Kỹ năng sơ cứu khi bị rắn biển cắn đúng cách
Hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi bị rắn biển cắn đúng cách tránh nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Kỹ năng sơ cứu khi bị rắn biển cắn đúng cách
Hiện có nhiều vụ việc xảy ra khi nhiều người đi biển, tắm biển bị rắn biển (con đẻn) cắn dẫn đến thiệt mạng do chưa biết cách sơ cứu hoặc chủ quan. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi bị rắn biển cắn đúng cách tránh nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Rắn biển hay còn được gọi với tên gọi khác là con đẻn, đẻn biển, đẹn, hèo thường sinh sống chủ yếu ở các vùng đáy bùn nước ven bờ, xung quanh các đảo, cửa sông,… Có nhiều loại rắn biển khác nhau, có một số loại rắn biển được sử dụng làm thuốc để điều trị bệnh như: đẻn khoanh, đẻn vết, đẻn cơm.
Theo Đông y, rắn biển có giá trị cao, rượu ngâm rắn biển có tác dụng tăng trọng, chống viêm, chữa viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, viêm thần kinh tọa, thuốc không gây tác dụng phụ, giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt, tăng cân. Ngoài ra, rắn biển còn được chế biến nhiều các món ăn ngon từ đẻn biển: như chả đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt, cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa…
Rắn biển (đẻn biển) sở hữu chiếc đầu nhỏ, có phủ các phiến sừng, lỗ mũi của chúng có nắp đậy ngăn nước không lọt được vào khoang mũi, nằm ở trên miệng. Thân hình nhỏ dài, những con trưởng thành có thể dài hơn, có vảy, dẹt bên ở phía sau và đuôi hoàn toàn dẹt như cá mái chèo. Răng của rắn biển có nọc độc rất mạnh nằm ở hàm nên nhiều người gọi chúng là mãng xà biển. Độc tố của rắn biển có khả năng tác động lên hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hủy hoại các tế bào cơ, gây tê liệt hô hấp, có thể dẫn đến tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời sau khi bị rắn biển cắn
Mùa hè nắng nóng nhiều người thường thích đi tắm biển hoặc đi câu cá tại các bãi đá hay có nhiều người vì lợi nhuận cao vẫn mạo hiểm tính mạng để đánh bắt, các ngư dân kéo lưới đánh bắt cá thường hay gặp phải nếu không cẩn thận chúng cắn bị thương có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết khi bị rắn biển cắn
Trong quá trình tắm biển, câu cá, đánh bắt cá do một vài yếu tố nào đó khiến chúng ta bị rắn biển cắn. Khi bị rắn biển cắn thường sẽ có những dấu hiệu sau đây:
+ Khi mới bị cắn chúng ta không thấy đau hoặc chỉ đau nhẹ tại khu vực bị rắn biển cắn
+ Ngứa ở vết cắn
+ Sau đó xuất hiện tình trạng đau cơ lớn, cơ cổ, lưỡi tê bì, toát mồ hôi, khó nuốt, co giật cơ hàm, liệt cơ, khó thở, giãn đồng tử
+ Da lạnh, tím tái, liệt hô hấp, rối loạn cơ trơn, hôn mê và tử vong.
Kỹ năng sơ cứu khi bị rắn biển cắn
Bước 1: Khi bị rắn biển cắn hãy cho nạn nhân nằm yên bất động bởi vận động lúc này sẽ làm cho nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. Nếu gần vùng bị cắn có đeo đồ trang sức thì nên nhanh tay cởi để tránh bị chèn ép, gây sưng nề.
Bước 2: Băng ép bất động để làm chậm quá trình tê liệt và ngăn chặn sự lây lan của nọc độc của rắn biển
Bước 3: Dùng tay, gạc hoặc khăn sạch ép lên phía trên vết thương. Để nạn nhân nằm thoải mái, đặt phần bị thương cao hơn để giảm áp lực máu.
Bước 4: Sau đó, dùng dây vải băng ép miếng gạc hoặc khăn vào vết thương, buộc một cách chắc chắn nhưng vẫn đủ để máu lưu thông. Nên băng ép chặt phía trên vết thương từ 5 – 10 cm để ngăn chất độc lan ngược lại các bộ phận khác.
Bước 5: Vận chuyển nhanh nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để truyền huyết thanh kháng nọc rắn, tốt nhất là nên truyền trong 4 giờ đầu sau khi rắn cắn.
Trong quá trình vận chuyển cần chú ý, cố gắng giữ cho nạn nhân nằm yên. Nếu nạn nhân có biểu hiện khó thở thì có thể thực hiện hô hấp nhân tạo để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
MH
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kỹ năng sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, cách phòng ngừa
Phân biệt rắn độc và rắn không độc qua vết cắn
Kỹ năng thoát hiểm khi bị rắn tấn công
Bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm khi bị nhà sập
Phải làm gì khi bị sứa tấn công khi đi biển
Suckhoecuocsong.vn