vàgiải quyết khiếu nại này sẽ do ban tổ chức đảm trách.

Ởcác giải quốc gia, cấp tỉnh thành, các giải lớn... bắt buộc phải cử tổng trọngtài. Nhưng các giải địa phương, giải nhỏ, người tham dự không đông thì chỉ cầncử ban trọng tài, trong đó có một trưởng ban, tránh cử quá nhiều chức danh, quáđông người vào công việc tổ chức.

5.Phải hiểu thực chất tinh thần nhữngđiều luật cũng như mục đích cơ bản của nó chứ không phải chỉ theo hình thức. Vídụ việc chạm quân, mục đích của điều luật này nhằm ngăn chặn việc đấu thủ cốtình hoãn nước đi, thay đổi ý định ban đầu của mình. Trước đây luật này đượcgọi nôm na là “hạ thủ bất hoàn”. Đây là một điều luật quan trọng nhằmdứt điểm từng nước đi một, cho nên việc xử phạt là đúng. Tuy nhiên không phảikhông có những kỳ thủ thiếu tư cách, khi bí cờ hay sắp thua, lợi dụng sự vô ýhay vô can của đối phương để “ăn vạ”, đổ lỗi cho đối phương chạm quân để cứuvãn tình thế của mình. Trọng tài phải tỉnh táo, phân biệt rõ, xem xét tình thếcụ thể, chứng lý rõ ràng để xử lý thật công minh trong những trường hợp nhưthế.

6.Trong luật lần này quy định: ngoàitrọng tài và đấu thủ được quyền nêu ra và xử lý vụ việc trong quá trình tiếnhành ván cờ, còn không ai khác được quyền đề đạt và khiếu nại. Quy định nàyxuất phát từ thực tế trong nhiều năm qua xảy ra tình trạng có quá nhiều ý kiếntừ bên ngoài can thiệp vào ván đấu như lãnh đội, huấn luyện viên, thân nhân củađấu thủ, thậm chí các quan chức, đoàn thể... gợi ý hay yêu cầu phải xử lý theocách của mình. Làm như vậy khiến luật cờ mất tác dụng và ảnh hưởng xấu tới tinhthần đấu thủ, làm mất uy tín và chất lượng của giải cờ.

7.Về quy định trọng tài chỉ được phánxét hòa ở trường hợp “nếu cờ của cả hai đấu thủ không còn Xe, Pháo, Mã, Tốttức không còn quân sang trận địa đối phương tấn công thì trọng tài có quyềntuyên bố ván cờ hòa” cũng có thể làm nảy sinh thắc mắc cho rằng còn nhiềutrường hợp hòa khác sao trọng tài không can thiệp. Thực ra thì trường hợp quyđịnh trong luật nói trên là rõ ràng nhất mới được quy định, còn các trường hợpkhác còn phụ thuộc vào trình độ đấu thủ. Có trường hợp đối với các cao thủ thìhòa là chắc chắn, nhưng do một bên trình độ cờ thấp nên vẫn để thua như thường.Quy định trên cũng nhằm hạn chế sự thiên vị hay trình độ yếu kém của trọng tài,khiến ván cờ còn chưa ngã ngũ thì trọng tài đã tự ý can thiệp. Nếu quả thật gặptrường hợp nhất định sẽ hòa thì sớm muộn cũng sẽ dẫn tới điều khoản hạn định“60 nước không bắt quân” lúc đó xử hòa cờ là tất yếu hay hai bên đều nhận thấyvà tự nguyện thỏa thuận với nhau hòa cờ.

8.Luật lần này được sửa đổi, bổ sung vàchi tiết hóa nên phải phổ biến đầy đủ từng điều cho người chơi cờ, huấn luyệnviên, ban tổ chức... Riêng trọng tài phải được tập huấn luật, được giải đáp tấtcả các thắc mắc trước khi vào giải. Nếu bản thân trọng tài còn chưa nắm vữngluật thì rất khó điều hành giải cờ có kết quả.

Khiđấu thủ yêu cầu thì trọng tài phải dẫn luật (chương nào, điều nào...) cho đấuthủ để phán xét của mình được đấu thủ chấp nhận. Vì vậy trước hết phải cho kỳthủ học luật kỹ càng.

Có ýkiến cho rằng nên cộng lỗi tác phong và lỗi kỹ thuật, đủ 3 lỗi là xử thua cờ. Ởđây cần hiểu rõ: lỗi tác phong là một tên chung chỉ tư cách đạo đức cũng nhưtác hại mà nó gây ra, mức độ nặng nhẹ rất khác nhau, ví dụ khi thi đấu xảy raẩu đả thì ban tổ chức có thể truất ngay quyền thi đấu toàn giải của thủ phạmchứ không chờ tới 3 lần ẩu đả mới xử thua ván cờ. Trong luật không thể liệt kêhết các lỗi tác phong. Lỗi tác phong đề cập trong luật là những lỗi không gâytác hại nghiêm trọng. Vì vậy luật không có chỉ dẫn cộng lỗi tác phong và lỗi kỹthuật. Cốt lõi của đánh cờ là đấu trí. Những quy định về bắt lỗi, xử phạt nhằmgiữ khuôn phép và sự an toàn cho cuộc đấu trí chứ không phải chỉ là công cụ đểđịnh đoạt thắng thua.

