Hướng dẫn kỹ thuật đứng dưới nước cho người mới bắt đầu học bơi
Đứng nước là kỹ năng sống sót cơ bản trong bơi lội. Bởi khi luyện tập kỹ thuật đứng nước thuần thục giúp người bơi an toàn, thoải mái. Đây được noi là bài học cơ bản đầu tiên được các huấn luyện viên hướng dẫn khi bắt đầu học bơi.
Kỹ thuật đứng nước về cơ bản là hình thức chuyển động của chân và tay trong tư thế thẳng đứng để đầu của người học bơi được nổi trên mặt nước.
Dưới đây là một số kỹ thuật đứng nước cơ bản trong bơi lội người học bơi cần biết để có thể giữ cân bằng cơ thể khi ở dưới nước.
Kỹ thuật đứng nước:
Tư thế đứng:
Sử dụng hai tay và chân với tư thế cơ thể ở vị trí thẳng đứng. Nếu đặt cơ thể theo chiều ngang và thực hiện các động tác búng hoặc vẫy chân và tay thì tức là đang bơi chứ không phải đứng nước.
Giữ đầu nổi và giữ nhịp thở:
Giữ phần đầu của bạn nổi trên mặt nước và cố gắng điều chỉnh hơi thở một cách nhẹ nhàng. Làm chậm hơi thở sẽ giúp người bơi bình tĩnh, bảo tồn được năng lượng để đứng nước được lâu hơn.
Lăn nước (xoa nước):
Khi đứng nước, tay phải được hoạt động liên tục từ trước ra sau dưới mặt nước để giữ cho cơ thể nổi cân bằng trên mặt nước. Các động tác lăn nước được thực hiện như sau:
Bước 1: Giữ hai cánh tay vươn ra hai bên ngang bờ vai, để bàn tay úp xuống và nhẹ nhàng di chuyển lăn cánh tay về phía trước và lùi lại một cách nhịp nhàng.
Bước 2: Hãy tiếp tục xoa nước như vậy để phát triển kỹ thuật xoa nước cho tay.
Bước 3: Thực hiện các động tác lăn cánh tay tới và lui liên tục dần dần xuống ngang hông và lặp đi lặp lại.
Lưu ý:
- Không nên nhúng tay lên xuống vì khi bạn nhúng tay lên xuống sẽ kéo cơ thể nhúng theo, người bơi có thể bị sặc nước.
- Nên giữ yên phần cổ tay khi thực hiện động tác này. Nên đứng ở mực nước cạn để tập động tác lăn nước cho thành thạo.
- Khi thực hiện lăn nước bạn phải cảm nhận được chuyển động của nước xung quanh tác động đến cơ thể của bạn.
Động tác chuyển động chân:
Vẫy chân chéo:
Động tác này được thực hiện khi người bơi đến thành hồ ở mực nước sâu lúc này sẽ vịn một hoặc hai tay vào thành hồ và thực hiện động tác này như sau:
Giữ chân thẳng và thả lỏng các cơ, duỗi thẳng bàn chân đá nước kéo lui về phía sau rồi co chân nhẹ nhàng đưa lại về phía trước. Cứ thế thực hiện vẫy chân liên tục nhịp nhàng theo trình tự hai chân.
Nếu cần có thể ngửa lưng ra và thực hiện động tác này đồng thời kết hợp lăn tay nhẹ để cơ thể được nghỉ ngơi tạm thời sau khi kết thúc chu trình bơi
Đá chân ếch:
Động tác đá chân ếch giúp tiêu tốn ít năng lượng hơn nhưng lại khiến cơ thể người bơi nhấp nhô lên xuống xuống so với động tác vẫy chân.
Thực hiện động tác đá chân ếch bằng cách nhẹ nhàng mở rộng hai chân rồi gập đầu gối co về phía sau, sau đó xòe bàn chân ra và đạp thẳng xuống khép chân lại. Thực hiện liên tục động tác này tương tự như bạn đang thực hiện búng chân ếch.
Đá chân quay tròn:
Người bơi sẽ co chân và đá lăn tròn bàn chân dưới nước theo trình tự một chân vòng theo chiều kim đồng hồ trong khi đó chân kia sẽ được đá vòng ngược lại. Chú ý khép ngón chân như mái chèo chân vịt, sẽ có tác dụng cản nước, tạo phản lực cho động tác quạt chân giúp nâng cơ thể lên.
Động tác đứng nước cần thực hiện nhịp nhàng và đồng bộ giữa tay và chân. Lâu dần, khi thuần thục bạn sẽ có thể giữ vững được tư thế cơ thể và đầu ổn định, giúp cân bằng tự nhiên trong nước.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Thethaohcm)
Các tin khác
-
Pickleball môn thể thao tương thích với người Việt
Tập thể dục thể thao tăng cường sức khoẻ, bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh đã trở thành thói quen của người dân Việt Nam trong những thập niên qua. -
Teqball môn thể thao tăng cường sức khoẻ sự linh hoạt
Thời đại mới với rất nhiều loại hình thể thao giúp tăng cường sức khoẻ trong đó Teqball môn thể thao tổng hợp đòi hỏi nhanh nhẹn khéo léo, sự phối hợp khoa học, nhịp nhàng của người chơi. -
Luật thi đấu Đá cầu mới nhất
Luật thi đấu Đá cầu theo quyết định số 335/QĐ-UBTDTTquy định thời gian thi đấu, sân, trọng tài, luật đấu, vị trí đấu thủ, cách tính điểm v.v. -
Luật thi đấu cầu mây chính thức
Luật thi đấu Cầu mây theo quyết định số 2087/QĐ-UBTDTT quy định thời gian thi đấu, sân, lỗi, trọng tài, luật đấu, cách tính điểm v.v. -
Luật cử tạ chính thức
Luật cử tạ quy định các khái niệm trong bộ môn, Luật chi tiết đối với giải vô địch trong nước, thế giới. luật kỹ thuật, các lỗi, trọng tài, khiếu nại v.v -
Luật đấu vật chính thức
Luật đấu Vật theo quyết định số số 1509/QĐ-UBTDTT quy định thể thức thi đấu, trọng tài, cách tính điểm, khảm đấu, khiếu nại v.v. -
Luật thi đấu Boxing chính thức
Luật thi đấu Boxing quy định về võ đài, các thủ tục đăng ký, quy định về găng đấu, trang phục, y tế, cách bốc thăm, hiệp đấu, trọng tài, khiếu nại v.v -
Luật thi đấu cầu lông
Luật thi đấu Cầu lông theo quyết định số 1154/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 06 năm 2006 quy định các khái niệm, sân, cầu, vợt, giao cầu, thi đấu đơn, thi đấu đôi, các lỗi, trọng tài v.v. -
Luật thi đấu bóng rổ chính thức
Quyết định số 1185/QĐ-UBTDT ngày 10 tháng 6 năm 2005 về việc ban hành luật thi đầu bóng rổ gồm 2 phần 8 chương và 50 điềuđược áp dụng trong các cuộc thi đấu Bóng rổ từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại Việt Nam. -
Luật thi đấu bơi lội
Luật thi đấu bơi lội quy định tổ chức, khiếu nại, trọng tài, tư cách vận động viên, kiểm tra doping, luật bơi cho từng bộ môn bơi v.v.