Luật chơi bida carom áp dụng tại Việt Nam và quốc tế

6/29/2017 8:16:32 AM
Môn carom billiards ở Việt Nam gọi là bida carom, bida france... là kiểu chơi bida gồm 3 bi trắng, đỏ và vàng. Kiểu chơi của bida carom gồm có tự do, 1 băng và 3 băng với những nguyên tắc chung áp dụng trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.

 

Môn carom billiards ở Việt Nam gọi là bida carom, bida france... là kiểu chơi bida gồm 3 bi trắng, đỏ và vàng. Kiểu chơi của bida carom gồm có tự do, 1 băng và 3 băng với những nguyên tắc chung áp dụng trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.

Bắt đầu trận đấu

Sau khi trọng tài đã chọn được cơ thủ khai cuộc hoặc nhận được kết quả bốc thăm, trận đấu sẽ được bắt đầu.

Để thi đấu giành quyền khai cuộc, trọng tài sẽ đặt 2 bi trên đường ngang điểm cuối và điểm đầu sẽ là mốc để phân chia thành 2 phần của đối thủ.

Hai cơ thủ cùng lúc đánh bi về phía băng đỉnh và quay trở lại, bi nào gần băng cuối hơn thì cơ thủ đó là người khai cuộc. Cơ thủ nào đánh bi ra khỏi phần bàn của mình sẽ bị thua và mất quyền khai cuộc. Người thắng có quyền nhường cho cơ thủ kia khai cuộc. Nội dung này có ý nghĩa như chọn đối giao bóng trước khi thi đấu bóng đá.

Các vị trí của cú đánh khai cuộc: Bi đỏ sẽ được đặt ở điểm đầu. Bi của cơ thủ sẽ được đặt ở điểm cuối. Bi của cơ thủ khai cuộc sẽ được đặt ở 1 trong 2 điểm khai cuộc.

Khai cuộc hợp lệ: Cơ thủ khai cuộc phải đánh trực tiếp vào bi đỏ trước tiên, sau khi khai cuộc thì cả 2 bi ngoài bi cái đều có thể chọn là bi mục tiêu.

Đặt lại bi khi bị dính hoặc rơi khỏi bàn

Trong carom tự do (Libre) 1 băng thì tất cả 3 bi đều được đặt lại ở vị trí ban đầu khi khai cuộc. Trong carom 3 băng  thì chỉ có bi cái khi dính mới được đặt lại tại điểm quy định (điểm cuối).

Trường hợp điểm quy định bị chiếm chỗ thì bi chiếm chỗ đó sẽ được đặt tại điểm quy định như sau: Nếu là bi đỏ thì đặt tại điểm đầu. Nếu là bi của cơ thủ kia thì sẽ được đặt tại điểm giữa.

Khi nào thì bị lỗi (làm mất lượt)

Phạm lỗi khi bi rơi khỏi bàn; khi đánh khi bi chưa dừng hẳn; Khi cơ thủ dùng phần khác của cơ ngoài đầu da để đánh; Khi chạm tay, quần áo hay bất cứ bộ phận nào khác vào bất cứ bi nào.

Ngoài ra người chơi còn bị phạm lỗi khi đánh bi mà chân không chạm sàn; Đẩy cơ, Đánh bi hai lần; Đánh sai bi: lưu ý, trọng tài và cơ thủ kia có thể bắt lỗi cú đánh này. Cơ thủ thì có thể bắt lỗi bất cứ lúc nào, còn trọng tài chỉ có thể bắt lỗi sau khi thực hiện cú đánh. Những điểm ghi trước khi phạm lỗi đều được tính.

Những lỗi không cố ý được đánh tiếp

Bất cứ cú đánh phạm lỗi nào xảy ra do sự va chạm từ bên ngoài  thì đấu thủ sẽ  không bị bắt lỗi. Nếu bi bị xê dịch do sự rối loạn thì chúng sẽ được  đặt lại vị trí cũ càng chính xác càng tốt và cơ thủ sẽ được tiếp tục đánh.

Bi nhảy lên thành băng rồi quay trở lại bàn thì được coi là hợp lệ, tuy nhiên nếu bi còn nằm ở thành băng thì được cho là phạm lỗi và cơ thủ sẽ mất lượt.