Ở cơ sở ngoài việc phổ biến luật, cũng nên giao cho một số người nghiên cứu sâu về luật để gặp khi cần, mọi người có thể được giải đáp nhưng thắc mắc của mình.

9.Về cơ bản quyển luật này thống nhất vớiLuật Cờ Tướng châu Á và Luật Cờ Tướng thế giới. Nhưng có những điểm nhỏ khácbiệt. Vì thế trước khi tham dự các giải đấu quốc tế hay tham dự giải quốc tế tổchức tại Việt Nam, các đấu thủ, lãnh đội, huấn luyện viên, ban tổ chức cần tìmhiểu kỹ càng điều lệ giải và các điểm khác biệt đó để thông báo cho các đấu thủ và những người có trách nhiệm. Nếu có những quy định mới ban hành lần đầu tiênhay bổ sung thì Liên đoàn Cờ cần thông báo kịp thời.

10.Tập ghi biên bản: chỉ có biên bản mớigiúp cho người chơi nghiên cứu lại các ván cờ của mình cũng như của đối thủ để tự sửa chữa sai sót, học tập nước hay, nâng cao trình độ. Cố gắng tập đánh bằng đồng hồ để làm chủ thời gian và biết cách phân phối thời gian hợp lý, khi thamgia các giải lớn có đồng hồ thì không bị bỡ ngỡ.

Trong quá trình tiến hành giải cờ, nếu có những tình huống phát sinh mà không có điềuluật nào quy định rõ ràng, thì có thể nghiên cứu những tình huống tương tự được đề cập trong luật để tìm ra một giải pháp chính xác theo tinh thần chung là không trái với những điều được quy định trong luật. Luật Cờ Tướng này được xây dựng trên quan điểm cho rằng các trọng tài đều có đủ trình độ cần thiết, khả năng xét đoán lành mạnh và tinh thần khách quan tuyệt đối.

Suckhoecuocsong.vn (Theo Quyết định 1409/2004/QĐ-UBTDTT/TT1 về việc ban hành Luật Cờ Tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành)

Các tin khác

  • Pickleball môn thể thao tương thích với người Việt

    Pickleball môn thể thao tương thích với người Việt

    Tập thể dục thể thao tăng cường sức khoẻ, bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh đã trở thành thói quen của người dân Việt Nam trong những thập niên qua.
  • Teqball môn thể thao tăng cường sức khoẻ sự linh hoạt

    Teqball môn thể thao tăng cường sức khoẻ sự linh hoạt

    Thời đại mới với rất nhiều loại hình thể thao giúp tăng cường sức khoẻ trong đó Teqball môn thể thao tổng hợp đòi hỏi nhanh nhẹn khéo léo, sự phối hợp khoa học, nhịp nhàng của người chơi.
  • Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

    Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

    Luật thi đấu Đá cầu theo quyết định số 335/QĐ-UBTDTTquy định thời gian thi đấu, sân, trọng tài, luật đấu, vị trí đấu thủ, cách tính điểm v.v.
  • Luật thi đấu cầu mây chính thức

    Luật thi đấu cầu mây chính thức

    Luật thi đấu Cầu mây theo quyết định số 2087/QĐ-UBTDTT quy định thời gian thi đấu, sân, lỗi, trọng tài, luật đấu, cách tính điểm v.v.
  • Luật cử tạ chính thức

    Luật cử tạ chính thức

    Luật cử tạ quy định các khái niệm trong bộ môn, Luật chi tiết đối với giải vô địch trong nước, thế giới. luật kỹ thuật, các lỗi, trọng tài, khiếu nại v.v
  • Luật đấu vật chính thức

    Luật đấu vật chính thức

    Luật đấu Vật theo quyết định số số 1509/QĐ-UBTDTT quy định thể thức thi đấu, trọng tài, cách tính điểm, khảm đấu, khiếu nại v.v.
  • Luật thi đấu Boxing chính thức

    Luật thi đấu Boxing chính thức

    Luật thi đấu Boxing quy định về võ đài, các thủ tục đăng ký, quy định về găng đấu, trang phục, y tế, cách bốc thăm, hiệp đấu, trọng tài, khiếu nại v.v
  • Luật thi đấu cầu lông

    Luật thi đấu cầu lông

    Luật thi đấu Cầu lông theo quyết định số 1154/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 06 năm 2006 quy định các khái niệm, sân, cầu, vợt, giao cầu, thi đấu đơn, thi đấu đôi, các lỗi, trọng tài v.v.
  • Luật thi đấu bóng rổ chính thức

    Luật thi đấu bóng rổ chính thức

    Quyết định số 1185/QĐ-UBTDT ngày 10 tháng 6 năm 2005 về việc ban hành luật thi đầu bóng rổ gồm 2 phần 8 chương và 50 điềuđược áp dụng trong các cuộc thi đấu Bóng rổ từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại Việt Nam.
  • Luật thi đấu bơi lội

    Luật thi đấu bơi lội

    Luật thi đấu bơi lội quy định tổ chức, khiếu nại, trọng tài, tư cách vận động viên, kiểm tra doping, luật bơi cho từng bộ môn bơi v.v.