Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn kiếm đạo Kendo

9/4/2018 3:03:29 PM
Tập luyện Kendo khá ồn ào bởi các kendōka thường sử dụng tiếng thét, hoặc tiếng (気合い/ きあい kiai?), để biểu lộ tinh thần thi đấu và đe doạ đối phương đồng thời sử dụng các bước dậm chân (踏み込み足/ ふみこみあし fumikomi-ashi?) để tăng thêm sức mạnh của đòn đánh.

 

Tập luyện Kendo khá ồn ào bởi các kendōka thường sử dụng tiếng thét, hoặc tiếng (気合い/ きあい kiai?), để biểu lộ tinh thần thi đấu và đe doạ đối phương đồng thời sử dụng các bước dậm chân (踏み込み足/ ふみこみあし fumikomi-ashi?) để tăng thêm sức mạnh của đòn đánh. Học kendo yêu cầu học viên cần có sự kiên trì, nhẫn lại khi tập luyện, đòi hỏi nhiều sự chính xác, phong thái biểu diễn khi múa kiếm.

Môi trường lý tưởng cho việc tập luyện cũng như thi đấu môn Kendo tại các võ đường, nhà thi đấu lớn được lát sàn gỗ và có độ đàn hồi tốt cho động tác dậm chân fumikomi-ashi. Do cũng giống như các môn võ thuật khác tại Nhật Bản các kendoka tập luyện và thi đấu với chân không.

Các đòn đánh của kiếm đạo Kendo thường nhằm vào các điểm yếu của cơ thể. Chỗ hiểm yếu thường bị tấn công như chém vào đỉnh đầu, chém vào hông nơi giữa xương sườn và xương chậu, chém vào cổ tay và đâm vào cổ họng.

Nhưng hiện nay tập luyện kedo các kendoka sẽ tập trung vào các điểm có giáp bảo vệ. Những mục tiêu cụ thể là men, sayu-men hoặc yoko-men (bên trái hoặc bên phải phía trên đỉnh đầu), cổ tay kote bên phải vào bất cứ lúc nào hoặc cổ tay bên trái khi tay đang ở trên cao, và phần hông bên trái hoặc bên phải dō.

Đòn đâm (突き/ つき tsuki?) trong kendo chỉ được phép đâm vào cổ họng. Tuy nhiên với những cú đâm trượt vào cổ họng rất nguy hiểm, có thể gây chấn thương nghiêm trọng, vì vậy những đòn đâm này được giới hạn chỉ cho những người ở cấp độ 1 trở lên, tập luyện có sự hướng dẫn và quan sát của thầy giáo.

Các bài tập luyện cho kendoka bắt đầu tập luyện với giáp:

 Kiri-kaeshi (切-返し/ きり-かえし?):

Chém liên tục bên trái và bên phải của Men bằng 4 bước tiến và 5 bước lùi, mục đích là tập luyện để giữ vững trọng tâm, khoảng cách và các kỹ thuật, đồng thời cũng để nâng cao tinh thần và thể lực.

Ji-geiko (地-稽古/ じ-げい?): 

Đánh tự do, sử dụng tất cả những gì mình học được để thi đấu với người cùng tập.

Waza-geiko (技-稽古/ わざ-げいこ?):

waza là các kỹ thuật, chiến thuật tập luyện để các kendoka rèn luyện và chuẩn hoá các kỹ thuật trong kendo.

- Gokaku-geiko (互角-稽古/ ごかく-げいこ?):

Tập luyện giữa 2 kendoka có cùng đẳng cấp.

Kakari-geiko (掛-稽古/ かかり-げいこ?):

Đánh nhanh, liên tục và mạnh mẽ trong một khoảng thời gian ngắn, mục đích để rèn luyện sự tỉnh táo và sẵn sàng trong mọi đòn đánh, đồng thời cũng để nâng cao tinh thần và thể lực.

Hikitate-geiko (引立-稽古/ ひきたて-げいこ?):

Tập luyện dưới sự hướng dẫn của kendoka cấp cao hơn.

Shiai-geiko (試合-稽古/ しあい-げいこ?: Thi đấu có trọng tài.

Tư thế ngồi, cúi đầu, đeo mặt nạ, seiza trong kendo

Tư thế ngồi chính xác kendo

Để ngồi được tư thế ngồi chính xác nhất người tập di chuyển chân trái về phía sau nửa bước, hạ đầu gối chân trái với chân phải theo sau, nhẹ nhàng tựa mông lên hai gót chân. Giữ thẳng lưng( khí tập trung ở đan điền) bụng hơi căng một chút. Nếu là nam, Hai đầu gối hướng ra ngoài tạo thành môt chữ V, ngược lại đối với nữ hai đầu gối khép lại.

Bàn tay ngửa ra đặt lên đùi, ánh mắt nhìn thẳng về phía trước tựa như đang hướng tới một ngọn núi xa xăm. Khi đứng dậy, chân phải bước lên trước.Như vậy chân trái sẽ di chuyển ra sau để thực hiện tư thế seiya và chân phải bước ra trước khi đưng dậy

Tư thế cúi đầu 

Tư thế cúi đầu khi đang thực hiện seiza, được biết đến với cái tên seiza-ni-rei, Đặt hai tay lên sàn phía trước đầu gối thành một hình tam giác như hình vẽ. Cả cơ thể cúi sấp nhưng cẩn thận không để phần hông dâng lên cao. Đầu cúi xuống thấp cách tay 6 inch. Chắc chắn việc này nên được thực hiện trong vòng 4 đến 5 giây. Cuối cùng nhẹ nhàng trở về tư thế seiza như ban đầu. Toàn bộ các động tác trên được gọi là zarei, cúi chào khi đang quỳ.

Tư thế mang men (mặt nạ)

Ở tư thế seiza, khi mệnh lệnh được bắt đầu , bạn khép hai mắt lại, sau đó đưa hai bàn tay ra trước rốn, gan bàn tay hướng lên trên.. Hai bàn tay lúc này giống như một thung lũng , khi hai tay khum lại bạn có thể thấy một hình ovan. Cuối cùng khi hoàn tất, từ từ đưa hai tay trở về vị trí ban đầu.

Tư thế chính trong kiếm đạo kendo

Shizentai

Thế đứng tự nhiên của kendo, giữ cơ thể thả lỏng nhưng thẳng, cả hai chân hơi căng ra gánh lấy trọng lượng cơ thể một cách cân bằng. Cả hai tay duỗi thẳng ép vào hai bên hông.  nhớ rằng khởi nguồn của năng lượng đều nằm ở đan điền.Mắt hướng thẳng về phía trước, tựa như đang dõi theo một ngọn núi ở rất xa.

Me no tsuke Kata

Cách sử dụng đôi mắt trong kendo. Khi luyện tập, bạn phải bình tĩnh nhìn vào mắt đối phương nhưng quan trọng có thể theo dõi nhất cử nhất động của họ ,cùng với việc  lôi cuốn sự chú ý của địch thủ. Tăng cường khả năng quan sát của bản thân để có thể  nhìn bao quát  vùng không gian bao quanh họ.

Shinai no sage kata

Teito: Tại tư thế shizentai, giữ shinai bên tay trái. Cán shinai ( cán shinai) hướng về trước trong khi phần chính của kiếm đâm ra sau, Ngón tay cái bên trái thả lỏng khi cầm shinai. Khi ở tư thế này ,bạn có thể thực hiện việc cúi chào cách người khác 10 bước chân (ritsu rei). Shinai luôn được mang bằng tay trái (trước khi giương kiếm) trong suốt quá trình tập luyện.

Taito: Sau khi cúi chào, bước chân lên trước bạn sẽ tiến về phía địch thủ, giương thanh shinai của mình, với thái độ tôn trọng, hạ tháp cơ thể chuyển về tư thế Sonkyo

Sonkyo

Là một tư thế ngồi làm lễ, khi đó bạn sẽ vung thanh kiếm (shinai) của mình về bên phải. thực hiện bất cứ khi nào bạn và đối thủ của mình sẵn sàng. Đôi lúc tất cả mọi người sẽ vào tư thế sonkyo cùng nhau. Điều này được hiểu như mọi người đã vung kiếm của mình và chính thức sẵn sàng cho trận đấu. Đây cũng là cách thức được hai kiếm sĩ chấp nhận để bắt đầu cuộc chiến. Khi cuộc chiến hoặc buổi tập luyện tay đôi đó kết thúc, những người tham gia sẽ gặp nhau chính giữa võ đường, hạ thấp cơ thể trở về tư thế sonkyo và thu kiếm về. ( trong iaido thì tra kiếm vào vỏ vì sử dụng cả saya, nhưng kendo dùng kiếm tre nên chỉ là động tác thu kiếm như ta thấy.

 Kamae(thủ thế)

Go-gyoh no kamae

Thủ thế chuẩn (chudan no kamae)

Thủ thế hidari jodan (Hidari jodan no kamae)- thượng kiếm

Thủ thế migi   jodan (Migi    jodan no kamae)- thượng kiếm

Thủ thế Gedan         (Gedan no kamae)

Thủ thế Hasso          (Hasso no kamae)

Thủ thế waki             (Waki no kamae)

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn hockendo)

Các tin khác

  • Pickleball môn thể thao tương thích với người Việt

    Pickleball môn thể thao tương thích với người Việt

    Tập thể dục thể thao tăng cường sức khoẻ, bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh đã trở thành thói quen của người dân Việt Nam trong những thập niên qua.
  • Teqball môn thể thao tăng cường sức khoẻ sự linh hoạt

    Teqball môn thể thao tăng cường sức khoẻ sự linh hoạt

    Thời đại mới với rất nhiều loại hình thể thao giúp tăng cường sức khoẻ trong đó Teqball môn thể thao tổng hợp đòi hỏi nhanh nhẹn khéo léo, sự phối hợp khoa học, nhịp nhàng của người chơi.
  • Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

    Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

    Luật thi đấu Đá cầu theo quyết định số 335/QĐ-UBTDTTquy định thời gian thi đấu, sân, trọng tài, luật đấu, vị trí đấu thủ, cách tính điểm v.v.
  • Luật thi đấu cầu mây chính thức

    Luật thi đấu cầu mây chính thức

    Luật thi đấu Cầu mây theo quyết định số 2087/QĐ-UBTDTT quy định thời gian thi đấu, sân, lỗi, trọng tài, luật đấu, cách tính điểm v.v.
  • Luật cử tạ chính thức

    Luật cử tạ chính thức

    Luật cử tạ quy định các khái niệm trong bộ môn, Luật chi tiết đối với giải vô địch trong nước, thế giới. luật kỹ thuật, các lỗi, trọng tài, khiếu nại v.v
  • Luật đấu vật chính thức

    Luật đấu vật chính thức

    Luật đấu Vật theo quyết định số số 1509/QĐ-UBTDTT quy định thể thức thi đấu, trọng tài, cách tính điểm, khảm đấu, khiếu nại v.v.
  • Luật thi đấu Boxing chính thức

    Luật thi đấu Boxing chính thức

    Luật thi đấu Boxing quy định về võ đài, các thủ tục đăng ký, quy định về găng đấu, trang phục, y tế, cách bốc thăm, hiệp đấu, trọng tài, khiếu nại v.v
  • Luật thi đấu cầu lông

    Luật thi đấu cầu lông

    Luật thi đấu Cầu lông theo quyết định số 1154/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 06 năm 2006 quy định các khái niệm, sân, cầu, vợt, giao cầu, thi đấu đơn, thi đấu đôi, các lỗi, trọng tài v.v.
  • Luật thi đấu bóng rổ chính thức

    Luật thi đấu bóng rổ chính thức

    Quyết định số 1185/QĐ-UBTDT ngày 10 tháng 6 năm 2005 về việc ban hành luật thi đầu bóng rổ gồm 2 phần 8 chương và 50 điềuđược áp dụng trong các cuộc thi đấu Bóng rổ từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại Việt Nam.
  • Luật thi đấu bơi lội

    Luật thi đấu bơi lội

    Luật thi đấu bơi lội quy định tổ chức, khiếu nại, trọng tài, tư cách vận động viên, kiểm tra doping, luật bơi cho từng bộ môn bơi v.v.