Lưu ý: Những cú đánh trược cơ không làm mất lượt, trừ khi phần sắt bị đầu cơ hay cán cơ chạm vào bi cái. Những cú đánh này không tính là lỗi và vẫn tính điểm như bình thường.

Kết thúc trận đấu

Trận đấu kết thúc hợp lệ là khi cơ thủ ghi điểm hoặc đánh đủ số lượt cơ mà ban tổ chức quy định. Nếu không quy định lượt cơ thì cơ thủ nào kiếm đủ số điểm mà ban tổ chức đề ra trước sẽ thắng cuộc.

Trong trường hợp 2 bên bằng điểm thì sẽ được quyết định bằng cách so sánh chỉ số trung bình của 2 bên ở những trận trước hoặc thi đấu luân lưu bằng cú đánh khai cuộc cho đến khi có sự cách biệt về điểm.

Suckhoecuocsong.com.vn sưu tầm

Các tin khác

  • Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

    Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

    Luật thi đấu Đá cầu theo quyết định số 335/QĐ-UBTDTTquy định thời gian thi đấu, sân, trọng tài, luật đấu, vị trí đấu thủ, cách tính điểm v.v.
  • Luật thi đấu cầu mây chính thức

    Luật thi đấu cầu mây chính thức

    Luật thi đấu Cầu mây theo quyết định số 2087/QĐ-UBTDTT quy định thời gian thi đấu, sân, lỗi, trọng tài, luật đấu, cách tính điểm v.v.
  • Luật cử tạ chính thức

    Luật cử tạ chính thức

    Luật cử tạ quy định các khái niệm trong bộ môn, Luật chi tiết đối với giải vô địch trong nước, thế giới. luật kỹ thuật, các lỗi, trọng tài, khiếu nại v.v
  • Luật đấu vật chính thức

    Luật đấu vật chính thức

    Luật đấu Vật theo quyết định số số 1509/QĐ-UBTDTT quy định thể thức thi đấu, trọng tài, cách tính điểm, khảm đấu, khiếu nại v.v.
  • Luật thi đấu Boxing chính thức

    Luật thi đấu Boxing chính thức

    Luật thi đấu Boxing quy định về võ đài, các thủ tục đăng ký, quy định về găng đấu, trang phục, y tế, cách bốc thăm, hiệp đấu, trọng tài, khiếu nại v.v
  • Luật thi đấu cầu lông

    Luật thi đấu cầu lông

    Luật thi đấu Cầu lông theo quyết định số 1154/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 06 năm 2006 quy định các khái niệm, sân, cầu, vợt, giao cầu, thi đấu đơn, thi đấu đôi, các lỗi, trọng tài v.v.
  • Luật thi đấu bóng rổ chính thức

    Luật thi đấu bóng rổ chính thức

    Quyết định số 1185/QĐ-UBTDT ngày 10 tháng 6 năm 2005 về việc ban hành luật thi đầu bóng rổ gồm 2 phần 8 chương và 50 điềuđược áp dụng trong các cuộc thi đấu Bóng rổ từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại Việt Nam.
  • Luật thi đấu bơi lội

    Luật thi đấu bơi lội

    Luật thi đấu bơi lội quy định tổ chức, khiếu nại, trọng tài, tư cách vận động viên, kiểm tra doping, luật bơi cho từng bộ môn bơi v.v.
  • Luật thi đấu bóng chuyền chính thức

    Luật thi đấu bóng chuyền chính thức

    Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành QĐ số 488/QĐ-UBTDTT ngày 12 tháng 3 năm 2007 về việc ban hành luật bóng chuyền và luật bóng chuyền bãi biển quốc tế gồm 2 phần, 8 chương, 28 điều được áp dụng thống nhất trong toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam. Luật bóng chuyền quy định sân, bóng, vận động viện, trọng tài, lỗi vi phạm, đập bóng, chắn bóng, tấn công, thay người, hội ý v.v.
  • Danh sách các môn thể thao nổi tiếng bằng tiếng Anh, tiếng Việt

    Danh sách các môn thể thao nổi tiếng bằng tiếng Anh, tiếng Việt

    Những môn thể thao đang thịnh hành, có giải thi đấu ở khắp nơi trên thế giới có tên tiếng Việt và tiếng Anh là: