Lấy cao răng những đối tượng nào nên lấy, không nên lấy
Vì sao nên lấy cao răng thường xuyên, những ai nên lấy cao răng
Lấy cao răng những đối tượng nào nên lấy, không nên lấy
Lấy cao răng giúp ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng. Nhưng không phải ai cũng thực hiện lấy cao răng, những người thuộc nhóm đối tượng dưới đây không nên lấy cao răng để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cao răng là các mảng bám tích tụ, bị vôi hóa từ vi khuẩn kết hợp với protein, sản phẩm phụ của thức ăn sẽ tạo thành một lớp màng dính trên thành răng, lâu dần trở nên khô cứng, bám chắc ở dưới các mép lợi, bề mặt của răng, các vị trí bàn chải đánh răng không làm sạch được,…
Vì sao nên lấy cao răng thường xuyên?
Theo các chuyên gia về nha khoa cho biết việc lấy cao răng định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng như:
+ Lấy cao răng thường xuyên có thể giúp phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng ở giai đoạn sớm từ đó các phác đồ điều trị sớm, phòng tránh bệnh có thể tiến triển nặng hơn.
+ Các cao răng tích tụ nhiều, xương răng càng bị tiêu răng càng bị tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm bên trong xương càng ngắn lại khiến cho răng dễ dàng bị lung lay và quá trình tiêu xương vì thế trở nên nhanh hơn. Khi lấy cao răng sẽ ngăn ngừa tình trạng răng lung lay, tiêu xương.
+ Ngăn ngừa các bệnh răng miệng như viêm lợi, nha chu, viêm tủy ngược dòng, sâu răng. Các vi khuẩn có trong mảng bám cao răng cũng là một trong các nguyên nhân gây các bệnh ở niêm mạc miệng, bệnh mũi họng, bệnh tim mạch,…
+ Cao răng bám quá lâu trên găng gây ra hôi miệng việc lấy cao răng thường xuyên giúp xử lý được các vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng.
+ Cải thiện sức khỏe, phòng tránh các bệnh nguy hiểm. Bởi vi khuẩn tồn tại trong các cao răng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, bệnh hầu họng, bệnh đường hô hấp dưới, bệnh nhiễm trùng nướu,... Khi cao răng được loại bỏ tức là nguy cơ này cũng sẽ được giảm đi.
+ Các mảng bám lâu ngày nếu không được loại bỏ có thể gây sâu răng. Nếu các cao răng được làm sạch sẽ phòng tránh sâu răng và bệnh về răng nướu.
+ Các vi khuẩn trong các mảng bám không được làm sạch lâu ngày sẽ sinh ra độ tốc, gây viêm chân răng, ê buốt chân răng, việc lấy cao răng định kỳ sẽ được cải thiện trạng này.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện lấy cao răng, những người dưới đây nên tránh lấy cao răng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Những đối tượng nên lấy cao răng
Hầu hết tất cả chúng ta đều nên lấy cao răng để phòng ngừa sâu răng, hôi miệng, các bệnh lý về răng miệng, nhất là các đối tượng sau:
+ Người có cao răng được chỉ định trám răng, nhổ răng, tẩy trắng răng,... nên đi lấy cao răng.
+ Người bị viêm nha chu, viêm nướu do cao răng nên đi lấy cao răng để cải thiện tình trạng viêm nha chu, viêm nướu.
+ Những phụ nữ mang thai nên lấy cao răng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh răng miệng có liên quan đến thai kỳ như u nướu do thai nghén. Ngoài ra, nếu lấy cao răng chỉ nên thực hiện vào 3 tháng giữa của thai kỳ, giai đoạn đầu, cuối thai kỳ không nên làm thủ thuật lấy cao răng.
+ Những bệnh nhân xạ trị, phẫu thuật cần được vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi điều trị.
+ Những người có nhiều vết dính ở trên hoặc phía dưới nướu và người có nhiều cao răng.
+ Những người chưa đến kỳ lấy cao răng nhưng đã có cao răng nên lấy để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, giảm tình trạng hôi miệng,…
Những đối tượng không nên lấy cao răng
Những trường hợp sau được khuyến cáo là không nên đi lấy cao răng để tránh ảnh hưởng sức khỏe
+ Người bị viêm tủy cấp không thể chịu được nước lạnh hay độ rung của đầu dùng để lấy cao cũng nên tránh lấy cao răng.
+ Người bị biến chứng nha chu do đái tháo đường không nên lấy cao răng
+ Những người mắc bệnh lây truyền qua đường nước bọt hoặc bệnh sốt xuất huyết.
+ Những người có thói quen thở miệng, không thể thở bằng mũi được không nên lấy cao răng.
+ Người bệnh tắc nghẽn đường hô hấp trên nên không dùng mũi để thở được.
+ Người đang bị rối loạn đông máu.
+ Những người có bệnh lý thần kinh cơ nhưng không có khả năng kiểm soát hoặc không thể tự chủ được như: co giật cơ, động kinh,... không nên lấy cao răng.
+ Trẻ em dưới 10 tuổi không nên lấy cao răng vì răng còn chưa hoàn thiện hết.
+ Những người đang bị bị viêm nha chu cấp, viêm nướu hay viêm nướu hoại tử cấp tính.
+ Những người đang gặp tình trạng không thể há miệng được hoặc bị đau nhiều nếu há miệng lớn, miệng há quá nhỏ không nên lấy cao răng.
+ Những người đang mắc bệnh lý răng miệng cũng không nên lấy cao răng vì có thể gây bị đau nhức, chảy máu do răng miệng đã bị tổn thương từ trước đó.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Top 7 cách hay nhất giúp ngăn ngừa cao răng hiệu quả
Lợi ích của chỉnh nha bạn nên biết
Suckhoecuocsong.vn